.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi sức khoẻ?

0

Bị tiêu chảy nên ăn gì? Tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa thường gặp. Tiêu chảy phổ biến ở mọi lứa tuổi và là nguyên nhân gây nhập viện trong đa số các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa. Người bệnh tiêu chảy thường có xu hướng không chịu ăn uống vì lo sợ tình trạng tiêu chảy ngày một nặng hơn, tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai. Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy được xác định bằng đi cầu phân lỏng với tần suất phân lớn hơn 3 lần mỗi ngày. Tiêu chảy có thể được chia thành tiêu chảy cấp tính (kéo dài dưới 14 ngày); hoặc tiêu chảy mãn tính mãn tính (thời gian kéo dài hơn 14 ngày). Người bệnh tiêu chảy thường có triệu chứng đau quặn bụng , buồn nôn kèm theo chướng bụng . Ngoài ra, có thể bị sốt cao, sau đó là ớn lạnh.

Trong trường hợp viêm dạ dày ruột, nôn mửa dữ dội, đau đầu , đau ruột và cơ bắp cũng là những dấu hiệu thường thấy. Nếu những biểu hiện này diễn ra dài ngày, người bệnh sẽ có nguy cơ mất nước, khoáng chất và các chất điện giải quan trọng khác.

Một số trường hợp tiêu chảy nặng không được kịp thời điều trị hoặc điều trị không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả mất nước nghiêm trọng cho cơ thể, các hoạt động sinh lý bị gián đoạn, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng. Đối với những trường hợp tiêu chảy do nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng huyết, điều trị khó khăn và có thể dẫn đến tử vong.

Bị tiêu chảy nên ăn gì?
Bệnh lý tiêu chảy là gì?

Nguyên nhân gây tiêu chảy?

Trước hết, tiêu chảy liên quan mật thiết đến ít nhất một trong ba cơ chế sau: Đầu tiên, do ruột già giảm khả năng hấp thụ nước từ phân.Thứ 2 do sự gia tăng nhu động ruột trong đường tiêu hóa, ngăn cản quá trình hấp thu nước bình thường của phân. Và cuối cùng là sự di chuyển bất thường của nước và muối khoáng qua đường tiêu hóa. Có nhiều yếu tố có thể gây ra những cơ chế này.

Tiêu chảy cấp thường gây ra do nhiễm các loại virus khác nhau như virus viêm gan, cytomegalovirus hoặc rotavirus. Nhưng cũng không hiếm trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc sự xâm nhập của ký sinh trùng do thức ăn ăn không hợp vệ sinh. Đôi khi chính chế độ ăn uống cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, ăn quá nhiều và uống quá nhiều rượu là những yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, căng thẳng có thể gây ra cơn tiêu chảy cấp. Có những trường hợp vấn đề là do nhiễm trùng đường ruột được gọi là viêm dạ dày ruột. Đây là một bệnh lây nhiễm do tiếp xúc với người bệnh hoặc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm. Viêm dạ dày ruột đặc biệt phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh.

Đối với tiêu chảy liên quan đến những chuyến đi du lịch, chính những thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống đã khiến hệ tiêu hóa không kịp thích ứng, kéo theo đó là sự mệt mỏi và thay đổi khí hậu. Tiêu chảy là một kết quả của phản ứng sinh lý.

Đối với tiêu chảy mãn tính, nguyên nhân có thể là do dùng thuốc nhuận tràng trong một thời gian rất dài. Một số phương pháp điều trị bằng kháng sinh cũng có thể dẫn đến hậu quả tương tự. Ngoài ra, việc mắc một số bệnh lý khác có thể thúc đẩy các triệu chứng: dị ứng thực phẩm, bệnh celiac, nhiễm trùng đường ruột mãn tính (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng), các vấn đề nội tiết (cường giáp) hoặc ruột kích thích.

 

Bị tiêu chảy nên ăn gì?
Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là do nhiễm trùng đường ruột

Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi?

Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi?

Bù nước – điện giải: Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (ORS) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Tùy vào mức độ mất nước sẽ được bác sĩ chỉ định lượng dịch bổ sung phù hợp.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thêm nước khoáng, nước trái cây pha loãng – những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy. Theo các chuyên gia, trong đại đa số các trường hợp, điều trị tiêu chảy thoáng qua là không cần thiết, đặc biệt ở người lớn không bị sốt hoặc buồn nôn. Tiêu chảy thường gây ra cảm giác chán ăn, nhưng các bác sĩ khuyến cáo không nên nhịn ăn để tránh mệt mỏi. Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giàu kẽm để tăng cường sức đề kháng và cải thiện tính trạng mệt mỏi.

Hơn nữa, các triệu chứng có xu hướng biến mất nhanh hơn với một chế độ ăn uống bình thường và lành mạnh, cung cấp tất cả năng lượng cơ thể cần. Trong giai đoạn cấp tính của tiêu chảy, chỉ nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và đủ lỏng để tạo điều kiện bù nước, chẳng hạn như: súp, cháo. Tốt nên ưu tiên những loại rau được nấu chín và chứa ít chất xơ như cà rốt. Đối với trái cây, hãy ưu tiên chuối chín và trái cây nấu chín hoặc hầm.

Ngoài ra, chế độ ăn đặc bao gồm các loại thực phẩm giàu tinh bột như: gạo trắng, bột báng, khoai tây hoặc mì ống trắng cũng nên được chú trọng. Protein cũng được khuyến khích với điều kiện không chứa quá nhiều chất béo, vì vậy hãy chọn các loại thịt nạc như thịt gà (không da) và cá. Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là phải uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để tránh bị mất nước.

Bị tiêu chảy nên ăn gì?
Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi?

Những thực phẩm gây tiêu chảy nên hạn chế

Ngoài việc quan tâm đến việc bị tiêu chảy nên ăn gì, người bệnh và người nhà cũng cần chú ý đến những thực phẩm gây tiêu chảy nên hạn chế sau:

  • Sữa chứa nhiều lactose có thể làm tăng tiêu chảy. Nhưng sữa chua giàu với men vi sinh được khuyến khích sử dụng.
  • Người bệnh tiêu chảy cũng cần tránh: các chất béo nấu chín gây khó chịu, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc giàu chất xơ, rau và trái cây tươi sống, trái cây có dầu như hạnh nhân hoặc quả óc chó, trái cây sấy khô vì hàm lượng chất xơ cao, gia vị, thực phẩm có giấm.
  • Thực phẩm lên men làm tăng sản xuất khí: lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, măng tây, bắp cải, bông cải xanh, tỏi tây, atisô, táo, lê.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng hi vọng rằng những thông tin từ bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị tiêu chảy nên ăn gì. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì liên quan đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho người bệnh tiêu chảy hãy liên hệ ngày với các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được những lời khuyên bổ ích nhé!

Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thực phẩm không tốt cho thận
20+ thực phẩm không tốt cho thận cần hạn chế trong chế độ ăn
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên,...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD