.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bị vết thương có ăn mì gói được không?

Bị vết thương có ăn mì gói được không?

0

Mì gói là sản phẩm được tạo ra từ ngũ cốc dạng sợi ăn liền. Sự tiện lợi của mì gói là điều chúng ta không thể bàn cãi. Tuy nhiên rất nhiều người băn khoăn trước câu hỏi “Bị vết thương có ăn mì gói được không?”. Hãy theo dõi bài viết sau của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để có thêm thông tin về vấn đề này các bạn nhé!

Dinh dưỡng trong mì gói

Mì gói được làm từ nguyên liệu chính là bột mì. Nó đóng vai trò cung cấp năng lượng (trung bình 350 kcal cho một gói mì 75g). Ngoài ra trong mì gói còn có 3 nhóm chất dinh dưỡng chính là protein, lipid và carbohydrate.

Một gói mì 75g chứa khoảng:

  • Năng lượng: 350 kcal
  • Protein: 6.9g
  • Lipid: 13g
  • Carbohydrate: 51.4g

Hàm lượng dinh dưỡng thấp và những lưỡng chất béo chuyển hóa cao chất béo vẫn cung cấp năng lượng như vậy thì người bị vết thương có ăn mì gói được không? Đây chính là vấn đề mà nhiều người đang rất quan tâm.

Mì gói được làm từ nguyên liệu chính là bột mì

Bị vết thương có ăn mì gói được không?

Với những thành phần dinh dưỡng trong một gói mì mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên, có thể trả lời cho câu hỏi “Bị vết thương ăn mì gói được không?” là “Có”. Tuy nhiên nên hạn chế việc ăn mì gói khi đang bị vết thương bởi vì mì gói có những thành phần không tốt cho sức khỏe, bao gồm gia vị và các chất béo chuyển hóa trong mì nhiều, vì vậy chúng ta không lựa chọn nó làm thực phẩm dùng thường xuyên nhé.

Các chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu, còn chất béo bão hòa khiến cho quá trình viêm của vết thương chậm lành.

Tùy cơ địa và vết thương của mỗi người nên bạn hãy liên hệ đội ngũ chuyên viên tư vấn cũng như bác sĩ dinh dưỡng tại NRECI để được giải đáp thắc mắc và thiết kế thực đơn phù hợp nhất nhé!

Người bị vết thương nên kiêng mì gói trong bao lâu?

Bên cạnh những thắc mắc “Bị vết thương có ăn mì gói được không?” thì vấn đề về bị vết thương nên kiêng mì gói trong thời gian bao lâu cũng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

  • Đối với những vết thương có kích thước nhỏ do bị trầy xước hoặc do bỏng nhẹ: Hãy tự điều chỉnh thời gian kiêng mì gói theo tình hình sức khỏe bản thân. Hãy để hệ tiêu hóa của bạn ổn định rồi hãy sử dụng các thực phẩm từ mì gói.
  • Đối với những ca chấn thương hay phẫu thuật phức tạp, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ của mình về vấn đề trên. Bởi bác sĩ sẽ là người thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương, từ đó đưa ra đánh giá về khả năng có thể kích ứng hoặc nhiễm trùng, sau đó xác định chế độ ăn uống của bạn và cách chăm sóc phù hợp nhất.
Bị vết thương có ăn mì gói được không?
 Bị vết thương có ăn mì gói được không?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị vết thương hở

Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bị vết thương có ăn mì gói được không?”, tiếp theo đây mời bạn đọc tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người bị vết thương hở.

Các loại thực phẩm nên bổ sung cho người bị vết thương hở

  • Đối với người bị vết thương hở cơ thể họ cần bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, … và các loại đậu. Bởi đây chính là những nguyên liệu chính giúp tạo ra các tế bào mới, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Các loại chất béo giàu omega3 ngày nay được chứng minh có hiệu quả trong hệ thống kháng viêm của cơ thể. Sử dụng ít nhất 3 lần cá/ tuần sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
  • Song song với điều đó, người bị vết thương hở cần bổ sung thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12. Chúng chứa nhiều trong sữa, gan, trứng và các loại rau xanh đậm… nhằm đẩy nhanh quá trình tạo máu. Bởi máu chuyển protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến các mô đang bị tổn thương; máu mang tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
  • Đặc biệt, một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ là vitamin A,C, E. Vitamin C có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm và quả tươi như đu đủ, thanh long, cam, quýt, bưởi…
  • Người bị vết thương cũng ăn đa dạng thêm thịt gia cầm, trứng, ốc, sò, gan, thận, cá hay ngũ cốc… Những thực phẩm giàu kẽm và selen này sẽ giúp vết thương chóng lành và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bị vết thương có ăn mì gói được không?
Các loại thực phẩm nên bổ sung cho người bị vết thương hở

Các loại thực phẩm cần tránh khi bị vết thương

  • Các thức ăn mà trước đó cơ thể dị ứng là các thực phẩm sau khi ăn xong cơ thể biểu hiện nổi mẩn,ngứa, sưng, nôn ói…
  • các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, cá hộp, thịt hộp
  • các loại đồ ngọt: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước uống có gas
  • Các loại dầu, mỡ, da, nội tạng động vật…
  • Rượu bia, thuốc lá… làm chậm quá trình lành vết thương cần nên tránh

Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia tại NRECI xoay quay câu hỏi “Bị vết thương có ăn mì gói được không?”. Thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều hơn những kiến thức dinh dưỡng hữu ích bạn nhé!

Xem thêm: Ăn thịt bò sẽ bị sẹo lồi sau khi phẫu thuật/chấn thương, có đúng không?

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD