.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh

0

Trẻ sơ sinh sau khi ra đời với nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ là chủ yếu và trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị táo bón nếu như chế độ dinh dưỡng của mẹ ít chất xơ, do trẻ không bú đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ theo độ tuổi và nhu cầu, hoặc do trẻ sử dụng sữa công thức không phù hợp. Vậy biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh được nhận biết như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây cùng các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!

Cách để bố mẹ nhận biết biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh do đặc thù còn nhỏ chưa biết nói để gửi thông điệp đến cho bố mẹ khi bị táo bón. Do đó, các biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu bất thường sau để có biện pháp khắc phục kịp thời:

  • Trẻ có tần suất tống xuất phân ít hơn bình thường. Trong tuần đầu tiên, tần suất tống xuất phân khoảng 4 lần/ ngày, sau đó 2-3 lần/ ngày, càng lớn tần suất đi tiêu sẽ giảm lại.
  • Đặc điểm của phân bất thường như phân cứng, vón cục: Trẻ sơ sinh với nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân của trẻ bình thường là mềm, mượt. Tuy nhiên, đối với trẻ bị táo bón phân thường cứng, vón cục có màu đen hoặc xám. Phân khô, không có độ ẩm là đặc điểm nhận biết biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, lười ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn: Đi kèm với biểu hiện đi đại tiện ít hơn bình thường là các biểu hiện trẻ quấy khóc vô cớ, biếng ăn thậm chí trẻ có thể bỏ ăn do khó chịu bởi tình trạng táo bón.
  • Trẻ có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu: Việc phân của trẻ không được đào thải ra ngoài, vón cục trong trực tràng khiến cho bụng trẻ luôn phình to và cứng khi sờ tay lên bụng trẻ. Điều này chứng tỏ trẻ đang có biểu hiện khó tiêu, đầy bụng.
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
Bố mẹ có thể nhận biết táo bón ở trẻ qua những dấu hiệu như đầy bụng, khó tiêu

Đâu là nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm do chưa được hoàn thiện giống như người lớn cho nên dinh dưỡng trong giai đoạn này có nhiều ảnh hưởng đến trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thường có nhiều nguyên nhân gây nên tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính gây nên táo bón mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Trẻ bú không đủ lượng sữa theo tiêu chuẩn cân nặng khiến cho trẻ bị mất nước: Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chính dành cho trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ lại chưa bú đủ theo nhu cầu cũng như tiêu chuẩn cân nặng khiến cho trẻ bị mất nước làm trẻ bị táo bón.

  • Trẻ sử dụng sữa công thức không phù hợp: Với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện mặc dù sữa công thức được tạo ra gần giống như sữa mẹ tuy nhiên vẫn có nhiều trẻ bị táo bón do sử dụng sữa công thức chưa phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt, một số thành phần trong sữa công thức khiến cho trẻ bị táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Do chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý: Nguồn dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Khi nguồn dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo cân bằng như sử dụng nhiều thức ăn cay, nóng, khó tiêu, ít chất xơ sẽ khiến cho trẻ bị táo bón bởi nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi chính các loại thực phẩm hàng ngày của mẹ.
  • Do các nguyên nhân bệnh lý ở trẻ sơ sinh: Ngoài các nguyên nhân nói trên thì táo bón chức năng, táo bón ở trẻ sơ sinh còn do nguyên nhân do bệnh lý ở trẻ nhỏ. Một số bệnh lý khiến cho trẻ sơ sinh bị táo bón như tổn thương thực thể hệ tiêu hóa của trẻ, các dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa như phình đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn; Một số nguyên nhân do đám rối thần kinh vùng cùng cụt; suy giáp.
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh có thể là do sữa công thức không phù hợp

Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy là bệnh lý không gây nguy hiểm quá lớn tuy nhiên đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh nếu như tình trạng này kéo dài và không được khắc phục điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số biến chứng thường gặp táo bón ở trẻ sơ sinh:

  • Sa trực tràng: Là tình trạng trực tràng lộn lại và chui qua lỗ hậu môn ra ngoài do táo bón lâu ngày và không được điều trị kịp thời. Điều này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
  • Nứt kẽ hậu môn: Do việc táo bón khiến cho phân khô cứng khi được đào thải ra ngoài làm tổn thương các niêm mạc hậu môn gây nứt kẽ hậu môn. Điều này khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu thậm chí là chảy máu hậu môn khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý mỗi lần đi đại tiện.
  • Viêm ruột, tắc ruột: Việc phân tích tụ quá lâu ở trong ruột không được đào thải khiến cho ruột bị viêm, tắc. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bục ruột ở trẻ nhỏ.
  • Biếng ăn: Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng. Việc này khiến cho trẻ dần trở nên biếng ăn, chán ăn thậm chí bỏ ăn. Trẻ biếng ăn lâu ngày khiến trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Tích tụ độc tố: Đối với trẻ nhỏ khi phân tích tụ quá lâu và nhiều trong trực tràng không được đào thải sẽ dẫn đến việc ứ đọng các độc tố do cơ thể tiết ra. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi khi đó trực tràng sẽ hấp thụ ngược lại các độc tố này vào trong cơ thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác và sức khỏe của trẻ.
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ 

Cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ bởi các nguyên nhân gây ra tại đường tiêu hóa và nguồn dinh dưỡng của trẻ. Táo bón hoàn toàn có thể tự điều trị ở nhà mà không cần thực hiện các thủ thuật y khoa phức tạp. Một số phương pháp giúp điều trị táo bón tại nhà cho các bậc cha mẹ tham khảo:

  • Massage bụng: Là phương pháp được các bậc cha mẹ áp dụng hầu hết tại nhà cho trẻ sơ sinh và cực kỳ hiệu quả. Việc massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột của bé hoạt động làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Ngâm hậu môn: Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn co bóp để đẩy phân ra ngoài. Việc ngâm nước ấm cho trẻ từ 1-2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút sẽ giúp cho bé giảm tình trạng táo bón và dễ dàng đi đại tiện hơn cha mẹ nên áp dụng.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc đổi sữa công thức phù hợp cho trẻ: Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn mà trẻ bị táo bón mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để cải thiện nguồn sữa mẹ giúp bé hết táo bón. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và cho bé bú nhiều hơn để bổ sung nước cho bé. Đối với trẻ sử dụng sữa công thức cần đổi sang các loại sữa công thức mát và phù hợp hơn với trẻ. Đặc biệt, cần điều chỉnh tỷ lệ pha sữa đúng như nhà sản xuất khuyến cáo để đạt hiệu quả dinh dưỡng tối ưu.
  • Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ giúp cho tiêu hóa của bé được tốt hơn: Men sinh là một trong những giải pháp hữu hiệu đối với trẻ bị táo bón. Nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ được bổ sung men vi sinh khi bị táo bón sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn nhờ nguồn vi sinh vật có lợi.

Trên đây là các kiến thức giải đáp về táo bón ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Hi vọng những kiến thức trên sẽ góp phần giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con và xử lý các tình huống xảy ra khi trẻ bị táo bón. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng

 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Video hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Hội thảo "Cập nhật phương pháp hiện đại và hiệu quả trong điều trị giảm cân"
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/drive/folders/1JqULWVeJAVyWue1KDTV2GPKjEhgGYW_U
Tài liệu: Loãng xương sau mãn kinh
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/10Ai0ZP9onKunHnxYyOHjPdLuAKFnsBmH/view
Sleep Disorders in Childhood
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/1MY1shPk6GPtxkDWNMK2IEjP9Sxi5UREr/view
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD