Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Hướng dẫn chi tiết cho mẹ Việt
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Giai đoạn từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm nhằm đáp ứng năng lượng và dinh dưỡng phù hợp độ tuổi. Ở giai đoạn này, các mẹ thường áp dụng nhiều phương pháp ăn dặm. Song, ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp phổ biến hiện nay, có sự khác biệt so với ăn dặm truyền thống.
Tin liên quan:
Ăn dặm bé chỉ huy vừa giúp bé thích thú khám phá và ăn uống tự do hơn, vừa giảm áp lực cho cha mẹ không còn phải xay, nghiền đồ ăn cũng như kiên nhẫn ngồi đút từng muỗng. Các mẹ hãy theo dõi bài viết này để có thêm kinh nghiệm ăn dặm BLW cho bé nhé!
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) còn được gọi là phương pháp bé tự ăn dặm theo nhu cầu của bé. Phương pháp này khác với ăn dặm truyền thống, bé sẽ ăn toàn bộ thức ăn thô ngay từ miếng đầu tiên và loại bỏ thức ăn nghiền, xay ra khỏi thực đơn. Không như ăn dặm truyền thống, phương pháp này bé sẽ tự cầm và ăn thức ăn mà không cần cha mẹ đút từng thìa.
Đối với phương pháp bé tự ăn dặm này, điều quan trọng là phải đợi đến khi trẻ đủ điều kiện phát triển, thường vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ có khả năng để hiểu cơ thể của mình và có khả năng đưa thức ăn vào miệng. Mức độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau nên cha mẹ đặc biệt lưu ý và hiểu các tín hiệu ở trẻ để cho trẻ ăn dặm phù hợp.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần ghi nhớ mục tiêu của phương pháp ăn dặm này là cho phép trẻ khám phá thức ăn, nhưng việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chính của trẻ cũng vẫn quan trọng.
Với phương pháp này, thực đơn ăn dặm tự chỉ huy sẽ không có bất kỳ thức ăn xay nhuyễn nào. Song, hiện nay, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cha mẹ áp dụng phương pháp ăn theo nhu cầu của trẻ đã được điều chỉnh, bao gồm cả thức ăn nguyên cùng với một số thức ăn xay nhuyễn. Phương pháp ăn dặm này được hỗ trợ bởi Nghiên cứu Bliss (Giới thiệu về thức ăn đặc theo nhu cầu của trẻ).
So sánh BLW với phương pháp ăn dặm truyền thống
So sánh | Phương pháp ăn dặm BLW | Ăn dặm truyền thống |
---|---|---|
Điểm giống |
|
|
Điểm khác | ||
Thức ăn | Toàn bộ thức ăn nguyên từ miếng đầu tiên. Hoặc, bao gồm cả thức ăn nguyên cùng với một số thức ăn xay nhuyễn. | Thức ăn được đưa vào dưới dạng nhuyễn ngay từ đầu và kết cấu sẽ đặc dần theo thời gian. |
Cách cho ăn | Bé tự cầm, tự cho thức ăn vào miệng | Cha mẹ đút từng thìa |
Môi trường xung quanh | – Trẻ tập trung vào thức ăn để khám phá
– Trẻ có thể ăn cùng gia đình – Ít thời gian chế biến |
– Môi trường có yếu tố gây xao nhãng như TV hoặc đồ chơi sẽ làm bé ngậm, ăn chậm.
– Liên tục lau hoặc cạo thức ăn trên mặt hoặc xung quanh miệng của bé khi đút gây khó chịu cho bé – Không để bé tự kéo thức ăn ra khỏi thìa mà dùng thìa cào vào vòm miệng để lấy thức ăn ra khỏi thìa cũng làm bé khó ăn. – Phải tốn thời gian chế biến và cho ăn |
Khẩu phần | Thức ăn bừa bãi, không kiểm soát lượng trẻ ăn có đủ chưa, lãng phí thức ăn | Có thể đoán được khẩu phần ăn của trẻ, biết trẻ ăn được bao nhiêu. Không lãng phí thức ăn. |
Lợi ích cho trẻ | – Cải thiện khả năng vận động miệng: Phương pháp cho phép bé nhai thức ăn và tập nhai để tự xử lý các kết cấu khác nhau theo tốc độ của riêng mình. Vì thế, có thể giúp trẻ tự tin hơn và thúc đẩy trẻ cố gắng vượt qua các hình dạng và kết cấu khác nhau.
– Môi trường tự nhiên khi ăn uống: chọn thức ăn, quyết định loại thức ăn nào, quyết định lượng thức ăn mình ăn. – Trẻ phát triển khẩu vị cho nhiều loại thức ăn ngay từ đầu. – Trẻ được bẩn là một lợi ích to lớn cho sự phát triển giác quan của bé và có thể cải thiện mong muốn thử những điều mới của bé. |
– Trẻ phát triển khẩu vị cho nhiều loại thức ăn ngay từ đầu.
– Kiểm soát thức ăn bé ăn – Trẻ cũng tập thói quen nhai nhưng không bằng phương pháp BLW bởi khi trẻ được làm quen với thức ăn xay nhuyễn trước, trẻ thường học cách nuốt trước khi nhai. – Môi trường đôi khi không thoải mái tùy mẹ, có thể ép trẻ ăn. |
Cả hai phương pháp ăn dặm được đề cập đều có ưu nhược điểm riêng biệt. Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ là hãy tìm hiểu trẻ cũng như các phương pháp khác nhau để có quyết định tốt nhất khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Thực tế, không có phương pháp cho ăn nào tốt nhất. Việc cho ăn đúng cách, xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp, đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ mới là điều quan trọng.
Có nên kết hợp BLW với ăn dặm truyền thống không?
Như đã đề cập, trước đây, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy nghiêm ngặt, không có thức ăn xay nhuyễn nào được đưa vào. Song, hiện nay, phương pháp này được hỗ trợ bởi Nghiên cứu Bliss và được các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ điều chỉnh bao gồm thức ăn nguyên và xay nhuyễn trong thực đơn ăn dặm. Cách này chính là phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW. (1)
Việc kết hợp, xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp là cách tận dụng tối đa các ưu điểm của 2 phương pháp này. Theo đó vừa giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, phát triển kỹ năng ăn uống, phối hợp linh hoạt giữa tay, mắt và miệng, giúp tăng cường khả năng ăn thô và tạo bữa ăn phong phú cho trẻ.
Chuẩn bị gì cho bé ăn dặm tự chỉ huy?
Kinh nghiệm ăn dặm BLW cho bé, các bậc cha mẹ cần chú ý để trẻ ăn uống an toàn và khỏe mạnh. Cụ thể như sau:
- Phương pháp áp dụng cho trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi và có dấu hiệu sẵn sàng ăn, có khả năng ngồi, cầm và đưa thức ăn vào miệng cũng như khả năng nhai.
- Tránh nguy cơ trẻ bị nghẹn, hóc vật. Các mẹ tránh cho trẻ ăn dặm các loại thực phẩm cứng, tròn, khó nhai như các loại nho, quả mọng nguyên quả hay các loại bánh, hạt cứng, giòn.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ ăn dặm BLW cho bé, bao gồm bàn ghế, khay, thìa, yếm,… phù hợp.
- Trong quá trình bé ăn, đảm bảo bé ngồi thẳng và luôn được hỗ trợ, giám sát tốt.
- Các bậc cha mẹ nên cân nhắc tham gia lớp học hồi sức tim phổi cho trẻ em và trẻ sơ sinh để học cách ứng phó trong trường hợp trẻ bị nghẹn.
Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé tự chỉ huy
Thực đơn ăn dặm cho bé tự chỉ huy cần đa dạng thực phẩm để bé khám phá hương vị, kết cấu, màu sắc thức ăn. Song, các bậc cha mẹ nên chú ý chọn thực phẩm phù hợp và tránh thực phẩm không nên để đảm bảo an toàn cho bé.
Thực phẩm nên cho bé ăn dặm
- Quả bơ: Giàu dinh dưỡng, nhất là chất béo lành mạnh và chất xơ cho trẻ. Hơn nữa, bơ mềm, dẻo giúp bé dễ nhai.
- Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: Cắt bơ chín thành từng lát có chiều rộng bằng ngón tay người lớn để trẻ dễ cầm.
- Trẻ từ 9-12 tháng tuổi: Cắt bơ thành những khối vuông hoặc miếng nhỏ cho trẻ.
- Sữa chua: Bổ sung nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện vi sinh đường ruột, giảm táo bón, tăng đề kháng ở trẻ nhỏ. Song, các mẹ nên chọn sữa chua ít hoặc không đường cho trẻ tốt hơn.
- Trứng luộc: Trứng không chỉ giàu đạm, vitamin A mà còn cung cấp choline cải thiện trí não ở trẻ nhỏ. Lưu ý: Các mẹ nên luộc trứng chín kỹ và cắt miếng vừa tay trẻ.
- Cà rốt: Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và đặc biệt là carotenoid cho trẻ. Sau khi gọt vỏ và hấp chín mềm, các mẹ cắt cà rốt thành các thanh dài bằng ngón tay người lớn.
- Đậu phụ: Thực phẩm giàu đạm, canxi cho trẻ. Các mẹ cắt đậu thành các thanh rộng mà bé dễ cầm. Sau đó, các mẹ làm nóng các thanh đậu bằng cách cho vào lò vi sóng 10 giây hoặc chiên nhẹ trên chảo để giòn nhẹ cho trẻ dễ cầm.
- Thịt và cá: Đây đều là thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ cho trẻ ăn bao gồm các loại thịt cá như cá hồi, thịt gà, thịt bò, thịt lợn,… đã chế biến mềm.
- Táo: Là loại quả giàu vitamin C, các loại vitamin, khoáng chất khác và nhất là giàu chất chống oxy hóa. Các mẹ gọt vỏ và cắt táo thành miếng vừa tay trẻ.
- Khoai lang: Loại củ này giàu chất xơ, giúp bé cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón.
- Yến mạch: Là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, đồng, selen, kẽm, và nhiều dưỡng chất quan trọng cho chức năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột. Trẻ nhỏ thường thích các loại ngũ cốc như yến mạch vì kết cấu, hương vị nhẹ và dễ ăn.
Thực phẩm nên hạn chế cho bé ăn dặm tự chỉ huy
- Mật ong và siro ngô: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng bởi 2 loại này có thể bị nhiễm Clostridium botulinum – một loại vi khuẩn có hại, sản sinh độc tố gây liệt ở trẻ sơ sinh.
- Thịt không rõ nguồn gốc, các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: Các thực phẩm này đe doạ tính mạng của trẻ bởi có thể mang vi khuẩn có hại như Listeria.
- Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Thủy ngân là một loại kim loại nặng có thể gây hại cho não, cột sống, hệ thần kinh đang phát triển cho trẻ.
- Thực phẩm có nguy cơ nghẹn: Thức ăn dính như kẹo dẻo, kẹo cao su, lượng lớn bơ hạt đặc,… Thực phẩm tròn, đồng xu như nho, cà chua bi,… Thực phẩm cứng, khó nhai như bỏng ngô, bánh mì vỏ cứng, các loại hạt,…
- Thực phẩm sống: Táo sống, bông cải xanh, cà rốt,…
- Chất lỏng không an toàn cho trẻ: Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống sữa bò vì thận và hệ tiêu hóa của trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý khoáng chất, hàm lượng protein trong sữa. Đồng thời, AAP khuyến cáo nên trì hoãn việc cho trẻ uống nước ép đến khi trẻ được 1 tuổi để ngăn sâu răng.
Quan điểm sai lầm về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Ăn dặm BLW cho bé 6 tháng vẫn còn nhiều phụ huynh quan điểm sai lầm. Cụ thể như sau:
Trẻ tăng nguy cơ nghẹt thở
Việc cho trẻ ăn toàn bộ thực phẩm nguyên ngay từ miếng đầu tiên khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, nguy cơ nghẹn phụ thuộc vào thức ăn được cung cấp trong suốt từng giai đoạn của quá trình cho ăn.
Trong các nghiên cứu kiểm tra nguy cơ nghẹn giữa phương pháp ăn dặm BLW và phương pháp ăn dặm truyền thống, trẻ sơ sinh ở cả hai nhóm đều bị nghẹn khi được cho ăn các loại thực phẩm không phù hợp, an toàn.
Trẻ ăn không đủ
Nguồn năng lượng chính (kcalo) cho bé vẫn đến từ sữa mẹ và sữa công thức. Khi cha mẹ bắt đầu cho bé ăn thức ăn rắn, mục tiêu là để thức ăn bù đắp năng lượng, dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Cho đến nay, đã có một nghiên cứu lớn so sánh lượng dinh dưỡng hấp thụ giữa phương pháp ăn dặm BLW và phương pháp ăn dặm truyền thống và họ không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa các phương pháp miễn là cha mẹ cung cấp thực phẩm phù hợp và đầy đủ cho trẻ.
Trên đây là những thông tin về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mong các bậc cha mẹ hiểu hơn và có kinh nghiệm khi con bắt đầu ăn dặm. Đồng thời, để nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm, các mẹ có thể tham gia khóa học dinh dưỡng tại NRECI. Khóa học được giảng dạy bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu về quản lý cân nặng, dinh dưỡng cho trẻ, xây dựng thực đơn ăn dặm,… giúp các mẹ nâng cao kiến thức chăm con trong 1000 ngày đầu đời, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất về chiều cao, thể chất và trí tuệ.
Đọc thêm:
- Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm trong từng giai đoạn
- Các loại hạt dinh dưỡng cho bé ăn dặm, giàu dinh dưỡng
- Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng cùng những lời khuyên từ chuyên gia
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)