.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô. Quá trình này không phải để thay thế mà là cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Ăn dặm sẽ dạy bé cách di chuyển thức ăn đặc quanh miệng, nhai và nuốt,… Vậy bé mấy tháng ăn dặm được? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!

Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Theo giải đáp từ chuyên gia, việc bé mấy tháng ăn dặm thì nên bắt đầu cho bé ăn thực phẩm rắn khi được 4 đến 6 tháng tuổi. Thực tế, 6 tháng là thời điểm được khuyến nghị vì các bé sơ sinh cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng không có trong sữa, điển hình như kẽm và sắt. Do đó, một lượng nhỏ thức ăn rắn sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất này cho bé. 

Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Mặt khác, các chuyên gia dinh dưỡng cũng gợi ý đến cha mẹ một số dấu hiệu để giải đáp vấn đề bé mấy tháng cho ăn dặm, nhằm đảm bảo an toàn:

  • Bé ngồi dậy tốt 
  • Bé kiểm soát đầu tốt 
  • Bé có thể giữ thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai 
  • Bé tự nhặt thức ăn và cho vào miệng 
  • Bé tò mò vào giờ ăn và háo hức được ăn
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé sẵn sàng ăn dặm khi có thể tự nhặt thức ăn cho vào miệng

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cũng có thắc mắc rằng, bé 4 tháng ăn dặm được chưa? Các chuyên gia cũng cho biết rất ít trường hợp trẻ sơ sinh sẵn sàng ăn dặm trước 4 đến 6 tháng tuổi. Nếu bạn thấy con mình có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm nhưng chưa đủ 6 tháng thì hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được tư vấn.

Các phương pháp ăn dặm phổ biến

Việc cai sữa được chia thành hai phương pháp chính: Truyền thống và tự chỉ huy. Hiện không có phương pháp chính xác nào để bắt đầu việc ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, khi cha mẹ biết được các ưu và nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho con. Cụ thể:

Phương pháp tự chỉ huy

Các bé được khuyến khích ăn ngay từ đầu. Cha mẹ có thể cho con ăn thực phẩm rắn dưới dạng cầm tay và cho bé tự khám phá thức ăn rắn này theo tốc độ của riêng mình.

Điểm nổi bật 

  • Khuyến khích các bé ăn uống độc lập sớm hơn.
  • Bé sơ sinh có khả năng đưa ra quyết định khi nào mình no và ít bị thừa cân trong khoảng thời gian dài.
  • Giúp giảm nhu cầu nấu ăn riêng vì các bữa ăn gia đình thường phù hợp.

Nhược điểm 

  • Làm tăng mối lo ngại về tình trạng nôn trớ và nghẹn ở trẻ. Tuy nhiên nếu cha mẹ cung cấp thức ăn phù hợp, nguy cơ bị nghẹn sẽ không cao.
  • Khó xác định bé ăn được bao nhiêu thức ăn.
  • Khó xác định tình trạng dị ứng thực phẩm hơn, bởi có nhiều loại thực phẩm được bé ăn cùng lúc.
Ăn dặm tự chỉ huy là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy khuyến khích bé tự khám phá thức ăn

Đọc thêm: Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Hướng dẫn chi tiết cho mẹ Việt

Phương pháp truyền thống 

Với phương pháp này, sau khi xác định được mấy tháng cho bé ăn dặm thì cha mẹ nên cho con ăn tăng dần các thực phẩm rắn. Cụ thể, thời gian đầu nên bắt đầu bằng thực phẩm xay nhuyễn trước khi chuyển sang thức ăn nghiền, thái nhỏ. Tiếp đến là thực phẩm cầm tay và cuối cùng là các miếng nhỏ.

Điểm nổi bật

  • Cha mẹ dễ dàng biết được con đã ăn được bao nhiêu 
  • Ít bày bừa hơn 

Nhược điểm 

  • Việc phải chuẩn bị các bữa ăn riêng biệt và cho bé ăn sẽ tốn thời gian hơn.
  • Có nguy cơ cho bé bú nhiều vì mẹ gặp khó khăn khi xác định bé đã ăn no chưa.
  • Nếu bé đã quen với thực phẩm xay nhuyễn, khi chuyển sang thực phẩm có kết cấu khác thì sẽ gặp chút khó khăn.
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ Việt lựa chọn

Đọc thêm: Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW

Lời khuyên từ chuyên gia về việc cho bé ăn dặm (1)

Khi giải đáp đến bạn việc bé mấy tháng ăn dặm, thì các chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý thêm cho cha mẹ về biện pháp giúp các bé cai sữa dễ dàng hơn: 

  • Trẻ sơ sinh thường thích vị ngọt, vì vậy cha mẹ hãy thử cho bé ăn rau trước trái cây nhằm hạn chế việc bé từ chối ăn rau.
  • Nên cung cấp đa dạng thực phẩm: Cố gắng không nên cho bé ăn cùng một loại thức ăn nhiều lần. Trường hợp bé không thích một số thực phẩm nhất định, hãy tiếp tục cho bé ăn và thử trộn nó với thực phẩm bé thích ăn. Điều này sẽ giúp bé quen dần và ăn tốt hơn.
  • Không nên ép bé ăn nhiều hơn mức bé muốn.
  • Tạo giờ ăn thoải mái và cho phép bé tự do làm bừa bãi. Điều này khuyến khích bé có nhiều thử nghiệm với thức ăn và tạo mối liên hệ tích cực với việc ăn mỗi ngày.
  • Nên lên kế hoạch trước bằng cách đông lạnh nhiều thực phẩm trong khay đá, hộp đựng nếu bạn không muốn nấu ăn.
  • Cố gắng cho bé tham gia các bữa ăn gia đình, các bé có khả năng ăn các thức ăn mà chúng thấy người khác ăn.

Mặt khác, bác sĩ cũng lưu ý cho cha mẹ: Tuy khuyến khích đa dạng thực phẩm trong quá trình ăn dặm của bé, nhưng có một số thực phẩm cha mẹ cần tránh cho con ăn:

  • Mật ong: Không cho bé dưới 12 tháng tuổi ăn, vì mật ong có khả năng gây ngộ độc thịt – Một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
  • Trứng chưa được nấu chín: Có chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, khiến bé bị ốm.
  • Sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
  • Thực phẩm, đồ uống có đường, muối hoặc được chế biến nhiều: Đây đều là thực phẩm cung cấp ít chất dinh dưỡng. Trong đó đường sẽ làm hỏng răng, thận của trẻ sơ sinh, và cũng nên tránh thêm muối vào các bữa ăn của trẻ.
  • Hạt nguyên hạt: Không cho trẻ sơ sinh và bé dưới 5 tuổi ăn vì sẽ dễ gây nghẹn.
  • Sản phẩm ít chất béo: Trẻ sơ sinh cần lượng chất béo trong chế độ ăn nhiều hơn so với người lớn.
  • Sữa bò: Cha mẹ có thể thêm sữa bò vào thức ăn ở lượng nhỏ. Tuy nhiên, không được dùng làm thức uống chính hoặc cho bé uống với lượng lớn. Bởi sữa bò không cung cấp đủ sắt và chất dinh dưỡng cho bé.
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Trong giai đoạn ăn dặm, không nên ép bé ăn quá mức

Câu hỏi thường gặp

Bé dưới 6 tháng tuổi có thể ăn dặm được không? 

Các chuyên gia khuyến khích bé nên bắt đầu ăn khi 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, 6 tháng là giai đoạn được khuyến nghị vì ở độ tuổi này, bé cần thêm các chất dinh dưỡng không có trong sữa, điển hình là sắt và kẽm.

Có nên cho bé ăn dặm sớm nếu bé có dấu hiệu muốn ăn? 

Rất hiếm các bé sơ sinh sẵn sàng ăn dặm trước 4 đến 6 tháng tuổi. Nếu cha mẹ nghĩ con mình có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm (khi chưa đủ 6 tháng tuổi). Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Bé chậm tăng cân có nên ăn dặm sớm hơn không?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Tuy nhiên, việc bé chậm tăng cân và việc cho trẻ ăn dặm là hai khía cạnh khác nhau. Cha mẹ không thể thấy con chậm tăng cân mà tự ý cho con ăn dặm khi chưa đến tuổi. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa có khả năng tiếp thu, tiêu hóa nhiều loại thức ăn.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được bé mấy tháng ăn dặm. Quá trình này cần tuân thủ đúng thời gian để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Mặt khác, nếu bố mẹ còn có những thắc mắc về quá trình ăn dặm của bé hoặc mong muốn có được kiến thức dinh dưỡng đúng đắn cho trẻ thì có thể tham gia khóa học Tư vấn Dinh dưỡng Cộng đồng. Thông qua khóa học này, các bác sĩ chuyên môn NRECI sẽ giúp bạn có đủ kiến thức về việc cho bé ăn dặm, bí quyết giúp tăng chiều cao, cân nặng, thể chất lẫn trí tuệ cho bé!

Xem thêm:
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD