.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Vitamin A cho bà bầu

Bí quyết bổ sung Vitamin A cho bà bầu an toàn, đúng cách

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Vitamin A là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với chức năng thị giác, hệ miễn dịch cũng như sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết cách bổ sung vitamin A sao cho đúng, đủ, hỗ trợ tối ưu trong thai kỳ? Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu cách bổ sung vitamin A cho bà bầu an toàn nhé.

Vai trò của vitamin A đối với sức khỏe

Vitamin A là một nhóm các hợp chất hòa tan trong chất béo, bao gồm retinal, retinol và esteretinyl, thường xuất hiện trong sữa, gan, cá, trái cây, rau và dầu. Trong thai kỳ, cần bổ sung đầy đủ vitamin A cho bà bầu để cơ thể người mẹ luôn khỏe mạnh và trẻ tăng trưởng nhanh chóng. Vitamin A mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu trong quá trình mang thai như:

  • Phát triển thị lực ở trẻ: Một dạng của vitamin A là retinal khi kết hợp với protein opsin sẽ tạo thành rhodopsin, phân tử vô cùng quan trọng giúp tăng khả năng nhìn màu, nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu ở mắt của bé. Vitamin A còn hỗ trợ hình thành, duy trì và bảo vệ giác mạc cho bé, lớp mỏng bên ngoài bề mặt mắt.
  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin A đóng góp vào sự phát triển và phân phối tế bào T, một loại bạch cầu giúp ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nhờ đó, vitamin A kích thích cá phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài và bệnh tật.
  • Chứa chất chống oxy hóa mạnh: Vitamin A có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi những phân tử có khả năng phản ứng cao, gây hại cho cơ thể mẹ bầu. Phản ứng ở các phân tử gốc tự do xảy ra thường dễ gây bệnh tiểu đường, bệnh tim, suy giảm nhận thức ở mẹ bầu.
  • Duy trì mô thai nhi cũng như sự phát triển của nhau thai, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, giúp thai nhi phát triển: Vitamin A giúp duy trì các mô bề mặt như bàng quang, ruột, phổi, da và tai trong ở thai nhi. Chất dinh dưỡng này đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe nhau thai.
Vitamin A cho bà bầu
Vitamin A có nhiều vai trò đối với sức khỏe của mẹ và bé

Vitamin A rất cần thiết khi mang thai, đóng vai trò phát triển thị lực ở trẻ, tăng cường miễn dịch, chứa chất chống oxy hóa mạnh để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, hỗ trợ tăng cường tế bào, giúp thai nhi phát triển. 

Tầm quan trọng của vitamin A đối với mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi

Vitamin A cho bà bầu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thị giác, khả năng miễn dịch cũng như sự phát triển về thể chất của bé. Thiếu vitamin A ở bà bầu có thể gây suy giảm thị lực, hệ miễn dịch kém, tăng nguy cơ mắc bệnh, tử vong do nhiễm trùng, tăng khả năng mắc bệnh sởi, bệnh tiêu chảy ở trẻ.

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung vitamin A trong suốt thai kỳ vì những vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi. Tăng cường vitamin A cho mẹ bầu làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh, tử vong ở mẹ và bé.

Thiếu vitamin A có thể gây suy giảm thị lực, hệ miễn dịch kém, tăng nguy cơ mắc bệnh, tử vong, các bệnh sởi, tiêu chảy ở trẻ. Nhu cầu vitamin A của mẹ bầu cũng cao hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. 

Xem thêm: Vitamin D cho bà bầu thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tối ưu

Nhu cầu bổ sung Vitamin A trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai cần được tăng cường vitamin A cho bà bầu để duy trì mô, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, phát triển bào thai. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 700 đến 900 mcg vitamin A trong một ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bà bé.

Tuy nhiên, lượng vitamin A trong một ngày không được vượt quá 3000 cmg. Việc thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin A, dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Mẹ bầu cần đáp ứng liều lượng khuyến nghị trong một ngày, đồng thời phải thăm khám bác sĩ nếu muốn dùng thêm vitamin A. Mẹ có thể bổ sung vitamin A thông qua thực đơn ăn uống khoa học, giàu vitamin A, đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Vitamin A cho bà bầu
Vitamin A cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ cần từ 700 – 900 mcg

Trong thai kỳ, phụ nữ cần từ 700 đến 900 mcg vitamin A. Lượng vitamin A cho mẹ bầu không được vượt quá 3000 mcg một ngày.

Bổ sung Vitamin A nhiều có ảnh hưởng gì không?

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Mặc dù vitamin A rất tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng nếu quá lạm dụng, nó sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vitamin A cho bà bầu có thể tan trong chất béo nên lượng dư thừa sẽ được lưu trữ trong cơ thể gây nguy hiểm. Việc bổ sung quá nhiều vitamin A cũng gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.”

Triệu chứng khi bạn bị ngộ độc vitamin A có thể kể đến như rối loạn thị lực, đau khớp và xương, kém ăn, rụng tóc, đau đầu, buồn nôn và ói mửa, da khô, vàng da, tổn thương gan, chán ăn, lú lẫn, ngứa da. Ngộ độc vitamin A dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe phụ nữ mang thai và em bé, khiến thai nhi kém phát triển. Vì vậy, trước khi bổ sung vitamin A, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Bổ sung vitamin A quá nhiều có thể gây nguy hại cho sức khỏe mẹ và bé, thậm chí là tử vong. Biểu hiện quá liều vitamin A ở mẹ thường là rối loạn thị lực, đau khớp và xương, kém ăn, rụng tóc, đau đầu, buồn nôn, da khô, vàng da, lú lẫn, ngứa da.

Cách bổ sung Vitamin A cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Phụ nữ mang thai được khuyến khích bổ sung vitamin A thông qua chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, lành mạnh. Khi bổ sung vitamin A cho bà bầu, bạn nên ưu tiên nguồn thực phẩm từ động động vật vì chúng chứa vitamin A dạng retinol, dễ hấp thu hơn so với vitamin A dạng beta-carotene có nguồn gốc từ thực vật.

Các thực phẩm giàu vitamin A retinol có thể kể đến như gan bò, gan gà,  lòng đỏ trứng,dầu gan cá, cá hồi, cá thu, bơ,  phô mai. Dạng vitamin A này chủ yếu có trong gan các loài động vật nên bạn cần sơ chế và chế biến kỹ càng, sạch sẽ.

Ngoài ra, dạng vitamin A có nguồn gốc từ thực vật dạng beta-carotene bao gồm bí ngô, cà rốt, khoai lang, cải xoăn, rau chân vịt, dưa lưới, đu đủ, ớt đỏ. Các loài thực vật giàu vitamin A cũng chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên chế biến đơn giản, ưu tiên luộc, hấp, chế biến nhanh trên lửa để giữ nguyên các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm.

Bên cạnh vitamin A từ thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung cho bà bầu từ các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin A, bạn nên đi khám dinh dưỡng, tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ sử dụng viên uống khi được bác sĩ kê đơn để tránh tình trạng dùng quá liều gây nguy hại đến sức khỏe.

Vitamin A cho bà bầu
Bổ sung vitamin A cho bà bầu qua các loại thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A nguồn động vật thường dễ hấp thu hơn nguồn thực vật, Vitamin A thường có trong gan bò, xúc xích gan, lòng đỏ trứng, gan gà, cá hồi, cá thu, cà rốt, khoai lang, bí ngô, ớt đỏ,…

Câu hỏi thường gặp

Vitamin A gây dị tật thai nhi có đúng không?

Không hẳn khi bổ sung vitamin A cho bà bầu đều gây dị tật thai nhi, nó còn tùy thuộc vào lượng bổ sung. Sử dụng vitamin A quá liều, trên 10.000 mcg mỗi ngày có nguy cơ gây dị tật thai nhi. Đã có nhiều báo cáo về dị tật ở trẻ em khi phụ nữ mang thai dùng vitamin A liều cao trong thai kỳ.

Các dị tật thường xảy ra ở trẻ em khi mẹ dùng quá liều vitamin A như dị tật sọ não, mào tinh, hở hàm ếch, hở vòm miệng, não úng thủy, rối loạn thị giác,… Những dị tật này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như trí tuệ của trẻ. Vì vậy, để tránh tình trạng trên, mẹ cần khám dinh dưỡng tại NRECI để hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe, được tư vấn cách sử dụng vitamin A và bổ sung theo liều khuyến nghị của bác sĩ.

Xem thêm: Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai

Uống vitamin A liều cao trước khi mang thai có sao không?

Mẹ uống vitamin A liều cao trước khi mang thai vẫn có khả năng gây dị tật cho bé khi sinh ra. Vitamin A có thể hòa tan trong chất béo và dự trữ lâu trong cơ thể. Vì vậy, việc mẹ bầu bổ sung vitamin A vượt ngưỡng khuyến cáo trước khi mang thai dễ ảnh hưởng khi thai nhi hình thành.

Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên quá lo lắng về điều này vì khả năng gây dị tật thường rất nhỏ. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong tương lai, mẹ nên hạn chế bổ sung vitamin A khi có kế hoạch mang thai. Nếu đã lỡ uống vitamin A liều cao, mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất này trong giai đoạn thai kì, đồng thời đi khám sàng lọc định kỳ để kịp thời phát hiện và kiểm soát dị tật thai nhi.

Mẹ bầu nên lựa chọn đơn vị uy tín để khám sàng lọc và chuẩn đoán dị tật trước sinh. NRECI là lựa chọn hàng đầu bởi thiết bị y tế hiện đại, có nhiều phương pháp để phát hiện dị tật thai nhi trước sinh. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ tại đây cũng giàu kinh nghiệm, tận tình thăm khám, tư vấn để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Vitamin A cho bà bầu là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ. Vitamin A giúp cho thai nhi phát khỏe mạnh, đặc biệt là khả năng thị giác và hệ miễn dịch. Mẹ có thể tăng cường vitamin A trong thức ăn hằng ngày hoặc các loại viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với những bà bầu thiếu vitamin A. Đến ngay Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được thăm khám dinh dưỡng, tư vấn về tình trạng sức khỏe, cách bổ sung vitamin A đúng cách, khoa học.

Đọc thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD