Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện. Trong giai đoạn ăn dặm, bé cần một nguồn dưỡng chất dồi dào, giàu chất xơ, vitamin để luôn khỏe mạnh, mau lớn. Vì vậy, thực đơn hằng ngày của bé không thể thiếu nguồn chất xơ từ rau củ. Nếu mẹ vẫn chưa biết loại rau củ nào tốt cho sự phát triển của bé thì đừng bỏ qua những thông tin bên dưới!
Tin liên quan:
Các loại rau củ cho bé ăn dặm mẹ không nên bỏ lỡ
Các loại rau củ cho bé ăn dặm còn phụ thuộc vào số tháng tuổi của bé. Với khoảng 6 tháng tuổi, chỉ mới bắt đầu ăn dặm, bạn nên chọn những loại rau mềm, dễ tiêu hóa như cà rốt, bí ngô, bơ, rau chân vịt, đậu Hà Lan, khoai lang. Các loại rau củ này khi chế biến thường mềm, dễ ăn, tạo màu sắc đẹp mắt, kích thích sự thèm ăn của bé.
Khi bé lớn hơn, hơn 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể tham khảo thêm các loại rau củ nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Lúc này, bé đã quen với việc ăn dặm, bạn nên ưu tiên bông cải xanh, hành, cà chua, củ cải. Các loại rau củ này chứa hàm lượng lớn chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng khác, có ích cho việc phát triển các chức năng trong cơ thể bé.(1)
Đến giai đoạn bắt đầu cai sữa, bên cạnh các loại rau củ quả trong thực đơn ăn dặm trước đó, bạn cần bổ sung thêm ớt chuông, bí đỏ, dưa leo, đậu nành. Khi cai sữa, cơ thể bé không còn nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ. Vì vậy, nhóm rau củ quả giàu protein và vitamin cần được ưu tiên để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.(1)
Giá trị dinh dưỡng của từng loại rau củ
Các loại rau củ cho bé ăn dặm đều chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé: (1)
- Cà rốt: Cà rốt nấu chín rất mềm, có vị ngọt, dễ ăn, giàu dinh dưỡng, màu cam đẹp mắt, khi xay nhuyễn nhìn rất ngon miệng, giúp bé ăn ngon hơn. Loại củ này chứa nhiều chất xơ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C có trong cà rốt cũng giúp tăng cường sức đề kháng và thị lực cho bé. Ngoài ra, trong cà rốt cũng chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho, magiê, natri.
- Bí đỏ: Bí đỏ có thể nấu chín mềm, tán nhỏ hoặc xay nhuyễn để bé ăn dặm khi còn nhỏ, giúp tăng cường lượng vitamin A và C trong cơ thể bé. Vitamin trong bí đỏ còn giúp bé sáng mắt và tăng sức đề kháng.
- Bơ: Bơ chứa nhiều chất béo tốt, giúp phát triển trí não và hệ thần kinh cho bé giai đoạn đầu. Các món từ bơ còn giúp tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong chất béo A, D, E, K.
- Rau chân vịt: Rau chân vịt nấu chín, xay nhuyễn, cho vào cháo hoặc bột dinh dưỡng là đã có ngay món ăn thơm ngon cho bé. Loại rau này rất giàu chất sắt, giúp cung cấp năng lượng, tốt cho sự phát triển của bé sơ sinh.
- Đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan nấu chín cung cấp rất nhiều protein cũng như chất xơ, giúp bé tăng cường cơ bắp.
- Khoai lang: Khoai chứa nhiều vitamin A cùng lượng lớn chất xơ, mangan, vitamin B6, vitamin C giúp hỗ trợ thị lực, miễn dịch, dễ dàng tiêu hóa cho bé hấp thu nhanh hơn.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Bông cải xanh chứa nhiều vi chất dinh dưỡng và giàu đạm. Bạn có thể chế biến chúng thành món hấp/ nghiền nhỏ hoặc món súp nóng hổi cho bé ăn dặm.
- Cà chua: Đây là loại quả quen thuộc cho chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ. Cà chua có thể chế biến thành nhiều món như sốt, nghiền nhỏ nấu súp, canh, tạo màu sắc đẹp mắt giúp bé thích thú hơn. Cà chua chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin B, vitamin A và vitamin C.
- Củ cải: Củ cải nấu chín, xay nhuyễn hoặc dùng để nấu nước canh, nước súp cho bé tạo vị ngọt tự nhiên, thích hợp với khẩu vị bé nhỏ. Món này cũng chứa nhiều chất xơ, mangan và hàm lượng folate, có ích cho sự phát triển của bé.
- Ớt chuông: Ớt chuông có vị ngọt tự nhiên, màu sắc đẹp mắt, tạo sự thích thú, có thể dùng để tập cho bé tự ăn dặm. Ớt chuông chứa nhiều vitamin C hơn cả cam, rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bé. Ớt chuông có thể cắt hạt lựu để nấu cháo, nấu canh hoặc cắt miếng cho bé tập ăn sống như trái cây.
- Đậu nành: Đậu nành mềm, chứa nhiều protein, giàu vitamin B và kali giúp bé phát triển toàn diện, cung cấp năng lượng để bé mau ăn, chóng lớn.
Cách chế biến rau củ cho bé ăn dặm
Các loại rau củ cho bé ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Rau củ có chứa nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất quan trọng giúp bé ngăn ngừa táo bón, tăng sức đề kháng, giúp hệ tim phát triển,… Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách khiến rau củ mất đi chất dinh dưỡng hoặc bé không ăn được thì không thể đảm bảo đầy đủ lượng dưỡng chất cần nạp vào cơ thể. (2)
Với tất cả các loại rau củ, bạn cần sơ chế kỹ, nhặt sạch rau, gọt vỏ củ, rửa sạch, loại bỏ hạt nếu có và cắt nhỏ. Với các loại rau củ có thể nấu chín mềm như khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh thì bạn nên cắt nhỏ rồi luộc hoặc hấp cho đến khi nhừ, nghiền bằng nĩa thành hỗn hợp mịn. Nếu hỗn hợp nghiền bị đặc, bạn có thể thêm một ít sữa để bé dễ nuốt hơn. (3)
Các loại rau củ khác như củ cải, rau chân vịt, cà chua, dưa leo, đậu Hà Lan, đậu nành… thì sau khi sơ chế, luộc chín, bạn nên xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn. Trong quá trình xay nhuyễn, bạn có thể trộn chung cháo, bột pha với rau củ cho bé ăn dặm đầy đủ dưỡng chất. (3)
Mẹo hay giúp bé ăn rau củ ngon miệng
Để có thể dễ dàng tăng cường các loại rau củ cho bé ăn dặm, bạn chắc chắn không thể bỏ qua những mẹo sau:
- Chọn các loại rau củ hợp khẩu vị của bé, tươi ngon, ưu tiên rau củ mềm, dễ ăn, có vị ngọt tự nhiên, tránh các loại rau nặng “mùi” như lá mơ, diếp cá, rau cần.
- Với các loại rau, bạn nên nhặt kĩ, chỉ chọn phần non, tránh rau già dễ bị xơ làm bé khó ăn.
- Không nên nấu rau quá kỹ khiến rau bị ê, mất đi dưỡng chất và ảnh hưởng đến cả hương vị.
- Nếu dùng rau để nấu cháo, bạn nên xay nhuyễn, lọc bỏ xơ, nấu cháo chín nhừ rồi mới cho rau vào khoảng 3 đến 5 phút rồi tắt bếp.
- Tập cho bé thói quen ăn rau củ bằng cách mỗi ngày ăn từng ít một và tráng miệng bằng nước ép hoa quả.
- Khi bé lớn lên, mẹ nên làm gương bằng cách ăn rau củ cùng bé, để bé hứng thú với các loại rau củ.
- Tạo sức hút với bữa ăn bằng rau củ như chuẩn bị thức ăn thật xinh xắn, bạn có thể kết hợp rau củ có nhiều màu sắc, cắt tỉa hình đẹp rồi hấp, luộc, đựng trong bát có in hình siêu nhân, hình mèo,…
Các vấn đề thường gặp khi cho trẻ ăn dặm rau củ quả
Khi bé hơn 3 tuổi, nhiều mẹ muốn tập cho bé thói quen ăn rau củ bằng cách ăn dặm các loại rau củ quả sống. Mặc dù bé có thể nhai nuốt dễ hơn lúc còn nhỏ nhưng rau củ sống vẫn có thể gây nghẹn cho bé. Đặc biệt là với loại củ cứng như cà rốt baby, rau cần tây sống, bắp nguyên hạt có nhiều sơ làm mắc vào cổ họng của trẻ.(1)
Cũng như các loại thực phẩm khác, mặc dù khả năng xảy ra khá hiếm nhưng rau củ vẫn có thể gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh chưa được tiếp xúc nhiều với các loại thực phẩm nên các loại rau không phù hợp có thể khiến trẻ nôn mửa, tiêu chảy. Nếu trẻ có các triệu chứng trên kèm với thở khò khè, nổi mề đay, phát ban sau khi ăn một loại rau củ nào đó, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ nhi khoa tư vấn về khả năng dị ứng của trẻ với thực phẩm. (1)
Trẻ em thường không thích ăn rau. Vì vậy, mẹ cần tập cho bé thói quen từ nhỏ để bé ăn nhiều loại rau củ, hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển toàn diện của bé. Các loại rau củ cho bé ăn dặm nên được bổ sung vào khẩu phần ăn một cách hợp lý, với lượng vừa đủ cho trẻ khoảng 6 tháng, và tăng dần theo độ tuổi của bé.
Xem thêm:
- Cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
- Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
- 10+ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, 7 tháng bổ dưỡng, thơm ngon
- Healthline. The Best Vegetables to Feed Your Baby at All Stages. https://www.healthline.com/health/baby/vegetables-babies#takeaway (1)
- NHS. Root vegetable mash recipe. https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/recipes-and-meal-ideas/root-vegetable-mash/ (2)
- NHS. Broccoli recipe. https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/recipes-and-meal-ideas/broccoli/ (3)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ