Chuyên gia chia sẻ cách trữ đông sữa mẹ chi tiết từ A-Z
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Tin liên quan:
Cách trữ đông sữa mẹ như thế nào là phù hợp? Có không ít trường hợp mẹ nhiều sữa hoặc mẹ bận rộn không thể ở bên cho bé bú cả ngày đã lựa chọn phương pháp trữ đông sữa cho bé dùng dần. Song, để duy trì chất lượng sữa mẹ vắt ra và đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ cần phải biết cách trữ đông sữa mẹ đúng cách. Hãy bỏ túi cách trữ sữa mẹ đông lạnh khoa học, đúng cách được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị qua bài viết sau nhé!
Cách trữ đông sữa mẹ chuẩn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để trữ đông sữa chuẩn, điều quan trọng nhất là các mẹ phải biết cách bảo quản sữa đã vắt ra như thế nào để đảm bảo và duy trì chất lượng. Một số lưu ý bảo quản sữa mà các mẹ cần chú ý như sau:
Trước khi vắt sữa
Bước 1:Rửa tay và vệ sinh dụng cụ thật sạch bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng, các mẹ có thể dùng dung dịch khử khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
Bước 2: Các mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy vắt sữa. Máy vắt sữa bằng tay hay bằng điện đều được, tùy vào nhu cầu của mỗi mẹ.
Bước 3:Khi sử dụng máy vắt sữa, các mẹ nên kiểm tra các bộ phận máy hút và đường ống đảm bảo sạch sẽ. Thay thế các ống dây hút nếu bẩn và bị mốc.
Bước 4:Nếu sử dụng máy hút sữa dùng chung tại cơ quan hay nơi làm việc, các mẹ nên lau sạch mặt đồng hồ máy hút, công tắc nguồn và mặt bàn bằng khăn lau khử trùng.
Cách trữ đông sữa mẹ
– Sử dụng các túi được thiết kế riêng cho trữ sữa hoặc chai, hộp đựng thực phẩm sạch bằng thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa.
– Tránh các loại chai/ túi có ký hiệu tái chế số 7 (Bisphenol-A). Bởi biểu tượng này có thể chai/ túi được làm bằng nhựa có chứa BPA.
– Không nên bảo quản sữa quá lâu. Việc bảo quản sữa mẹ càng lâu, cho dù trong tủ lạnh hay trong tủ đông, tuân thủ nhiệt độ thì lượng vitamin C trong sữa vẫn bị mất đi càng nhiều.
Trữ đông sữa mẹ là gì? Có nên trữ đông sữa mẹ hay không?
Tại sao nên trữ đông sữa mẹ?
Trữ sữa mẹ đông lạnh là phương pháp “cứu cánh” đối với các mẹ nhiều sữa hoặc phải quay trở lại cuồng quay công việc sau thời gian nghỉ thai sản. Việc bảo quản sữa mẹ đông lạnh đúng cách vẫn đảm bảo chất lượng cho bé dùng dần khi không có mẹ ở bên để bú trực tiếp.
Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mẹ đi làm và bé bú mà việc trữ đông sữa còn mang đến nhiều lợi ích khác.
Những lợi ích tuyệt vời của việc trữ đông sữa mẹ
Việc mẹ vắt sữa, trữ đông và bảo quản sữa đúng cách đem đến nhiều lợi ích, bao gồm: (1)
- Trong thời gian cho con bú, bầu ngực của các mẹ luôn trong trạng thái căng tức do chứa sữa. Việc vắt sữa đều đặn sẽ giảm căng sữa, giảm đau và áp lực lên ngực của mẹ.
- Trẻ ti mẹ trực tiếp chưa tốt và với cách này, các bé vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Bà vú hoặc cha mẹ, người thân vẫn có thể giúp mẹ cho bú sữa mẹ khi mẹ không ở nhà.
- Vắt sữa thường xuyên là cách kích thích tiết sữa, giúp mẹ có sữa dồi dào cho bé.
- Nếu mẹ phải tạm thời dùng thuốc hoặc nhập viện điều trị, không thể cho bé ti trực tiếp thì việc trữ sữa lớn đủ cho bé dùng rất có ích.
Mỗi sáng trước khi đi làm, các mẹ nên vắt sữa càng nhiều càng tốt. Nếu đến công ty, nơi làm việc, mà bầu ngực căng tức sữa, các mẹ vẫn có thể vắt ra rồi bảo quản để mang về cho trẻ bú. Việc vắt sữa đều đặn như vậy sẽ giúp nguồn sữa mẹ được duy trì.
Sữa mẹ trữ đông được bao lâu?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa mẹ trữ càng lâu sẽ càng mất đi lượng vitamin C. Vì vậy, các mẹ chỉ nên trữ lượng sữa vừa đủ theo nhu cầu của bé.
Việc sữa mẹ trữ đông được bao lâu còn tùy vào điều kiện nhiệt độ, nơi bảo quản, tình trạng sữa của mẹ. Cụ thể như sau: (2)
Nơi bảo quản, nhiệt độ và thời gian bảo quản | |||
Tình trạng sữa mẹ | Nhiệt độ phòng (19-26 độ C) | Ngăn mát tủ lạnh (<4 độ C) | Ngăn đông tủ lạnh (<18 đến -20 độ C) |
---|---|---|---|
Sữa mẹ mới vắt | Tốt nhất 4 giờ | Tốt nhất 4 ngày | Tốt nhất 6 tháng
Có thể đến 12 tháng |
Sữa mẹ rã đông | 1-2 giờ | Tốt nhất 1 ngày | Không làm đông lại sữa mẹ đã rã đông |
Sữa còn thừa sau khi bé bú | Sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi bé bú còn. Nếu bé không dùng nữa, các mẹ nên bỏ lượng sữa này khi quá 2 giờ. |
Ngoài ra, sữa mẹ còn được bảo quản trong túi đá giữ nhiệt tối đa 24 giờ nếu gia đình đi du lịch hoặc phải vận chuyển sữa đến nơi khác. Sau đó, các mẹ tiếp tục bảo quản sữa trong tủ đông nếu chưa dùng đến.
Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông
Các mẹ lưu ý cách sử dụng sữa mẹ trữ đông để đảm bảo chất lượng sữa cho bé: (2)
- Kiểm tra nhãn dán thời gian trữ sữa và luôn luôn rã đông sữa mẹ cũ nhất trước. Bởi sữa trữ càng lâu, chất lượng sữa mẹ có thể giảm xuống.
- Sữa mẹ không cần hâm nóng bởi sữa có thể được dùng ở nhiệt độ phòng hoặc dùng lạnh.
- Một số cách rã đông sữa mẹ: Để trong tủ lạnh qua đêm; Đặt trong một ly/thau nước ấm; Để dưới vòi nước ấm cho sữa rã đông dần.
- Xoay hoặc lắc nhẹ bình/túi sữa mẹ để trộn chất béo bị tách ra trong quá trình cấp đông và hâm nóng.
- Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng hay trực tiếp trên bếp lửa. Bởi nhiệt độ cao có thể phá hủy các chất dinh dưỡng, kháng thể trong sữa mẹ. Và tạo ra các điểm nóng, có thể gây bỏng miệng trẻ.
- Nếu mẹ rã đông sữa trong tủ lạnh, hãy sử dụng phần sữa này trong vòng 24 giờ (tính từ lúc sữa mẹ được rã đông hoàn toàn, không phải từ lúc lấy sữa ra khỏi tủ đông).
- Sau khi sữa mẹ được rã đông và làm ấm, chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ.
- Không nên đông lạnh lại phần sữa mẹ đã rã đông.
- Trước khi cho trẻ bú, các mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay.
Sữa mẹ đông lạnh có bị mất chất không?
Nghiên cứu cho thấy rằng việc bảo quản sữa mẹ càng lâu – cho dù trong tủ lạnh hay trong tủ đông, đảm bảo điều kiện nhiệt độ thì lượng vitamin C trong sữa vẫn sẽ bị mất đi càng nhiều.
Lưu ý quan trọng khi trữ đông sữa mẹ
Thêm một điều quan trọng cần chú ý là dinh dưỡng trong sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của em bé. Sữa mẹ được vắt ra khi trẻ mới sinh sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ vài tháng tuổi. Ngoài ra, hướng dẫn bảo quản có thể khác nhau đối với trẻ sinh non hoặc nhập viện. (2)
- Dùng giấy và bút không thấm nước dán bên ngoài vật chứa về ngày trữ sữa. Nếu sữa được bảo quản tại các bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc trẻ, các mẹ nên ghi thêm tên của bé để tránh nhầm lẫn.
- Trữ đông sữa mẹ bằng tủ đông riêng để tránh lẫn mùi và đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất.
- Không bảo quản lâu sữa mẹ ở gần cánh tủ lạnh bởi việc đóng mở tủ thường xuyên làm thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Nếu sữa mẹ vắt ra không có ý định dùng liền trong vòng 4 ngày, hãy đông lạnh ngay để đảm bảo chất lượng của sữa mẹ.
- Chia nhỏ sữa lưu trữ thành từng phần vừa đủ cho 1 lần ăn của bé để tránh lãng phí, trung bình khoảng 60-120ml.
- Không đổ sữa mẹ quá đầy trong bình chứa/ túi chứa vì sữa mẹ sẽ nở ra khi đông lại.
Trên đây là những thông tin về cách trữ đông sữa mẹ, hy vọng các mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Để hiểu đúng về sữa mẹ và lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả, các mẹ nên tìm hiểu về những kiến thức dinh dưỡng đúng đắn, tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia để có được thai kỳ khoẻ mạnh!
Đọc thêm:
- Mẹ thông thái: Cách hâm sữa mẹ đúng cách, giữ trọn dinh dưỡng cho con
- Cách bảo quản sữa mẹ an toàn, giàu dưỡng chất cho bé
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)