.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến

"Bật mí" giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Chân yến và tổ yến đều là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp dưỡng chất hỗ trợ và nâng cao sức khỏe cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ bị nhầm lẫn chân yến, tổ yến là một. Để hiểu hơn về giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến cũng như phân biệt hai thành phần này, hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Chân yến là gì?

Chân yến còn được gọi là chân tổ yến – đây là phần giúp cố định tai yến sào vào vách đá hay thành nhà. Chân yến được ví như các nền móng của ngôi nhà. Chim yến hình thành chân yến đầu tiên trước mỗi mùa sinh sản và chân này vô cùng vững chắc để tổ không bị rơi rớt trong suốt quá trình chim đẻ và ấp trứng.

Nếu như tổ yến là kết cấu dạng sợi, kết dính thành lớp mỏng thì chân tổ yến thường là một khối khá lớn và dày. Như thế, có thể hiểu rằng, chân yến cũng là một phần của tổ yến. Chân yến là phần đặc biệt quan trọng của tổ yến vì là điểm tựa của cả tổ và chim non trong suốt quá trình phát triển sau này.

Giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến
Chân yến là gì?

Chân yến là phần có nhiều nước bọt của yến nên khi sử dụng sẽ có mùi thơm dễ chịu, giòn và dai, đồng thời cũng cần nhiều thời gian sơ chế lâu hơn so với tổ yến thông thường. Khi ngâm chân yến sẽ nở ra rất nhiều so với tất cả các phần khác của tổ yến và có giá rẻ hơn tổ yến nên giúp người dùng bổ sung dưỡng chất vẫn tiết kiệm chi phí.

Trên thực tế, chân yến không có nhiều do khai thác người ta cố gắng và hết sức khéo léo để lấy được nguyên tổ. Việc lấy nguyên tổ yến như vậy sẽ bán được với giá cao hơn, chỉ những tổ nào bám quá chắc, làm cho tổ yến khi lấy bị bể gãy thì phần chân yến bị sót lại mới được người ta dùng dụng cụ lấy ra.

Chân yến thường là một khối lớn và dày, chứa nhiều nước bọt của chim yến nên có mùi thơm dễ chịu, giòn và dai. Chân yến cần thời gian sơ chế lâu hơn, nở nhiều khi ngâm và có giá rẻ hơn tổ yến thông thường, giúp tiết kiệm chi phí. 

Tổ yến là gì?

Một tổ yến nguyên vẹn bao gồm chân yến và thân tổ yến. Tổ yến làm từ nước bọt ở tuyến dưới lưỡi của chim yến trống và chim yến mái. Tổ yến sẽ bị đông cứng lại sau khi tiếp xúc với không khí. Tổ yến có kết cấu dạng sợi mỏng, mảnh dài và đan xen nhau tạo thành khối xốp, mỏng.

Giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến

Có khá nhiều quan niệm về giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến, trong đó có nhiều người cho rằng “chân yến bổ hơn, cung cấp nhiều dưỡng chất hơn tổ yến”. Mọi người có suy nghĩ nay vì nghĩ rằng chân yến được làm nhiều nước bọt nhất từ chim yến hơn tổ yến.

Xét về mặt thành phần, chân yến và tổ yến đều chứa các thành phần dinh dưỡng tương đương nhau. Có thể kể đến là protein, cùng 18 loại acid amin: histidine, amide, arginine,… và 31 nguyên tố đa, vi lượng là các khoáng chất rất cần thiết như canxi, magie, sắt, kali,… Các chất dinh dưỡng đều có tác dụng trong phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng, bổ thận, bổ phổi, các cơ quan hô hấp, cân bằng quá trình trao đổi chất, chống lão hóa và phòng ngừa ung thư.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào được chứng minh “chân yến tốt hơn, dinh dưỡng hơn tổ yến”. Cả chân yến và tổ yến đều có nguồn gốc từ nước dãi chim yến, đều là thực phẩm tốt đáng để bồi bổ cho sức khỏe, cơ thể.

Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g yến sào:

Protein 50 – 60% Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể
Proline 5.27% Phát triển và hồi phục các mô, cơ, da và tế bào.
Axit aspartic 4.69%
Leucine 4.56% Kiểm soát lượng đường trong máu
Cystein 0.49% Giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng hấp thu vitamin D.
Fucose 0.70% Tốt cho hoạt động của não bộ
Galactose 16.90%
Glycine 1.99% Tốt cho sức khỏe làn da, giúp da tươi sáng, chống lão hóa
Valine 4.12% Thúc đẩy hình thành tế bào mới
Isoleucine 2.04% Phục hồi, nâng cao sức khỏe
Threonine 2.69% Tốt cho gan, tăng cường chức năng miễn dịch.
Methionine 0.46% Tốt cho cơ bắp, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm khớp
Phenylalanine 4.50% Tốt cho não, giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung
Histidine 2.09% Giúp cơ thể tăng trưởng và liên kết mô cơ bắp
Lysine 1.75% Tăng hấp thu canxi, giúp xương răng chắc khỏe, ngăn ngừa lão hóa cột sống
Tyrosine 3.58% Giúp cơ thể phục hồi nhanh nếu bị tổn thương hồng cầu.
Tryptophan 0.70% Phòng chống ung thư
N-acetylglucosamine 5.30% Phục hồi sụn bao khớp trong trường hợp thoái hóa khớp
N-acetylgalactosamine 7.30% Ảnh hưởng đến chức năng của khớp thần kinh, sự liên kết giữa các tế bào thần kinh.
N-acetylneuraminic acid 8.60% Tăng khả năng miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn, virus
Selen Crom giúp kích thích tiêu hóa và Selen giúp chống lão hóa, chống phóng xạ
Fe 27.90% Tốt cho hệ cho thần kinh và trí nhớ
Cu 5.87%
Canxi 0.76%
Zn 1.88%

Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g yến sào

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng “Yến là một thực phẩm khá giàu protein, 100g yến chứa khoảng 60g protein tương ứng với lượng protein trong 300g thịt. Tuy nhiên lượng yến chúng ta ăn vào không quá nhiều, 1 tai yến thông thường khoảng 10g thì tính ra lượng protein ăn vào cũng chỉ khoảng 6g/ tai yến, với lượng protein này và các khoáng chất có trong yến hoàn toàn chúng ta có thể tìm thấy trong trứng, thịt, cá, sữa,… Do đó nên chỉ nên coi yến cũng như các thực phẩm giàu đạm khác và đa đạng các loại thực phẩm khác nhau là nguyên tắc vàng của dinh dưỡng.”

Lợi ích của chân yến, tổ yến đối với sức khỏe

Nhìn vào thành phần giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến cũng có thể thấy được, yến rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp. Do đó, không chỉ dành cho một đối tượng cụ thể nào mà yến sào có lợi ích với mọi đối tượng.

Lợi ích đối với phụ nữ mang thai và sau sinh

Phụ nữ mang thai cần bổ sung dưỡng chất để đáp ứng năng lượng và dinh dưỡng cho cả mẹ bà bé. Trong thời kỳ thai nghén, các mẹ không nên dùng yến sào để tránh tác dụng phụ. Song, sau thời kỳ này, bà bầu bổ sung yến bởi:

  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể tránh suy nhược, mệt mỏi. Dù có biếng ăn cũng đáp ứng dinh dưỡng, năng lượng.
  • Cung cấp nhiều acid amin cần thiết cùng nhiều vi chất giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ mẹ bầu khỏi các tác nhân gây hại, phòng mắc bệnh vặt.
  • Threonine giúp các mẹ bầu ngủ ngon, ăn ngon hơn, từ đó giảm các triệu chứng ốm nghén, tăng cường sức khỏe.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu: acid amin Glycine có tác dụng giảm nguy cơ tiền kinh giật ở bà bầu, và cũng giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Và còn có khả năng thúc đẩy quá trình phát triển hệ thần kinh cho trẻ.
  • Chống trầm cảm trong thời gian mang thai và sau sinh nhờ vào thành phần Tryptophan.
  • Giúp làn da mẹ bầu đẹp, chống lão hóa, rạn nứt, thâm nám
  • Các mẹ sau sinh có sức khỏe, lợi sữa cho con, phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng.

Phụ nữ mang thai và sau sinh nên bổ sung yến để tránh suy nhược, mệt mỏi; Tăng cường sức đề kháng, cải thiện giấc ngủ và giúp ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, yến sào còn giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, chống trầm cảm và cải thiện làn da mẹ bầu,…

Lợi ích đối với trẻ em

Chân yến và tổ yến là những thành phần tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Một số lợi ích sức khỏe điển hình cho trẻ như:

  • Kích thích hệ tiêu hóa: các dưỡng chất trong yến giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng, thúc đẩy tiêu hóa. Đặc biệt với nguyên tố hiếm crom giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua màng ruột.
  • Tăng cường miễn dịch, đề kháng cho trẻ, từ đó hạn chế các bệnh về truyền nhiễm.
  • Phát hiện hệ xương, khớp: canxi trong yến giúp hệ xương, răng phát triển vững chắc. Bổ sung sản phẩm yến cho trẻ đúng thời điểm, giúp trẻ cải thiện chiều cao, xương khớp linh hoạt.
  • Tăng cường trí nhớ, phát triển não bộ, giúp trẻ thông minh: acid amin Cystein, Phenylalanine với công dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Từ đó, cải thiện sức khỏe xương khớp. Cùng với Tyrosine có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu. Hơn nữa, Glutamic Acid có khả năng dẫn truyền thần kinh, giúp bổ não, tăng cường hoạt động của não, tăng cường trí nhớ cho trẻ em.
  • Phù hợp với trẻ biếng ăn, chán ăn, còi xương,… để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho trẻ hoạt động, hạn chế tình trạng thiếu hụt dưỡng chất.
Giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến
Yến sào chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ

Chân yến và tổ yến mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em, giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng; Tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Canxi trong yến giúp phát triển xương và răng chắc khỏe, cải thiện chiều cao và sự linh hoạt của xương khớp,…

Lợi ích sức khỏe đối với người lớn tuổi

Chân yến và tổ yến cũng là thành phần dinh dưỡng cần thiết trong củng cố và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

  • Cải thiện sức khỏe, phòng chống bệnh tật: với đa dạng dưỡng chất cùng nhiều vitamin, khoáng chất và các acid amin giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe người lớn tuổi, có sức chống lại bệnh tật hiệu quả.
  • Tăng cường, củng cố chức năng của thận, bổ phổi
  • Cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp: Acid amin Arginine giúp cơ thể tăng cường và phòng chống được các bệnh như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim, đột quỵ não, các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh đái tháo đường.
  • Tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa: người già cũng ăn kém và khó tiêu hóa, yến có thành phần Histidine giúp cung cấp các dưỡng chất giúp người lớn tuổi ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt hơn.
  • Tăng cường trí nhớ, sự tập trung, não bộ hoạt động minh mẫn hơn
  • Tăng khả năng hấp thu canxi, ngăn các bệnh về xương khớp, từ đó tăng khả năng vận động ở người lớn tuổi.

Chân yến và tổ yến cung cấp dưỡng chất cần thiết cho người cao tuổi, giúp nâng cao hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật. Chúng cải thiện chức năng thận và phổi, hỗ trợ tim mạch và giảm huyết áp nhờ acid amin Arginine. Yến sào cũng tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp người già ăn uống ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn nhờ Histidine,…

Lợi ích với sức khỏe nữ giới

Dưỡng chất chân yến và tổ yến đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của nữ giới:

  • Chống quá trình lão hóa diễn ra, duy trì sức khỏe làn da
  • Duy trì vóc dáng hiệu quả
  • Tăng cường miễn dịch, củng cố sức khỏe cho phụ nữ: lọc chất thải và các độc tố có trong cơ thể tốt hơn, cải thiện khả năng tình dục
  • Củng cố sức khỏe sinh lý nữ giới

Lợi ích với sức khỏe nam giới

Không chỉ nữ giới mà nam giới bổ sung yến cũng đem đến nhiều lợi ích sức khỏe:

  • Cải thiện trí nhớ
  • Giúp thân hình săn chắc, tạo cơ bắp
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Tăng cường sức khỏe, thanh lọc cơ thể
  • Làm giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
  • Tăng cường chức năng sinh lý

Chân yến và tổ yến mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nữ giới, bao gồm chống lão hóa, duy trì sức khỏe làn da và vóc dáng, tăng cường miễn dịch, lọc độc tố, cải thiện khả năng tình dục và củng cố sức khỏe sinh lý. Đối với nam giới, yến sào giúp cải thiện trí nhớ, làm săn chắc cơ bắp, giảm căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, thanh lọc cơ thể, giảm tác hại của rượu bia, thuốc lá và tăng cường chức năng sinh lý.

Một số lưu ý khi sử dụng yến sào

Để sử dụng yến sào tốt cho sức khỏe, đúng cách và đảm bảo giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến, mọi người cần chú ý một số điều sau:

Chú ý làm sạch tổ yến

  • Ngâm tổ yến: bạn không nên sử dụng nước nóng hay các loại hóa chất tẩy rửa. Việc này không cần thiết mà còn làm mất đi dưỡng chất, hương vị đặc trưng của yến.
  • Ngâm yến: không ngâm quá lâu, bởi khi ngâm lâu các khoáng chất trong yến có thể hòa tan trong nước. Thông thường, chỉ nên ngâm yến dưới 4 giờ đồng hồ, khi các sợi yến nở ra là có thể dừng ngâm.
  • Sử dụng rổ hay rây lọc khi ngâm yến: việc sử dụng các dụng cụ này khi ngâm yến giúp bạn tránh mất đi phần nhỏ yến bị rơi ra trong quá trình ngâm.
Giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến
Cần làm sạch tổ yến trước khi sử dụng

Nhược điểm và hạn chế tiềm ẩn

Một số người có thể bị dị ứng với yến và có thể bị sốc phản vệ gây đe dọa tính mạng sau khi ăn. Nước bọt của chim yến hay các loại côn trùng bị chim yến ăn, bọ ve sống ở trong tổ và cách làm sạch yến không đúng đều có thể là nguồn gây nên dị ứng.

Hơn nữa, một số vi khuẩn được tìm thấy có mặt trong tổ yến có thể gây ngộ độc thực phẩm, các vi sinh vật cần chú ý bao gồm E. coli, Salmonella, Staphylococcus Aureus, nấm men và nấm mốc. Ngoài ra, yến còn là sản phẩm phụ của động vật nên một số quốc gia có giới hạn nhập khẩu nghiêm ngặt đối với chúng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm H5N1.

Bảo quản yến sào

  • Đối với yến sào nguyên tổ nên cất giữ, bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng.
  • Đối với yến sau khi đã làm sạch: yến đã làm sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay nên để cho ráo nước rồi bỏ hộp, đậy kín để tủ lạnh. Lưu ý, chỉ để ráo yến tự nhiên, tốt nhất là dùng quạt không nên đem sấy hay phơi nắng.

Sau khi mua yến nên ăn càng sớm càng tốt, đừng để quá lâu vì yến để lâu sẽ bị mất chất, không còn đáp ứng dinh dưỡng và công dụng tốt.

Thời điểm sử dụng yến

Bạn có thể dùng yến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không gây hại cho sức khỏe cơ thể. Nhưng bổ sung đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách trọn vẹn, yến phát huy công dụng tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để bổ sung yến là buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Liều lượng bổ sung yến hợp lý

Tùy vào tình trạng, cơ địa và độ tuổi mà bổ sung yến với lượng phù hợp:

  • Trẻ em từ 1-4 tuổi: sử dụng 1-2 g yến tinh chế mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 4 tuổi trở lên, phụ nữ có thai và người trưởng thành: 2-3g yến tinh chế mỗi ngày.
  • Người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, ung thư, mới phẫu thuật: 3-4g yến tinh chế/ ngày.

Khi sử dụng yến sào, bạn nên lưu ý về cách làm sạch, chế biến, thời gian sử dụng cũng như liều lượng hợp lý. Đồng thời, người dùng cần nắm rõ một số hạn chế và nhược điểm của yến để cân nhắc việc sử dụng.

Đối tượng không nên dùng yến sào?

  • Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng
  • Trẻ em dưới 1 tuổi
  • Người mắc các bệnh về đường ruột, đau bụng, đầy bụng.
  • Người dị ứng với các thành phần dưỡng chất như protein, axit amin và khoáng chất trong yến.
  • Cơ thể của những người suy giảm chức năng của tỳ vị giảm không thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và nhiều đạm như yến sào như bệnh ho nhiều đờm, nhiễm khuẩn ngoài da, viêm phế quản cấp tính,…
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?
Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng yến

Một số chú ý khác

  • Không lạm dụng yến sào và xem như thuốc chữa bệnh
  • Hạn chế dùng yến sào thường xuyên
  • Không chưng yến quá lâu
  • Chọn mua yến sào chất lượng, tại các cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc, xuất xứ
  • Yến đã chưng không sử dụng lò vi sóng bởi năng lượng trong lò vi sóng có thể phá hủy các dưỡng chất trong yến
  • Hạn chế cho nhiều đường khi chưng yến

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến giúp mọi người hiểu hơn về 2 thành phần giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe này. Từ đó, biết cách lựa chọn, chế biến phù hợp để nâng cao và tăng cường sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung yến đúng cách, mọi người nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng để nâng cao kiến thức, có những áp dụng thực tiễn với sức khỏe của chính mình.

Xem thêm: 

Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Sữa công thức pha để được bao lâu?
Sữa công thức pha để được bao lâu? Sữa công thức và những gì mẹ cần biết
Việc cho bé uống sữa công thức rất phổ biến hiện nay. Nhiều bà mẹ có thói quen bảo quản...
Hướng dẫn chẩn đoán & Điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận
Chủ biên/ Tác giả:  GS.TS Võ Tam – Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam PGS.TS. Hà...
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất?
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất? Dấu hiệu và bí quyết vàng cho mẹ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là một trong những vấn đề rất được quan tâm, bởi ảnh...
Thành phần sữa mẹ gồm những gì?
Thành phần sữa mẹ: Nguồn dinh dưỡng vàng cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là món quà quý giá và tự nhiên mà người mẹ có thể dành cho con mình. Là...