Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ giàu dưỡng chất mà sữa mẹ còn giàu kháng thể tự nhiên giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa dị ứng và vi khuẩn tấn công. Để hiểu hơn về các loại ích nuôi con bằng sữa mẹ từ chuyên gia dinh dưỡng, hãy cùng Viện NRECI theo dõi bài viết sau đây nhé!
Tin liên quan:
- Mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao? Tham khảo 8 cách giúp mẹ thông tắc tia sữa
- Cách bảo quản sữa mẹ an toàn, giàu dưỡng chất cho bé
- Mẹ thông thái: Cách hâm sữa mẹ đúng cách, giữ trọn dinh dưỡng cho con
- Chuyên gia chia sẻ cách trữ đông sữa mẹ chi tiết từ A-Z
- Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ an toàn
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là trong vòng 6 tháng đầu, các mẹ chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất kỳ thức ăn, đồ uống nào kể cả nước nấu chín. Trừ một số trường hợp, trẻ được bác sĩ chỉ định bổ sung thêm vitamin, khoáng chất hoặc sử dụng thuốc.
Sữa mẹ đem đến nhiều lợi ích về dinh dưỡng và phát triển toàn diện của trẻ. Bao gồm:
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, tiêu chuẩn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong vòng 6 tháng đầu.
- Dưỡng chất từ sữa mẹ giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ từ thể chất, thể trạng đến trí não.
- Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ.
- Sữa mẹ giúp tăng miễn dịch, có tác dụng chống dị ứng cho trẻ
- Sữa dễ tiêu hóa và hấp thu không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sữa mẹ đảm bảo sạch, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sức khỏe bà mẹ
Sức khỏe của mẹ cũng cải thiện nhờ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau, kích thích tử cung co hồi và giảm nguy cơ chảy máu sau sinh cho mẹ.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng sản xuất sữa và phòng căng tức ngực cho mẹ.
- Bú mẹ tiết kiệm chi phí hơn so với các dòng sữa công thức
- Giúp tình cảm mẹ con thêm gắn bó.
- Giảm nguy cơ mẹ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng
- Chậm có kinh và có thai. Điều này giúp mẹ kế hoạch hóa gia đình và ổn định sức khỏe.
Ngoài ra, lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ còn đem đến lợi ích cho xã hội.
- Giảm nguy cơ bệnh tật ở cả trẻ nhỏ và người bệnh
- Giảm các chi phí y tế.
Mẹ ít sữa có nuôi con bằng sữa mẹ được không?
Theo bác sĩ, số người mẹ thực sự không tạo đủ sữa cho con rất hiếm gặp. Trừ những trường hợp gặp phải các nguyên nhân làm giảm sự tiết sữa ở người mẹ. Với những trường hợp này, mẹ hoàn toàn có thể cải thiện để thành công nuôi con bằng sữa mẹ.
Các mẹ nên xem xét từng dấu hiệu, nguyên nhân ở cả trẻ và mẹ để có phương pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ cho bú không hiệu quả
Nguyên tắc “vàng” trong việc cho trẻ bú là trẻ bú được càng nhiều mẹ sẽ càng tăng sản xuất sữa. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên cả ngày và đêm. Có một số mẹ quan niệm, cai ti đêm cho bé để tập thói quen tốt cho bé. Song, điều này đã vô tình làm mẹ giảm tiết sữa.
Hoặc với một số mẹ không cho bé ti trực tiếp mà qua hình thức vắt sữa ra ngoài thì cũng cần vắt sữa cả ngày để duy trì quá trình tạo sữa ổn định.
Khi cho trẻ bú, mẹ nên quan sát xem trẻ bú đủ và đúng cách chưa. Các mẹ thực hành đứng thì việc bú mẹ và tạo sữa mới đạt hiệu quả tối ưu. Dấu hiệu cho thấy bé bú sữa vẫn chưa đủ:
- Không thỏa mãn sau mỗi cữ bú
- Đòi bú nhiều lần làm cho khoảng cách bú giữa các cử gần nhau
- Bé ngủ không sâu, dễ thức giấc.
Nguyên nhân và cách khắc phục tâm lý của người mẹ
Không ít các bà mẹ luôn hoài nghi về khả năng tạo sữa và lượng sữa của mình. Đặc biệt, những ngày đầu sau sinh, sữa chưa kịp về, các mẹ xuất hiện tâm lý căng thẳng, lo lắng. Đây chính là nguyên nhân tâm lý tác động mạnh đến việc tạo sữa của mẹ. Để khắc phục tâm lý này, các mẹ nên:
- Mẹ trang bị kiến thức khi mang bầu về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Mẹ cần chia sẻ những kiến thức này với những người xung quanh để được thấu hiểu, động viên, chia sẻ từ người có kinh nghiệm trong quá trình sinh và nuôi con.
- Trong quá trình cho con bé nếu nghi ngờ lượng sữa của mình, các mẹ hãy xem xét các dấu hiệu bé nhận đủ sữa không. Nêu con không thuộc các dấu hiệu thiếu sữa thì mẹ hãy tự tin đang đủ sữa và lượng sữa phù hợp cho con.
- Các mẹ nghi ngờ sự tiết sữa của bản thân và có ý định cho con bổ sung sớm thì cần củng cố lại niềm tin và cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không thêm bất kỳ thứ gì theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới.
Trẻ bú sữa mẹ có cần bổ sung thêm vitamin D không?
Mặc dù sữa mẹ giàu dinh dưỡng cho trẻ nhưng không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Hơn nữa, Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tiếp với ánh sáng mặt trời. Vậy nên, bổ sung thuốc giải pháp hiệu quả nhất để trẻ bổ sung vitamin khi bú mẹ. (3)
Trẻ bú mẹ hoặc bú mẹ một phần cần bổ sung 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D dạng lỏng mỗi ngày bắt đầu ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh cần lượng vitamin D bổ sung này cho đến khi cai sữa hoặc cho đến khi uống 32 ounce (khoảng 1 lít) sữa công thức có bổ sung vitamin D mỗi ngày. (3)
Đọc thêm: Khuyến cáo liều dùng vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh
Nuôi con bằng sữa mẹ có giúp mẹ giảm cân nhanh không?
Việc nuôi con bằng sữa mẹ có giảm cân không còn tùy vào từng mẹ. Theo một đánh giá năm 2019, kết quả đã tìm thấy mối quan hệ giữa việc cho con bú giảm cân nhưng một số khác thì không. (4)
Việc các mẹ giảm cân khi cho con bú có thể mẹ do ăn ít calo sau sinh, căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ sau sinh do phải chăm sóc bé vất vả. (4)
Song, một số trường hợp, các mẹ tăng cân khi cho con bú vì: (4)
- Các mẹ có tình trạng béo phì hoặc dư thừa cân nặng khi mang thai có thể tăng cân hoặc giữ mức cân nặng này sau sinh.
- Một số nghiên cứu vào năm 2020, kết quả cho thấy việc cho con bú có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Bởi nồng độ prolactin – hormone liên quan đến sản xuất sữa cao hơn có thể tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy các mẹ ăn nhiều hơn.
- Một số mẹ bị viêm tuyến giáp sau sinh có thể làm giảm lượng calo đốt cháy, có thể gây tăng cân.
Đọc thêm: 10 thực đơn giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa cho mẹ “bỉm”
Làm thế nào để khắc phục những khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ?
Trong quá trình cho con bú, các mẹ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các mẹ chưa có kinh nghiệm. Sau đây là một số khó khăn phổ biến giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm xử lý:
- Không đủ sữa: Mẹ cần cho trẻ bú sớm vào thời điểm sau khi sinh, cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và ban đêm, bú đúng cách để kích thích tiết sữa. Nếu không có điều kiện cho trẻ bú trực tiếp, các mẹ nên vắt sữa thường xuyên.
- Nứt núm vú: Tình trạng này do bé ngậm núm vú sai cách khi bú. Khi bé ngậm núm sai sẽ kéo núm vú vào và đẩy ra trong khi mút bú, đồng thời, chà xát da của núm vú lên miệng. Lúc này, mẹ có thể đặt trẻ lại đúng tư thế, để trẻ ngậm bắt núm vú đúng.
- Cương tức vú: Do trẻ không bú sớm và thường xuyên hay ngậm sai cách mà gây ra tình trạng này. Các mẹ nên cho trẻ bú sớm, thường xuyên và ngậm núm vú đúng. Bên cạnh đó, trước khi cho bé, các mẹ dùng gạc ấm đắp lên núm vú và sau khi bú xong, dùng gạc lạnh giảm phù nề.
- Tắc ống dẫn sữa và viêm vú: Khi ống dẫn sữa bị tắc sẽ xảy ra tình trạng ứ trệ và có thể gây viêm, dẫn đến nhiễm trùng. Các mẹ nên đến bệnh viện bác sĩ để cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa và có phương pháp giải quyết phù hợp. Nếu sau 24 giờ, triệu chứng không thuyên giảm, bác sĩ sẽ phải điều trị thêm cho các mẹ bằng thuốc kháng sinh, giảm đau,…
- Núm vú phẳng và bị tụt vào trong: Tình trạng này xử lý trước sinh không mang đến hiệu quả. Sau sinh, ổn định tâm lý của mẹ rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, giúp bà mẹ cho trẻ ngậm vú đúng, thay đổi những tư thế khác nhau. Bên cạnh đó, giúp mẹ làm cho vú dài ra bằng cách sử dụng bơm hút đầu vú.
Trên đây là những thông tin về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, hy vọng các mẹ có thêm kiến thức hữu ích và kinh nghiệm nuôi con. Để bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật dinh dưỡng đúng đắn trong quá trình mang thai và cho con bú, các mẹ hãy đến Viện NRECI để được các bác sĩ dinh dưỡng chia sẻ, tư vấn dinh dưỡng cho mẹ bầu phù hợp.
Xem thêm:
- Mẹ thông thái: Cách hâm sữa mẹ đúng cách, giữ trọn dinh dưỡng cho con
- Cách bảo quản sữa mẹ an toàn, giàu dưỡng chất cho bé
Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ. https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-nuoi-con-bang-sua-me.html
- Từ Dũ. Nuôi con khi mẹ không đủ sữa. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/nuoi-con-khi-me-khong-du-sua/
- Mayo Clinic. Infant and toddler health. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/vitamin-d-for-babies/faq-20058161
- Medical News Today. Does breastfeeding help with weight loss? Why it may or may not happen. https://www.medicalnewstoday.com/articles/does-breastfeeding-help-you-lose-weight#Why-do-some-people-not-lose-weight?
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)