.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao?

Mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao? Tham khảo 8 cách giúp mẹ thông tắc tia sữa

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Mẹ bỉm sữa giai đoạn mới sinh thường gặp phải tình trạng tắc tia sữa vón cục, gây đau đớn, khó chịu. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe vú vô cùng nguy hiểm. Hơn thế, tắc tia sữa dễ khiến bé không đủ sữa, kém phát triển khi mới sinh. Vì vậy, vấn đề này thường được nhiều chị em quan tâm. Mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao? Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng khám phá 8 cách giúp mẹ thông tắc tia sữa nhé!

Tắc tia sữa phải làm sao? 8 cách thông tắc tia sữa hiệu quả từ chuyên gia

Nếu chưa biết tắc tia sữa phải làm sao, mẹ có thể tham khảo những biện pháp hiệu quả từ chuyên gia.

8 cách thông tắc tia sữa hiệu quả có thể kể đến như:

Cách 1: Xoa bóp vú khi trước khi cho con bú, cùng với đó bẹ bầu nên ngâm ngực trong nước ấm hoặc dùng khăn ấm chườm ấm bầu ngực, bắt đầu massage ngực từ bên ngoài và dùng ngón tay ấn vào, đi dần đến giữa để lưu thông sữa tốt hơn.

Cách 2: Thường xuyên xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng, thực hiện theo vòng tròn để kích thích và khơi thông tia sữa.

Cách 3: Bắt đầu cho con bú trước ở vú bị tắc tia sữa, trẻ khi đói sẽ bú mạnh hơn, lực hút mạnh giúp chỗ tắc trong ống dẫn dễ thông hơn.

Cách 4: Nếu mẹ bỉm có dấu hiệu bị viêm vú, nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và tránh tình trạng áp xe vú. Khi dùng thuốc, mẹ cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng bệnh tái phát.

Cách 5: Mẹ nên dùng dụng cụ hút sữa chuyên dụng để hút hết sữa còn lại sau khi cho con bú để tránh sữa còn dư trong bầu ngực gây ứ đọng. Nếu không có dụng cụ hút sữa thì cũng có thể hút sữa còn lại bằng tay.

Cách 6: Mẹ có thể dùng lược dày chải từ trong ra ngoài, chải đều lên hai bầu ngực để khơi thông tia sữa bị tắc.

Cách 7: Dùng hành tím cắt lát, đắp lên hai bầu ngực, trừ phần đầu ti, sau đó lấy khăn giấy mềm phủ lên rồi băng lại. Đắp hành tím nên thực hiện mỗi ngày 2 lần, kết hợp cùng massage nhẹ nhàng sẽ giúp thông tia sữa.

Cách 8: Sử dụng cao dán chuyên dụng cũng có thể làm thông tia sữa. Mẹ bỉm nên chọn miếng cao dán làm từ thảo dược, độ nóng của cao dán sẽ làm tan những cục sữa vón cục, làm thông ống dẫn sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao
Có nhiều cách thông tắc tia sữa mẹ bầu

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng ống dẫn sữa bị hẹp, khiến sữa khó chảy ra khó, lâu dần gây dồn ứ, vón cục và tắc ống dẫn. Chỗ ống dẫn sữa bị tắc sẽ hình thành cục sữa bị đông kết, cản trở không cho sữa mẹ chảy đến núm vú. Tình trạng sữa đông lại thường xảy ra ở những mẹ đang cho con bú khi mới có con đầu lòng.

Vú chứa một mạng lưới các ống dẫn sữa, đưa sữa từ mô vú đến núm vú. Vì vậy, khi sữa mẹ bị tắc thì sẽ trào ngược vào ống dẫn, làm cho ống dẫn ứ trệ, chèn ép các ống dẫn khác, gây sưng, viêm, tấy đỏ ở bầu ngực. Tình trạng này để lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm hơn là áp xe vú, nhiễm khuẩn vú, sốt cao, rét run.

Tắc tia sữa phải làm sao
Tắc tia sữa là gì?

Nguyên nhân tắc tia sữa          

Nguyên nhân chính gây tắc tia sữa thường là do áo ngực chật hoặc cho con bú quá thường xuyên. Những điều này sẽ tạo áp lực lên ngực, khiến cho ống dẫn hẹp, sữa khó thoát ra để đi đến núm vú. Tình trạng tắc tia sữa cũng có thể xuất phát từ việc cho con bú sai cách, như cho con bú bên này nhiều hơn bên kia, gây áp lực lớn lên một bên vú.

Ngoài ra, tắc tia sữa cũng có thể do mẹ có tiền sử viêm vú khi cho con bú, da nứt nẻ ở núm vú, ăn uống thiếu chất, không đầy đủ, hút thuốc, thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, trong giai đoạn mới sinh, mẹ cần có nhiều biện pháp để tránh tình trạng viêm tắc tia sữa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tắc tia sữa phải làm sao
Tắc tia sữa có thể là do cho bé bú quá thường xuyên

Phòng ngừa tắc tia sữa như thế nào? Khi nào cần tham vấn bác sĩ?

Để không phải băn khoăn tắc tia sữa phải làm sao, mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa như:

– Đảm bảo cho con bú hoặc hút sữa thường xuyên, tránh trường hợp sữa ứ đọng lâu ngày, gây vón cục, tắc tia sữa.

– Trong lúc cho con bú cũng kết hợp xoa bóp để thúc đẩy quá trình thoát nước.

Không sử dụng quần áo bó sát hoặc áo ngực quá chật để ngực được thoải mái, không bị chèn ép làm ống dẫn sữa bị thu hẹp.

Thay đổi tư thế cho con bú thường xuyên để đảm bảo lực hút của con đều, có thể chạm vào tất cả các ống dẫn sữa.

Chườm khăn ấm trước khi cho con bú hoặc những vùng có nhiều ống dẫn sữa, dễ gây tắc tia sữa.

Sau khi cho con bú thì chườm mát lên ngực.

Đảm bảo cho ngực luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh để núm vú bị nứt khiến các lỗ hở của ống dẫn sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn từ da hoặc miệng xâm nhập vào vú, dẫn đến viêm vú.

Sinh hoạt đúng giờ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng để không bị tắc tia sữa.

Mẹ có thể tự chữa tắc tia sữa tại nhà nhưng nếu các biện pháp không giúp tia sữa thông hoàn toàn và có những dấu hiệu báo động thì nên tham vấn bác sĩ. Tình trạng tắc tia sữa kéo dài có thể biến chứng nguy hiểm, gây đau đớn kèm sốt cao, viêm vú, viêm lở lớ, áp xe, tụ mủ, cần phải phẫu thuật dẫn lưu. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu sau, mẹ bỉm cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể:

  • Sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau nhiều ở vùng ngực, vú sưng lên.
  • Khối u vú hoặc mô vú dày lên, sờ có cục chai cứng ở bầu ngực, có cảm giác nóng rát, khó chịu khi cho con bú hoặc khi hút sữa.
  • Vùng da bị tắc sữa có vết đỏ, sau khi cho bé bú, hút sữa, cố gắng vắt sữa vẫn không hết khối cứng ở vú.
  • Tình trạng tắc sữa kéo dài nhiều hơn 3 ngày, khối căng cứng càng to lên, bị sưng đỏ.
Tắc tia sữa phải làm sao
Tham vấn bác sĩ khi cơ thể báo động vấn đề nguy hiểm

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách giúp bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Để có kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn chỉnh, mẹ có thể tham khảo lộ trình dinh dưỡng được thiết kế chuyên biệt tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, giúp cả bố và mẹ có kiến thức chăm con hiệu quả, tránh trường hợp tắc tia sữa ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, thắc mắc tắc tia sữa phải làm sao và tìm đủ mọi cách để khắc phục nhưng tia sữa vẫn bị đông vón cục, mẹ nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn, điều trị triệt để. 

Xem thêm: 
5/5 - (2 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD