.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì không biết chất lượng sữa có bị suy giảm không. Vậy nguyên nhân sữa mẹ bị loãng là gì, liệu có bị giảm chất dinh dưỡng không, làm thế nào để sữa mẹ đỡ loãng? Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây bạn nhé!

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng

Có nhiều nguyên nhân sữa mẹ bị loãng như cơ địa, thời gian và tần suất cho con bú, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ,… mà các sản phụ có thể lưu ý để phòng tránh hiệu quả. (2)

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

Thành phần tự nhiên của sữa mẹ

Sữa mẹ thường chứa tới 90% là nước, nên sữa đầu mỗi cữ bú sẽ có vẻ loãng hơn. Đây là điều hoàn toàn bình thường, vì sữa đầu có nhiệm vụ giải khát cho bé, chứa nhiều nước, lactose và protein. Sữa cuối cữ bú chứa nhiều chất béo và vi khoáng, giúp bé no lâu và phát triển tốt hơn.

Cơ địa của người mẹ

Cơ địa mỗi người mẹ có thể ảnh hưởng đến độ đặc hay loãng của sữa. Một số bà mẹ có sữa loãng hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Đó là lý do tại sao sữa mẹ lại loãng trong khi một số người không bị.

Thời gian và tần suất cho con bú

Nếu thời gian giữa các cữ bú quá dài, lượng sữa đầu tích tụ sẽ nhiều hơn, dẫn đến dấu hiệu sữa có vẻ loãng. Việc cho con bú thường xuyên giúp điều chỉnh lượng sữa và giữ cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Mặc dù ăn nhiều không đảm bảo rằng sữa sẽ đặc hơn nhưng chế độ dinh dưỡng không cân đối hoặc thiếu chất có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa và làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng. Đây là một nguyên nhân sữa mẹ bị loãng rất phổ biến.

Tình trạng sức khỏe của mẹ

Nếu mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi, hoặc mắc một số bệnh lý, chất lượng của sữa cũng có thể bị ảnh hưởng, làm cho sữa trở nên loãng hơn. Vì vậy, cần chú ý tới việc chăm sóc mẹ sau sinh.

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng có thể là do chế độ ăn

Làm sao để biết sữa mẹ bị loãng?

Có nhiều dấu hiệu giúp nhận biết sữa mẹ bị loãng như màu sắc sữa trắng trong, trẻ bú lâu nhưng vẫn không no, bé không tăng cân, bé có dấu hiệu thiếu nước,… (1)

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân sữa mẹ bị loãng, bạn nên nắm được sự khác biệt giữa sữa đầu và sữa cuối.

Sữa đầu

Khi mẹ bắt đầu hút sữa hoặc cho bé bú, sữa chảy ra từ vú lúc này được gọi là sữa đầu. Sữa đầu thường chứa nhiều lactose (một loại đường tự nhiên) và ít chất béo, calo hơn. Kết cấu của sữa đầu thường loãng, có thể trong suốt, trắng nhạt hoặc hơi xanh. Dù có vẻ loãng như nước, sữa đầu lại rất giàu nước và cung cấp năng lượng nhanh chóng cho bé khi bắt đầu bú.

Sữa cuối

Khi mẹ tiếp tục hút sữa hoặc cho bé bú, sữa sẽ dần chuyển thành sữa cuối. Sữa cuối giàu chất béo và calo hơn, có kết cấu đặc hơn và màu trắng hoặc vàng nhạt. Hàm lượng chất béo cao hơn trong sữa cuối giúp bé cảm thấy no lâu hơn sau mỗi cữ bú.

Do đó, sữa mẹ không hoàn toàn loãng mà trải qua sự thay đổi từ sữa đầu loãng giàu nước đến sữa cuối đặc giàu chất béo, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con bú. Sữa loãng đôi khi là cảm giác của mẹ nhưng thực chất có thể đó là sữa đầu.

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Có nhiều phương pháp nhận biết sữa mẹ bị loãng

Sữa mẹ bị loãng thường có thể được nhận biết qua các dấu hiệu như:

Quan sát màu sắc sữa

Sữa mẹ có thể thay đổi màu sắc theo từng giai đoạn. Sữa đầu thường có màu trắng trong hoặc xanh nhạt, loãng hơn, còn sữa cuối có màu trắng đục và đặc hơn. Nếu sữa loãng từ đầu tới cuối mà không thấy sự thay đổi, có thể sữa đang bị loãng.

Tần suất và thời gian bú

Nếu bé bú nhiều lần trong ngày nhưng vẫn không no, có thể đó là dấu hiệu sữa không cung cấp đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bé bú nhiều cũng có thể do các yếu tố khác như thói quen, sự phát triển hoặc đang bước vào đợt tăng trưởng mạnh.

Cân nặng của bé

Nếu bé không tăng cân đều đặn theo sự phát triển thông thường hoặc không đạt được mức cân nặng phù hợp, có thể cần kiểm tra xem lượng sữa mẹ có cung cấp đủ hay không.

Dấu hiệu của bé

Bé thường xuyên quấy khóc, bú lâu nhưng không thỏa mãn hoặc bé có dấu hiệu thiếu nước (ít tiểu, nước tiểu sẫm màu) cũng có thể là dấu hiệu sữa mẹ bị loãng.

Nếu nghi ngờ quá trình nuôi con bằng sữa mẹ do sữa không đủ lượng hoặc bị loãng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để kiểm tra và tư vấn kỹ hơn.

Sữa mẹ loãng có sao không? Sữa mẹ loãng có đủ chất không?

Các thành phần chính có trong sữa mẹ bao gồm:

  • Nước: Khoảng 87% của sữa mẹ là nước, đảm bảo rằng trẻ sơ sinh luôn được cung cấp đủ nước, ngay cả khi sữa mẹ có vẻ loãng. Việc sữa có nhiều nước không phải là dấu hiệu của sự thiếu dinh dưỡng.
  • Protein: Sữa mẹ chứa nhiều loại protein như whey và casein. Các protein này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển hệ miễn dịch của trẻ.
  • Chất béo: Sữa mẹ cũng chứa chất béo, đặc biệt là axit béo không bão hòa và DHA, hỗ trợ sự phát triển trí não và hệ thần kinh của trẻ. Hàm lượng chất béo thường tăng dần trong suốt quá trình bú, vì vậy những giọt sữa cuối cùng trong cữ bú thường đặc hơn và giàu năng lượng hơn.
  • Carbohydrate: Lactose là thành phần carbohydrate chính trong sữa mẹ, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ phát triển hệ tiêu hóa.
  • Khoáng chất và Vitamin: Sữa mẹ cũng chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu như canxi, sắt và vitamin D, giúp trẻ phát triển xương và hệ miễn dịch.

Sữa đầu cữ và sữa cuối cữ: Sữa mẹ thường được chia thành hai giai đoạn trong mỗi cữ bú: “sữa đầu cữ” (foremilk) và “sữa cuối cữ” (hindmilk). Sữa đầu cữ thường loãng và có nhiều nước để giải khát cho bé, trong khi sữa cuối cữ đặc hơn, giàu chất béo và calo để giúp bé no lâu và phát triển tốt.

Do đó, dù sữa mẹ có vẻ loãng nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn đầu của mỗi cữ bú nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. (3)

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Sữa mẹ loãng là hiện tượng bình thường, không quá nghiêm trọng

Cách khắc phục sữa mẹ bị loãng 

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân sữa mẹ bị loãng, bạn cần biện pháp khắc phục tình trạng này? Nếu bạn nhiều sữa và bé có dấu hiệu bú quá nhiều sữa đầu, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh để giúp cân bằng sữa đầu – sữa cuối như:

Cho con bú một bên ngực trong mỗi lần bú

Vì sữa mẹ cần vài phút để chuyển từ sữa đầu sang sữa cuối, nên tốt nhất là để bé bú hết một bên ngực trước khi chuyển sang bên còn lại. Nếu bé gặp phải tình trạng quá tải lactose, bạn có thể chỉ cho bé bú từ một bên ngực trong mỗi lần bú. Điều này giúp bé bú hết lượng sữa đầu và tiếp tục nhận được sữa cuối giàu calo và bé sẽ no ở cuối cữ bú.

Cho con bú bao lâu tùy thích

Để đảm bảo bé nhận đủ sữa cuối, hãy để bé bú bên ngực đầu tiên càng lâu càng tốt, cho đến khi bé cảm thấy no và thỏa mãn. Điều này giúp đảm bảo bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa cuối. Nếu bé vẫn có dấu hiệu đói sau khi bú, hãy cho bé quay lại bên vú mà bé vừa bú thay vì chuyển ngay sang bên vú còn lại. Điều này sẽ giúp bé nhận thêm sữa cuối, thay vì tiếp tục nhận sữa đầu nếu bạn đổi bên ngực quá sớm.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, các chuyên gia thường khuyến nghị bạn nên chuyển sang bên ngực thứ hai sau khoảng 15 – 20 phút bú ở bên ngực đầu tiên, để bé có cơ hội nhận đủ lượng sữa từ cả hai bên ngực trong mỗi cữ bú.

Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Sữa mẹ bị loãng không quá nghiêm trọng

Câu hỏi thường gặp 

Sữa mẹ loãng có làm bé chậm tăng cân không?

Sữa mẹ có các thành phần dưỡng chất từ sữa đầu tới sữa cuối. Sữa loãng có thể là dấu hiệu chuyển sữa, nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển, tăng cân tốt. Có nên uống thuốc lợi sữa khi sữa mẹ loãng?

Trong thời kỳ cho bé bú, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Sữa mẹ loãng có phải là dấu hiệu bệnh lý không?

Thông thường khi chuyển tiếp sữa, cảm giác sữa mẹ loãng là điều bình thường. Tuy nhiên nếu sữa quá loãng hoặc loãng trong suốt khoảng thời gian cho bé bú (hết sữa đầu) thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi khám để được tư vấn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ biết được nguyên nhân sữa mẹ bị loãng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đây là tình trạng bình thường, có thể khắc phục bằng những biện pháp cơ bản nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.

Các mẹ có thể nâng cao kiến thức bằng cách tham gia khóa học Dinh dưỡng Mẹ và Bé tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Khóa học này cung cấp những thông tin quan trọng về tầm quan trọng của dinh dưỡng, quản lý cân nặng và cách bổ sung các vi chất thiết yếu trong các giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai.

Ngoài ra, khóa học còn giải quyết các vấn đề dinh dưỡng phổ biến như ốm nghén, táo bón, thiếu máu, đồng thời hướng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ và xử lý những vấn đề liên quan. Chương trình còn cung cấp kiến thức về dinh dưỡng phù hợp cho bé trong từng giai đoạn phát triển, từ sơ sinh đến mẫu giáo, bao gồm các nguyên tắc ăn dặm khoa học, cách nhận biết dị ứng thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho trẻ gặp vấn đề về cân nặng, như suy dinh dưỡng hoặc thừa cân.

Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và môi trường học tập thân thiện, NRECI cung cấp nhiều khóa học từ căn bản đến chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu của học viên và có cấp giấy chứng nhận sau khi hoàn thành. Khóa học này đặc biệt phù hợp cho các mẹ quan tâm đến dinh dưỡng trong thai kỳ, hoặc có con nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm.

Đọc thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Sữa công thức pha để được bao lâu?
Sữa công thức pha để được bao lâu? Sữa công thức và những gì mẹ cần biết
Việc cho bé uống sữa công thức rất phổ biến hiện nay. Nhiều bà mẹ có thói quen bảo quản...
Hướng dẫn chẩn đoán & Điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận
Chủ biên/ Tác giả:  GS.TS Võ Tam – Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam PGS.TS. Hà...
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất?
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất? Dấu hiệu và bí quyết vàng cho mẹ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là một trong những vấn đề rất được quan tâm, bởi ảnh...
Thành phần sữa mẹ gồm những gì?
Thành phần sữa mẹ: Nguồn dinh dưỡng vàng cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là món quà quý giá và tự nhiên mà người mẹ có thể dành cho con mình. Là...