.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Sữa mẹ trữ đông bị hỏng

Sữa mẹ trữ đông bị hỏng? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý an toàn

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Sữa mẹ trữ đông bị hỏng
Sữa mẹ trữ đông bị hỏng

Nuôi con bằng sữa mẹ đem đến dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời – là nền tảng để trẻ phát triển, tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể. Song, trong quá trình này, có không ít các mẹ gặp tình trạng sữa sau trữ đông bị hỏng. Sữa mẹ trữ đông bị hỏng có thể gây hậu quả khó lường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vậy làm sao nhận biết sữa mẹ hỏng? Cách bảo quản sữa mẹ đông lạnh như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!

Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ trữ đông bị hỏng

Cuộc sống bận rộn ngày nay, các mẹ thường chọn cách trữ đông sữa để cho bé dùng dần. Song, các mẹ cần lưu ý sữa sau lần rã đông, xem sữa có dấu hiệu hư hỏng trước khi cho bé uống.

Sau đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sữa mẹ hỏng:

Sữa mẹ trữ đông có mùi chua (1)

Một số bà mẹ chia sẻ rằng, sữa sau khi trữ đông có mùi chua giống như sữa bò lên men. Song, nếu các mẹ thử vị không bị chua hoặc không bị hư thì sữa vẫn an toàn cho bé bú. Một số trường hợp trẻ không bú có thể là không thích mùi chua đó.

Nguyên nhân: Có thể do quy trình trữ sữa không đảm bảo chất lượng.

  • Sử dụng túi, bình đựng, chai không đảm bảo chất lượng
  • Máy hút sữa không vệ sinh kỹ
  • Sữa vắt ra và chưa có dự định dùng trong vòng 4 ngày thì mà không đông lạnh sớm
  • Sau khi rã đông thì không sử dụng trong vòng 24 giờ
  • Có thể nhiễm chéo mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu đậy không kỹ sữa hay thực phẩm
  • Nhiệt độ tủ không đủ lạnh

Sữa mẹ có mùi xà phòng (1)

Có một số trường hợp các mẹ ngửi thấy sữa của mình sau trữ đông có mùi xà phòng, mùi hắc rất khó chịu mặc dù tuân thủ điều kiện bảo quản.

Điều này được lý giải là do có thể sữa của các mẹ này dư thừa enzyme Lipase – enzyme phân hủy chất béo trong sữa ngay sau khi vắt sữa. Mặc dù sữa chứa lipase không có hại nhưng nếu lượng nhiều làm mùi vị mạnh thì khả năng trẻ từ chối bú cao.

Sữa mẹ trữ đông bị hỏng
Sữa mẹ trữ đông bị hỏng có mùi ôi thiu, mùi xà phòng và mùi chua

Sữa mẹ có mùi ôi thiu (1)

Nếu sữa mẹ trữ đông xuất hiện mùi ôi thiu thì nguyên nhân có thể do oxy hóa hóa học chứ không phải có chứa lipase. Việc oxy hóa có thể xảy ra do mẹ bổ sung nhiều chất béo không bão hòa đa thể từ thực phẩm hoặc do các ion sắt, đồng tự do trong nước của mẹ.

Một số thực phẩm không bão hòa đa thể gây mùi ôi thiu cho sữa mẹ là dầu, gạo lứt, hạt nguyên cám,…

Khi nhận thấy dấu hiệu mùi vị của sữa mẹ có điểm khác thường, các mẹ nên kiểm tra xem sữa có bị hỏng hay không. Theo các bác sĩ, sữa mẹ trữ đông thường có 3 trường hợp: sữa có mùi chua, mùi xà phòng và mùi ôi thiu.

Cách bảo quản sữa mẹ đông lạnh đúng cách

Sau thời kỳ nghỉ thai sản, hầu hết các mẹ đều phải quay lại với công việc và cuộc sống bận rộn hàng ngày. Vì thế, việc hút và trữ đông sữa mẹ cho trẻ bú sẽ tiện lợi hơn. Và khi các mẹ bắt đầu công việc này, điều quan trọng này phải biết cách bảo quản sữa mẹ đông lạnh. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng sữa mà còn tránh lãng phí và tốt cho sức khỏe trẻ.

Trước khi vắt sữa (2), (3), (4)

  • Rửa tay và dụng cụ sạch bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, các mẹ có thể sử dụng dung dịch khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.
  • Sữa có thể được vắt bằng tay hoặc bằng máy hút sữa. Nếu sử dụng máy hút sữa, các mẹ nên kiểm tra các bộ phận và đường ống của máy nhằm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nếu các ống dây hút đã bị bẩn, mốc, hãy thay thế.
  • Nếu dùng chung máy hút sữa tại cơ quan hoặc văn phòng làm việc, các mẹ nên lau sạch mặt đồng hồ máy hút, công tắc nguồn và mặt bàn bằng khăn lau khử trùng.
  • Sử dụng nhãn chống thấm nước và mực để ghi ngày vắt. Nếu mẹ nào đang lưu trữ sữa đã vắt tại cơ sở chăm sóc trẻ em thì nên ghi thêm tên bé vào nhãn.

Bảo quản sữa sau khi vắt (2), (3), (4)

  • Sử dụng túi trữ riêng biệt thiết kế đựng và bảo quản sữa. Hoặc các hộp đựng thực phẩm sạch bằng thủy tinh, hoặc hộp nhựa cứng không chứa hóa chất bisphenol A (BPA) có nắp đậy để đựng sữa mẹ đã vắt ra.
  • Không bảo quản sữa mẹ trong túi đựng bình sữa dùng một lần hoặc túi nhựa được thiết kế để sử dụng chung trong gia đình.
  • Lượng sữa trữ lý tưởng nhất là khoảng 60-120ml để tránh lãng phí.
  • Không cho sữa mẹ quá đầy vào bình chứa hoặc túi chứa vì sữa mẹ sẽ nở ra khi đông lại.

Điều kiện bảo quản sữa mẹ (2), (3), (4)

  • Đặt các hộp đựng hoặc túi sữa ở phía sau tủ lạnh hoặc tủ đông – nơi có nhiệt độ mát nhất. Nếu mẹ nào không có tủ lạnh hoặc tủ đông, hãy bảo quản sữa tạm thời trong thùng giữ nhiệt có túi đá.
  • Không bảo quản sữa mẹ lâu trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thay đổi nhiệt độ từ việc đóng – mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể làm giảm chất lượng của sữa.
  • Sữa mẹ vừa vắt xong có thể để ở nhiệt độ phòng lên đến 77°F hoặc 25°C trong tối đa 4 giờ. Hoặc lên đến 6-8 giờ nếu vắt trong điều kiện rất sạch; tuy nhiên, tốt nhất là làm lạnh càng sớm càng tốt.
  • Sữa mẹ mới vắt để ngăn mát tủ lạnh dưới 4 độ C tốt nhất trong 4 ngày.
  • Sữa mẹ mới vắt để ngăn đông từ âm 18 đến âm 20 độ C tốt nhất trong 6 tháng, hoặc có thể đến 12 tháng.
  • Sữa bé bú còn được sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi bé bú. Nếu bé không dùng nữa thì hãy bỏ lượng sữa này đi khi quá 2 giờ.
  • Sữa mẹ bảo quản trong túi đá giữ nhiệt tối đa 24 giờ nếu gia đình đi du lịch hoặc vận chuyển sữa đến nơi khác, sau đó các mẹ lấy sữa bảo quản tiếp trong tủ đông nếu chưa dùng đến.

Điều kiện rã đông sữa mẹ an toàn (2), (3), (4)

  • Rã đông sữa bằng cách cũ nhất trước. Đặt hộp sữa đông lạnh vào ngăn mát tủ lạnh vào đêm trước ngày định sử dụng. Hoặc các mẹ cũng có thể nhẹ nhàng làm ấm sữa bằng cách đặt dưới vòi nước ấm đang chảy hoặc trong một bát nước ấm.
  • Không hâm nóng bình sữa đông lạnh trong lò vi sóng hoặc trên bếp quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng chất lượng và dưỡng chất trong sữa
  • Không nên đông lạnh lại phần sữa mẹ thừa đã rã đông.

Xem thêm: Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

Như vậy, bảo quản sữa mẹ đông lạnh là điều cần thiết mà các mẹ lưu ý từng công đoạn: trước khi vắt sữa, trong khi vắt, điều kiện nhiệt độ, thời gian bảo quản rã đông. Các mẹ áp dụng đúng cách vừa mang đến nguồn sữa chất lượng vừa an toàn thực phẩm cho trẻ.

Cách xử lý sữa mẹ bị hỏng

Tùy vào dấu hiệu sữa mẹ hỏng mà các mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ hay người thân mà tìm ra khắc phục phù hợp. Sau đây là cách xử lý theo từng dấu hiệu của sữa:

Xử lý sữa trữ đông có mùi chua (1)

Các mẹ kiểm tra lại quy trình lưu trữ có đảm bảo an toàn chất lượng hay không:

  • Xem bình, túi chứa đạt tiêu chuẩn về chất liệu, nắp đậy
  • Điều kiện bảo quản phù hợp chưa
  • Sữa vắt ra nhưng chưa có dự định dùng trong vòng 4 ngày thì lập tức đông lạnh càng sớm càng tốt. Sau khi rã đông thì nên sử dụng càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ
  • Đảm bảo các sử dụng tủ trữ sữa riêng hoặc nếu dùng chung tủ lạnh gia đình nên đậy kín hộp sữa và các thực phẩm khác.
  • Bảo quản sữa ở phía trái của tủ lạnh hoặc tủ đông, không phải ở cửa ra vào. Không để sữa dựa vào thành của tủ lạnh
  • Kiểm tra nhiệt độ của tủ xem đủ lạnh hay không,…
Sữa mẹ trữ đông bị hỏng
Sữa mẹ trữ đông cần đảm bảo đúng quy trình để giữ cho chất lượng sữa được đảm bảo

Xử lý sữa có mùi xà phòng (1)

Để tránh bé bỏ bú, các mẹ có thể áp dụng một số giải pháp sau:

  • Trộn sữa đông lạnh đã hâm nóng cùng sữa mới vắt: Ban đầu mẹ cho sữa mới vắt nhiều hơn nếu bé chịu bé thì các lần sau thêm sữa trữ đông nhiều chút đến khi bé từ chối. Hoặc các mẹ pha tỷ lệ 50% sữa trữ đông và 50% sữa mới vắt.
  • Cho thêm 1 giọt vani không cồn: Các mẹ xin ý kiến của bác sĩ nhi khoa thử xem nhé về cách này.
  • Thử sữa đông lạnh ở thời điểm khác: Đôi khi sữa cũ lại ổn hơn. Hoặc đôi khi sữa cấp đông ngay lập tức sau khi vắt và sữa để trong tủ lạnh vài ngày mới cấp đông cũng có sự khác biệt. Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Thử cho bé ăn bú vào buổi sáng: Buổi sáng là thời điểm trẻ đói nhất để xem trẻ có chấp nhận hay không. Nếu trẻ từ chối nhận, các mẹ cho trẻ bú sữa mới. Nếu trẻ chấp nhận thì phương pháp này dễ dàng thực hiện hơn so với việc pha sữa đông lạnh với sữa mơi.
  • Làm ấm sữa hơn: Các mẹ thử làm sữa ấm hơn bình thường. Một số mẹo cho rằng đun sữa nóng ở nhiệt độ 82 độ C hoặc khi thấy có ít bọt xung quanh mép nồi có thể khử hoạt tính của enzyme lipase. Song, một số khuyến cáo cho rằng việc đun trên bếp sẽ làm giảm kháng thể trong sữa.

Xử lý sữa mẹ có mùi ôi thiu (1)

Nếu trẻ từ chối mùi vị sữa này, các mẹ hãy cố gắng cho trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc sử dụng sữa mới vắt, hoặc cho trẻ dùng sữa đông lạnh dưới 7 ngày. Đừng quên đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của bé đồng thời phù hợp với thói quen cuộc sống của cha mẹ.

Để hạn chế mùi ôi thiu lần sau mẹ cần nhớ :

  • Kiểm tra nguồn nước uống của mẹ
  • Tránh dầu cá và các chất bổ sung từ hạt lanh và các thực phẩm như cá cơm trong chế độ ăn hàng ngày
  • Tăng cường các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa như beta carotene và vitamin E

Như vậy, tùy vào hiện tượng, mùi vị của sữa sau đông lạnh mà các mẹ có cách xử lý sao cho phù hợp. Với sữa có mùi chua, hãy xem lại cách bảo quản, với sữa có mùi xà phòng hãy thử pha trộn sữa đông lạnh, sữa mới hoặc cho thêm vani vào sữa và với sữa có mùi ôi thiu, các mẹ hãy xem lại chế độ ăn uống và nguồn nước nhé!

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng sữa mẹ trữ đông

Khi sử dụng sữa rã đông cho trẻ bú, các mẹ cần có kinh nghiệm, đừng vội lo lắng khi quan sát màu sắc, mùi vị. Bởi mùi vị, độ đặc của sữa mẹ đã rã đông có đôi chút khác với sữa mới vắt. Song, sữa vẫn an toàn để cho bé bú. Và các mẹ cần chú ý:

Sữa mẹ không cần hâm nóng bởi sữa có thể được dùng ở nhiệt độ phòng hoặc dùng lạnh. Nếu các mẹ muốn hâm nóng sữa cho bé bú, cần lưu ý:

  • Luôn đậy kín bình hoặc túi chứa sữa trong suốt thời gian hâm nóng.
  • Hâm nóng sữa trong nước ấm
  • Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay
  • Không đun sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc trong lò vi sóng bởi làm mất kháng thể
  • Xoay hoặc lắc nhẹ bình hoặc túi sữa mẹ để trộn chất béo bị tách ra trong quá trình cấp đông và hâm nóng
  • Sau khi hâm nóng, nếu trẻ bú bú vẫn còn, phần sữa thừa lại chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ, sau đó nên được đổ bỏ
Sữa mẹ trữ đông bị hỏng
Hâm nóng sữa đúng cách trước khi cho bé bú

Trên đây là những thông tin về sữa mẹ trữ đông bị hỏng, hy vọng các mẹ có thêm kinh nghiệm trong nuôi con bằng sữa mẹ. Để nâng cao kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc bé, bố mẹ có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng từ Viện NRECI hoặc tư vấn dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời để có thể nuôi con một cách khoa học, giúp con cao lớn, phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Nguồn tham khảo: 

  • Bệnh viện Từ Dũ. Tại sao con từ chối sữa mẹ trữ đông. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/tai-sao-con-tu-choi-sua-me-tru-dong/ (1)
  • Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào?. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/bao-quan-sua-me-da-vat-nhu-the-nao/ (2)
  • Mayoclinic.org. Infant and toddler health. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breast-milk-storage/art-20046350 (3)
  • Healthychildren.org. Tips for Freezing & Refrigerating Breast Milk. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Storing-and-Preparing-Expressed-Breast-Milk.aspx (4)
5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD