Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Chuyên gia giải đáp cho bố mẹ!
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Trẻ mọc răng muộn là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Một câu hỏi mà các bác sĩ nhi khoa thường xuyên nhận được là trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Để tìm được đáp án, bạn đọc tham khảo ngay chia sẻ từ bác sĩ của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sau đây.
Tin liên quan:
- Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
- Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
- Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Hướng dẫn chi tiết cho mẹ Việt
- Khuyến cáo liều dùng vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh
- Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng cùng những lời khuyên từ chuyên gia
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?
Tùy từng nguyên nhân, trẻ sẽ được can thiệp phù hợp để thúc đẩy quá trình mọc răng. Cụ thể, nếu trẻ mắc các bệnh lý dẫn tới mọc răng chậm, bác sĩ sẽ đề nghị phương án điều trị tương ứng. Với trường hợp trẻ bị thiếu chất, cha mẹ có thể bổ sung dưỡng chất cho bé. Vậy bổ sung gì cho trẻ chậm mọc răng? Đó là:
Canxi: Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng là điều cần thiết. Cha mẹ có thể tăng lượng canxi bổ sung vào chế độ ăn của con qua sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, hải sản, rau xanh (cải xoăn, bắp cải, rau diếp),…
Vitamin D: Ngoài việc cho bé tắm nắng để hấp thu vitamin D tự nhiên và giúp cơ thể tổng hợp canxi hiệu quả, mẹ có thể thêm vào chế độ ăn của bé những món giàu vitamin D như trứng gà, các loại cá,, tôm, nấm,…
Các dưỡng chất khác: Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đầy đủ dưỡng chất như chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin A, vitamin C,…
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Cha mẹ nên ưu tiên đưa thực phẩm giàu vitamin D, canxi, MK7,… vào chế độ ăn của trẻ. Đồng thời, nên hạn chế việc cho bé ăn bánh kẹo hay nước ngọt để tránh gây ảnh hưởng xấu tới răng bé. (4)
Tham khảo: Những điều thú vị về Vitamin D có thể bạn chưa biết!
Trẻ chậm mọc răng là thiếu chất gì?
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, do thiếu chất gì? Trẻ chậm mọc răng còn có một phần nguyên nhân từ tình trạng thiếu một số dưỡng chất quan trọng. Đó là:
Thiếu vitamin D
Thiếu vi chất này khiến canxi không được hấp thu để hình thành và xây dựng cấu trúc xương răng. Đây là loại vitamin ít có trong sữa mẹ và thực phẩm tự nhiên. Trẻ sơ sinh dễ bị thiếu hụt vitamin D nếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc mẹ bị thiếu vitamin D trong thai kỳ.
Thiếu canxi
Trong quá trình mọc răng, canxi là một dưỡng chất đặc biệt quan trọng. Nếu thiếu hụt dưỡng chất này thì các mầm răng sẽ yếu đi, kém phát triển, không phát triển hoàn chỉnh theo cấu trúc giải phẫu, dẫn tới tình trạng chậm mọc răng.
Thiếu MK7
Đây là 1 loại vitamin K2 có nhiệm vụ đưa canxi trong máu tới xương và răng, giúp răng khỏe hơn. Trong những trường hợp bé được cung cấp đủ vitamin D và canxi nhưng thiếu hụt MK7 thì cũng dễ dẫn đến tình trạng mọc răng chậm.
Trẻ mấy tháng mọc răng?
Thông thường, răng sữa bắt đầu mọc vào khoảng từ 6 – 12 tháng. Thời gian mọc dự kiến của các răng khác nhau tùy thuộc vào từng loại răng. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, các mốc thời gian mọc răng hàm trên thường là:
- Răng cửa giữa: Khi trẻ được 8 – 12 tháng
- Răng cửa bên: Khi trẻ được 9 – 13 tháng
- Răng nanh: Khi trẻ được 16 – 22 tháng
- Răng hàm đầu tiên: Khi trẻ được 13 – 19 tháng
- Răng hàm thứ hai: Khi trẻ được 25 – 33 tháng
Trong khi đó, các mốc thời gian mọc răng hàm dưới thường là:
- Răng cửa giữa: Khi trẻ được 6 đến 10 tháng
- Răng cửa bên: Khi trẻ được 10 – 16 tháng
- Răng nanh: Khi trẻ được 17 – 23 tháng
- Răng hàm đầu tiên: Khi trẻ được 14 – 18 tháng
- Răng hàm thứ hai: Khi trẻ được 23 – 31 tháng
Tất cả các răng sữa thường sẽ mọc khi trẻ được 27 – 33 tháng, hoặc khoảng 3 tuổi. Điều đó có nghĩa là miễn trẻ mọc răng sữa trước khi trẻ được 45 tháng tuổi (khoảng 4 tuổi) thì là hoàn toàn bình thường.
Thông thường, răng sữa sẽ mọc khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có mốc thời gian tăng trưởng khác nhau nên chỉ cần trong khoảng thời gian tổng quan thì các bậc phụ huynh không cần lo lắng. (1)
Dấu hiệu trẻ chậm mọc răng
Trẻ mọc răng chậm có những dấu hiệu điển hình là:
- Chiếc răng sữa đầu tiên mọc trong khoảng thời gian 12 – 24 tháng
- Những chiếc răng sữa còn lại mọc sau khoảng 4 năm
Nha sĩ có thể xác định liệu thời gian mọc răng của con bạn có phù hợp với tiến trình phát triển bình thường hay không. (1)
Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng
Trước khi tìm hiểu về trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, chúng ta cần nắm được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Cụ thể:
Sinh non hoặc cân nặng khi chào đời thấp
Sinh non xảy ra khi trẻ chào đời quá sớm. Trẻ sinh non hoặc sân nặng khi sinh thấp có nguy cơ cao bị chậm phát triển hơn so với trẻ sinh đủ tháng, đủ cân. Một trong những dấu hiệu điển hình là mọc răng muộn.
Suy dinh dưỡng
Dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Suy dinh dưỡng trong khoảng thời gian này có thể khiến trẻ mọc răng muộn. Cụ thể, nó có thể dẫn đến tình trạng trẻ mọc răng chậm từ 1 – 4 tháng.
Đọc thêm: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ
Mắc một số hội chứng bệnh lý
- Hội chứng Down
- Hội chứng Apert
- Hội chứng Ellis-van Creveld
- Hội chứng Hutchinson-Gilford progeria
- Hội chứng Zimmermann-Laband-1
- Hội chứng Axenfeld–Rieger
Rối loạn nội tiết
Hệ nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Một số loại hormone điều tiết sự phát triển và tăng trưởng. Do đó, tình trạng rối loạn nội tiết như suy giáp, suy tuyến yên, suy tuyến cận giáp,… có thể dẫn tới mọc răng muộn.
Di truyền
Nếu bạn có tiền sử gia đình về tình trạng mọc răng muộn thì con bạn cũng có thể gặp vấn đề này. Tương tự, nếu bất kỳ tình trạng nào đã đề cập ở trên tồn tại trong gia đình bạn, nó có thể khiến con bạn mọc răng chậm.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng thường là do sinh non, cân nặng khi sinh thấp, mắc một số hội chứng bệnh lý, rối loạn nội tiết, di truyền,… (1)
Lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng
Ở hầu hết trẻ, việc mọc răng muộn đơn giản có thể không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nếu răng sữa của con bạn mọc muộn hơn so với thời gian trung bình, điều này có thể gây ra các hệ lụy như:
- Khó nhai nuốt
- Khó phát âm
- Khó biểu lộ cảm xúc trên gương mặt
Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa bé đi khám nha sĩ:
- Bé chưa mọc chiếc răng sữa nào khi đã 12 tháng tuổi.
- Bé chưa mọc đủ răng sữa khi đã được 4 tuổi.
- Các vấn đề khác: Thiếu răng, răng mọc thưa, răng có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn, răng sâu, răng sữa không rụng khi răng vĩnh viễn đã mọc,… (1)
Qua bài viết trên, hẳn các bậc phụ huynh đã nắm được thời điểm trẻ mọc răng sữa là khi nào, trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì để sớm cải thiện tình trạng này. Hãy đồng hành cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) để tham khảo thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình bạn nhé!
Xem thêm:
- Trẻ mấy tháng uống vitamin A? Lịch uống vitamin A liều cao cho trẻ
- Khuyến cáo liều dùng vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh
- Bệnh viện Nhi đồng 1. Vàng da ở trẻ sơ sinh – Những điều cần biết. https://nhidong.org.vn/cau-lac-bo-ba-me/vang-da-o-tre-so-sinh-nhung-dieu-can-biet-c55-3056.aspx (1)
- Bệnh viện Từ Dũ. Bệnh vàng da sơ sinh. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/benh-vang-da-so-sinh/ (2)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ