Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Nếu được chẩn đoán tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, kiểm soát đường huyết từ bác sĩ, các mẹ cần thiết kế và duy trì thực đơn dinh dưỡng, ăn uống hợp lý. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối vô cùng quan trọng, phải tuân thủ nguyên tắc và đáp ứng ổn định đường huyết cũng như nguồn dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Tin liên quan:
Việc thiết kế thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối có thể gặp khó khăn. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng bởi có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ điều trị cho mình hay các chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, các mẹ có thể nâng cấp, bổ sung kiến thức dinh dưỡng cho mẹ và bé từ các khóa học dinh dưỡng hay đào tạo dinh dưỡng do trung tâm dinh dưỡng tổ chức.
Tham khảo thực đơn chi tiết tại: https://nreci.org/thuc-don-cho-ba-bau-tieu-duong-3-thang-cuoi/
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường
Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối bị tiểu đường cần thỏa 2 yếu tố: duy trì ổn định lượng đường trong máu ở mức an toàn, cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thế nên, các mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau:
- Dung nạp lượng calo vừa đủ trong ngày, nên cung cấp từ 1.800 – 2.500 calo cho cơ thể. Nếu các mẹ có cân nặng trung bình nên bổ sung từ 2.200 – 2.500 calo/ngày, còn các mẹ thừa cân thì chỉ nên cung cấp 1800 calo/ ngày.
- Không nên ăn 1 lần quá no hay để cơ thể quá đói. Các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn 6 bữa/ ngày.
- Bổ sung đa dạng thực phẩm, không nên bổ sung 1 loại thực phẩm quá nhiều.
- Mặc dù bổ sung đa dạng thực phẩm, nhưng các mẹ nên kiêng các thực phẩm có chỉ số GI cao, các loại thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ,… Ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp GI<55, chế biến đơn giản như cơm gạo lứt, khoai lang luộc, bắp luộc… duy trì lượng carbodydrat trong khoảng 45-55% với nhu cầu cơ thể.
- tăng cường chất xơ trong rau xanh 300-400g rau trong chế độ ăn
- Lượng thịt, trứng, đậu trong 3 tháng cuối thai kỳ được tăng cường và bổ sung hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé
- Chất béo cũng không nên bỏ qua vì giai đoạn này là nguyên liệu cần thiết cho phát triển trí não em bé. Vì vậy. bà bầu tiểu đường thai kỳ nên chọn các loại chất béo không bão hòa (dầu nành, dầu hướng dương, dầu oliu…) thay vì ăn nhiều mỡ và da động vật.
- Nên ăn theo thứ tự rau củ, cá/thịt/trứng, cuối cùng là tinh bột như vậy cơ thể sẽ hấp thu tinh bột chậm hơn.
Chỉ số GI là gì? Tiểu đường thai kỳ lựa chọn thực phẩm chỉ số GI như thế nào?
Chỉ số GI có tên gọi đầy đủ là Glycemic Index – đây là chỉ số thể hiện tốc độ đường huyết tăng khi ăn bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể. Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể biết được thực phẩm nào có tốc độ ảnh hưởng đến đường huyết nhanh, chậm. Từ đó, lựa chọn thực phẩm nào tốt và cần tránh thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Tức là, khi ăn thực phẩm đó, lượng đường trong máu trong cơ thể mẹ bầu tăng đều và giảm với tốc độ chậm dần. Nhờ đó, các mẹ dễ dàng kiểm soát nguồn năng lượng, tránh gây nên biến chứng nghiêm trọng.
Ngược lại, các thực phẩm có chỉ số đường huyết quá cao không được khuyến khích bởi không tốt cho phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ. Bởi khi ăn những thực phẩm này, chỉ số đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng nhanh và giảm đột ngột.
Hiện nay, World Healthy Foods đã có nghiên cứu và xác định mức của chỉ số GI là rất thấp, thấp, trung và cao. Do đó, các mẹ khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn hằng ngày nên chú ý để tốt nhất cho sức khỏe.
- Các thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI<55): Các loại rau, các loại đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng,… Một số loại trái cây tươi: cam, bưởi, táo, cam, đào, lê, nho, kiwi, chuối, mận,… Sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh mì, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Các thực phẩm có chỉ số GI trung bình (56-69): Nước cam, dưa hấu, dứa, cháo gạo, khoai tây nấu chín,…
- Các thực phẩm có chỉ số GI cao (GI>70): Khoai tây, xôi nếp, bánh mì trắng, gạo tẻ, mì ống, bơ, bí ngô, bánh quy,…
Tuy nhiên, khi lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mẹ nên chú trọng về lượng ăn loại thực phẩm đó. Vì nếu mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn nhiều cũng sẽ gây tăng đường huyết, khó kiểm soát. Do đó, các mẹ nên được tư vấn và thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho phù hợp.
Cách phòng tránh tiểu đường 3 tháng cuối (1)
Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, các bà mẹ cần chú ý điều chỉnh lối sống để phòng chống bệnh an toàn. Cụ thể:
Lựa chọn ăn các loại thực phẩm lành mạnh
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và hoạt động thể chất chính là biện pháp hỗ trợ phòng chống tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
- Người mẹ cần được hướng dẫn, tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia để giúp họ chọn đúng số lượng, chất lượng thực phẩm..
- Người mẹ cần biết cách lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh nhằm hạn chế sự tăng cân quá mức, đồng thời ngăn bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Chú ý kiểm soát cân nặng lúc mang thai
Mang thai mà các mẹ tăng cân chính là biểu hiện tích cực, cho thấy sự phát triển của em bé. Việc tăng cân của người mẹ lúc mang thai sẽ phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng.
Tùy vào cách bổ sung dinh dưỡng, chỉ số khối cơ thể BMI trước khi cho thai của người mẹ. Viện Y học đã khuyến nghị mức cân nặng như sau:
BMI trước lúc mang thai | Cân nặng tăng lên (kg) | Mức tăng cân trung bình trong khoảng quý 2 và 3 lúc mang thai (kg/tuần) |
---|---|---|
Người thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/㎡) | 12,5 – 18 | 0,51 (0,44 – 0,58) |
Người có chỉ số khối bình thường (BMI 18,5 – 24,9 kg/㎡) | 11,5 – 16 | 0,42 (0,35 – 0,50) |
Người thừa cân (BMI 25,0 – 29,9 kg/㎡) | 7 – 11,5 | 0,28 (0,23 – 0,33) |
Người béo phì (BMI >= 30,0 kg/㎡) | 5 – 9 | 0,22 (0,17 – 0,27) |
Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo người mẹ nên giảm cân đối với người bị thừa cân, béo phì (thực hiện trước lúc mang thai).
Chú ý hạn chế sử dụng muối trong chế độ ăn
- Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường cần giảm ăn mặn, đặc biệt là những thai phụ có phù, bị cao huyết áp hay bị nhiễm độc thai nghén, nhằm tránh tai biến khi sinh.
- Chỉ nên dùng dưới 5g muối/ngày và nên dùng muối iot.
Giáo dục dinh dưỡng cho người mẹ
- Cần giáo dục cho các bà mẹ về một chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và phòng chống tiểu đường thai kỳ.
- Tư vấn cho người mẹ về cách lựa chọn thực phẩm khoa học, lành mạnh.
- Có thể dòng tháp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, cho con bú để tư vấn dinh dưỡng phù hợp.
- Trong quá trình giáo dục dinh dưỡng, nên chú ý nhấn mạnh các phương pháp nấu ăn lành mạnh, giảm tiêu thụ các thực phẩm có đường, muối, nhiều chất béo và thực phẩm có chứa ít chất xơ,…
- Điều quan trọng nhất, luôn phải nhắc nhở thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ là duy trì ăn uống lành mạnh ngay cả sau khi sinh, nhằm hỗ trợ giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, và hội chứng chuyển hóa sau khi sinh.
Tăng cường hoạt động thể chất
- Hoạt động thể chất sẽ giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, giảm sự đề kháng insulin, kiểm soát glucose huyết tương cũng như rối loạn chuyển hóa lipid máu,…
- Cần chú ý theo dõi hoạt động của thai nhi và lượng đường trong máu trước và sau khi tập luyện thể thao.
- Các chuyên gia khuyến khích hoạt động thể chất cho người mẹ bị tiểu đường là tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, những bài tập đi bộ hay tập tay lúc ngồi nên tập 10 phút sau ăn. Đồng thời, trước lúc mang thai người mẹ nên tích cực luyện tập thể thao, duy trì cho đến khi mang thai.
Lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu tiểu đường (1)
Đối với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn và luyện tập mỗi ngày chính là giải pháp trị liệu chính. Liệu pháp dinh dưỡng bao gồm cá nhân hóa chế độ ăn tối ưu, kiểm soát lượng glucose huyết tương. Đồng thời, liệu pháp dinh dưỡng cần được xây dựng dựa theo thói quen ăn uống, hoạt động, tình trạng dinh dưỡng thực của người mẹ,… Trong đó, các bác sĩ dinh dưỡng có một số lời khuyên dành cho người mẹ:
Nên cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng thiết yếu, hàm lượng vitamin và khoáng chất cho người mẹ lẫn thai nhi giúp bé con được phát triển một cách toàn diện. Trong đó, cần chú ý theo nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Năng lượng | Nên hạn chế năng lượng ăn vào chính là giải pháp kiểm soát cân nặng và xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường, glucose huyết tương và thai to. Khuyến cáo năng lượng ăn vào cho mẹ bầu bị tiểu đường như sau:
|
Protein | Protein là chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng và tái tạo các mô của cơ thể, điều tiết các hoạt động sống và giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
|
Lipid | Lipid là nguồn năng lượng dự trữ quan trọng của cơ thể, cung cấp gấp đôi năng lượng so với carbohydrate và protein. Bên cạnh đó, lipid còn giúp bảo vệ cơ thể, hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.
Trong chế độ ăn của mẹ bầu tiểu đường, lipid nên chiếm khoảng 20 đến 30% tổng năng lượng, trong đó yêu cầu tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số không nên vượt quá 60%. Cần tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật, đồng thời hạn chế tiêu thụ mỡ động vật. |
Glucid | Glucid là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, tuy nhiên tất cả các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, không kể tiểu đường tuýp 1 và 2 đều phải chú ý tuân thủ chế độ dinh dưỡng giảm glucid (chiếm 55 đến 60% năng lượng khẩu phần). Glucid nên được chia ra suốt cả cả trong 3 bữa ăn chính và 2 đến 3 bữa ăn phụ. Sử dụng tối thiểu 175g/ngày, ưu tiên các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình. |
Chất xơ | Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón ở mẹ bầy. Nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 28g/ngày. Với người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì chất xơ sẽ có vai trò quan trọng hỗ trợ kiểm soát glucose huyết tương và phòng các biến chứng của đái tháo đường. Do đó, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn ít nhất 400g rau củ trong ngày. |
Vitamin và khoáng chất | Đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị cho người mẹ có thai. |
- Chú ý thường xuyên theo dõi bệnh: Phòng tránh các biến chứng của tiểu đường thai kỳ cho người mẹ, thai nhi như sinh non, sảy thai, đa ối, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thai chết lưu,… bằng cách thăm khám với bác sĩ định kỳ.
- Duy trì các hoạt động thể lực bình thường của người mẹ mỗi ngày.
- Duy trì mức cân nặng phù hợp theo từng giai đoạn của thai kỳ (theo bảng Bộ Y tế đã khuyến nghị mức cân nặng trên).
Tham khảo: Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam
Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối có cần kiêng khem gì không?
Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối cần kiêng khem một số thực phẩm như:
- Thức ăn ngọt, béo, nhiều dầu mỡ,…
- Gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống,…
- Nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng hộp,…
- Rượu bia, thuốc lá,…
Xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh là điểm quan trọng và đôi khi lại gây nhiều khó khăn cho người mẹ. Việc tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng cũng là cách hỗ trợ người mẹ cải thiện dinh dưỡng tốt nhất. Bạn có thể tham khảo qua dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai bị tiểu đường hiện có tại Viện Dinh dưỡng NRECI. Với độ ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn có nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ thăm khám và tư vấn dinh dưỡng cần thiết dựa theo tình trạng thực tế của người mẹ và sở thích ăn uống.
Trong suốt quá trình thăm khám, tư vấn và xây dựng thực đơn cho người mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng tại NRECI sẽ luôn theo sát, hỗ trợ cải thiện sức khỏe người mẹ và giúp bé con trong bụng phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
Xem thêm:
- DHA cho bà bầu: Liều lượng khuyến nghị theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
- Hàm lượng canxi cho bà bầu trong quá trình mang thai
- Tham khảo 10+ thực phẩm giàu Iot cho bà bầu
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)