.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chế độ dinh dưỡng cho F0

Chế độ dinh dưỡng cho F0 khoa học để nhanh hồi phục sức khỏe

0

Dù hiện tại số người đã tiêm vắc xin phòng chống covid đã nhiều nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh và để lại biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, bên cạnh tiêm ngừa, mọi người vẫn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhất là những người f0 để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết cách thiết kế chế độ dinh dưỡng cho f0 đúng cách, lành mạnh và khoa học nhất nhé!

Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh COVID-19

Covid 19 có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu, người cao tuổi và những người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh tim mạch.

Bên cạnh các thuốc các đặc hiệu điều trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng giúp giải quyết căn bệnh và giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn. Mỗi loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng khác nhau, có vai trò khác nhau đối với cơ thể. Thế nên, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, tỷ lệ cân đối giúp cơ thể thêm khỏe, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức khỏe chống lại virus gây bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho f0 phù hợp còn giúp cải thiện sự trao đổi chất và có thể ngăn ngừa các biến chứng của các triệu chứng mạn tính liên quan đến covid 19.

Ngược lại, nếu người bệnh thiếu chất, không bổ sung tốt trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh thường bị suy dinh dưỡng, giảm số lượng và chức năng của các khối cơ trong cơ thể. Tình trạng này càng kéo dài dẫn đến suy kiệt, giảm khả năng chống chịu bệnh, từ đó mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho F0
Dinh dưỡng có vai trò cân đối sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng

Người bị F0 nên ăn uống như thế nào để mau chóng phục hồi?

Trong quá trình điều trị bệnh, các f0 cần có chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng đa dạng các chất và đầy đủ để tạo điều kiện cho cơ thể hồi phục, nâng cao hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Từ đó, khả năng phục hồi sức khỏe tổng thể cao hơn.

F0 cần bổ sung protein

Người bệnh cần được cung cấp đủ lượng protein để ngăn ngừa mất khối cơ và duy trì chức năng trao đổi chất. Bởi việc mất có thể dẫn đến suy nhược, mệt mỏi và không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày.

Đồng thời, thiếu hụt protein cũng có liên quan đến chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến chúng suy giảm và gây nên nhiều triệu chứng dẫn đến kéo dài thời gian phục hồi.

Thế nên, người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn với các thực phẩm như đậu, đậu nành, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, hạt, các loại thịt, cá, tôm, trứng,…

Bổ sung chất béo lành mạnh

Nên bổ sung các chất béo lành mạnh, không bão hòa từ các loại hạt, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi,… Và nên sử dụng các loại dầu hạt để chế biến thức ăn như dầu oliu, dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu cá,…

Để hạn chế chất béo bão hòa, hãy cắt giảm chất béo từ các loại thực phẩm như da động vật, nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt béo, bơ, các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo, mỡ động vật. Đồng thời, hạn chế nướng, chiên mà nên hấp, luộc thực phẩm để giảm lượng chất lượng quá nhiều vào cơ thể.

Ăn nhiều trái cây, củ quả và rau xanh

Vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại trái cây, củ quả và rau xanh. Các chất này rất tốt cho cơ thể, nhất là hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch. Mỗi ngày, các f0 nên cố gắng ăn ít nhất 5-6 phần trái cây và rau quả trong bữa ăn.

Các loại trái cây, rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất, dễ tìm và dễ bổ sung hằng ngày: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, bông cải xanh, cải bó xôi, bưởi, cam, kiwi, ổi, dâu tây, đu đủ, ớt chuông,…

Chế độ dinh dưỡng cho F0
Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau xanh

Bổ sung men vi sinh probiotic

Men vi sinh được khuyên bổ sung cho cơ thể để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Các vi khuẩn có lợi có trong men vi sinh sẽ giúp đường ruột khỏe, tăng sức đề kháng, miễn dịch và chống lại các vi khuẩn có hại. Thực phẩm giàu men vi sinh: sữa chua, kefir, kombucha,…

Bổ sung vitamin C

Vitamin C là vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể tránh nhiễm trùng bằng cách kích thích sự hình thành các kháng thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, vitamin C còn là chất chống oxy hóa chống lại các các gốc tự do gây hại trong cơ thể.

Vitamin c có nhiều trong các loại trái cây, củ quả và rau canh: cam, quýt, bưởi, ổi, ớt chuông, dâu tây, cà chua, bông cải xanh,…

Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và chức năng của hệ thống miễn dịch, chống viêm, giúp vết thương mau lành. Kẽm được tìm thấy nhiều trong thịt nạc, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại đậu, các loại động vật có vỏ và hải sản như hàu, sò, cua, ghẹ,…

Bổ sung các thực phẩm chứa selen

Selen là khoáng chất được xem như chất chống oxy hóa hóa mạnh giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa selen: trứng, hải sản, hạt bí ngô, quả hạch Brazil, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa,…

Bổ sung nhiều nước trong ngày

Ngay cả khi không khát, người bệnh cũng phải bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể. Đối với những F0 nếu dịch tiết đường hô hấp không được làm loãng có thể dẫn đến viêm phổi. Có thể bổ sung nước lọc hay các loại nước từ trái cây, củ quả tươi.

Khi uống nước nên uống từng ngụm, tránh dùng các loại nước nhiều đường, giàu calo, nhiều chất kích thích như trà, cà phê,… Ngoài ra, trong chế biến món ăn có thể bổ sung thêm một số gia vị như đinh hương, quế, gừng khô, tiêu đen để tăng cường khả năng miễn dịch.

Chế độ dinh dưỡng cho F0

Mỗi tình trạng của mỗi người bệnh khác nhau, do đó cần theo dõi và quan sát để thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Nếu khó khăn, có thể nhờ tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc có thể tham gia các khóa đào tạo dinh dưỡng, khóa học dinh dưỡng để bổ sung thêm kiến thức về các chất, nguyên tắc thiết kế thực đơn sao cho phù hợp nhất.

F0 không triệu chứng

Đối với những f0 không có triệu chứng thì chế độ ăn không quá phức tạp, có thể bổ sung đa dạng thực phẩm như người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị nên chú trọng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất.

Khẩu phần ăn mỗi ngày nên xây dựng cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất. Trong đó, lượng protein cần bổ sung ⅓ lượng từ động vật và ⅔ lượng có nguồn gốc thực vật.

Nếu f0 là trẻ em thì cần nhờ sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia kỹ hơn. Đặc biệt, chế độ ăn nên cung cấp nhiều protein từ động vật hơn do nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Ngoài protein, các F0 không triệu chứng cần bổ sung nhiều rau xanh, khoảng 300-400g mỗi ngày. Bên cạnh đó, trái cây tươi cần từ 200-300g mỗi ngày để giúp cơ thể nạp đủ vitamin, khoáng chất, hỗ trợ miễn dịch và tốt cho quá trình chống oxy hóa.

Ngoài ra, khi chế biến đồ ăn, thức uống, các f0 không triệu chứng cần lưu ý:

  • Bổ sung các loại gia vị có tính kháng sinh, tăng miễn dịch như gừng, tỏi, sả,…
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
  • Uống nhiều nước, đảm bảo nhu cầu cơ thể, ít nhất 1,5 -2 lít trong ngày. Tuy nhiên, với những người mất nước, cần bổ sung nhiều hơn.
  • Các f0 điều trị tại nhà tránh hút thuốc, không dùng rượu, bia, cũng hạn chế nước ngọt, nước có ga.
Chế độ dinh dưỡng cho F0
Dinh dưỡng cho F0 không triệu chứng cần bổ dung các thực phẩm lành mạnh

F0 có triệu chứng nhẹ

Người F0 có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, giảm khứu giác, mệt mỏi,.. nhưng không quá nghiêm trọng cần lưu ý kỹ hơn về chế độ ăn uống. Cần thiết nên tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ hay tham gia khóa học dinh dưỡng để thiết lập các nhóm chất, cân đối tỷ lệ phù hợp.

Cơ thể người bệnh mệt mỏi gây nên tình trạng biếng ăn, chán ăn nên cần chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa ăn nhỏ cũng phải đảm bảo dinh dưỡng, đầy đủ năng lượng và phải tránh gây khó chịu.

  • Các f0 triệu chứng nhẹ cần ưu tiên thực phẩm luộc, hấp để thay thế cho các món ăn chiên, rán, nướng. Bởi các thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Ưu tiên chế biến thực phẩm ở dạng mềm, nấu kỹ hay thái và cắt nhỏ để dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa hằng ngày để đáp ứng nguồn dinh dưỡng và năng lượng lớn.
  • Có thể bổ sung lợi khuẩn 2 lần/ ngày

F0 có bệnh lý nền

Các f0 có bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì, thừa cân, tăng huyết áp,… thường nguy hiểm và có nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Do đó, các trường hợp này cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ.

Chế độ ăn uống cho nhóm f0 này cần đặc biệt lưu ý, đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, dễ hấp thu, giúp hạn chế và đẩy lùi các diễn biến nặng.

Tùy theo từng tình trạng của mỗi f0 mà bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, ăn uống khác nhau. Chẳng hạn, các f0 có bệnh nền đái tháo đường cần ăn uống để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

Với các f0 có bệnh lý nền nặng, cần nhập viện và điều trị tại bệnh viện. Lúc này, chế độ ăn cũng phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu các trường hợp không thể ăn uống sẽ phải bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Một số lưu ý khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho F0

Đối với người trưởng thành

Trong chăm sóc dinh dưỡng cho f0 là người trưởng thành, cần lưu ý:

  • Cung cấp năng lượng 30-35 Kcal/kg cân nặng/ ngày. Trong đó, chất đạm chiếm 15-20% tổng năng lượng, chất béo 20-25% tổng năng lượng và chất đường bột là 50-65% tổng năng lượng.
  • Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo độ tuổi. Đặc biệt, tăng cường bổ sung vitamin a, C, D, E, các thực phẩm giàu kẽm và selen.
  • Hàm lượng rau xanh 300g/ ngày, hoa quả 200g/ ngày
  • Hàm lượng chất xơ 18-20g/ ngày
  • Muối chỉ nên 5g/ ngày
  • Uống nhiều nước, 40-45ml/kg cân nặng/ ngày. Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày tránh tình trạng quá khát. Trong ngày nên uống nhiều nước lọc, hay bổ sung thêm nước ép hoa quả tươi.
  • Nếu người bệnh có sốt nên bổ sung chất điện giải.
  • Đặc biệt nên ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
  • Tránh hút thuốc, dùng rượu bia, nước ngọt có ga, nước giàu đường,…
Chế độ dinh dưỡng cho F0
Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất 

Đối với trẻ nhỏ

  • Theo dõi tình trạng của trẻ thường xuyên bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.
  • Chế độ ăn cân đối với 4 nhóm chất chính: lipid (từ động vật và thực vật), vitamin và khoáng chất, protein, carbohydrate. Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày cân đối khẩu phần.
  • Mỗi ngày cho trẻ ăn ít nhất từ 5 trong 8 nhóm thực phẩm: nhóm tinh bột, nhóm sữa, sản phẩm từ sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ quả.
  • Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, bác sĩ khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào.
  • Hạn chế đồ ăn mặn cho trẻ
  • Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt nước ấm và bổ sung thêm nước trái cây tươi
  • Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ ngày, trẻ từ 2 tuổi trở lên nên bổ sung 500ml/ ngày theo tuổi để đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ.
  • Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng hoàn toàn hay thay thế 1 phần.
  • Tránh cho trẻ ăn các thức ăn gây nôn, buồn nôn
  • Chế biến món ăn cho trẻ dễ ăn, khẩu vị trẻ thích mà dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về chế độ dinh dưỡng cho f0 sẽ mọi người bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm cho mình. Từ đó, biết cách chăm sóc người bệnh tốt hơn, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nếu lo lắng có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng hay tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng bài bản từ các bác sĩ, chuyên gia để am hiểu kiến thức dinh dưỡng sâu hơn.

Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (4 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đồng hành cùng UBND Quận 10 trong Lễ Hội Sống Khỏe 2024
Các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng được quan tâm và sự kiện Lễ Hội Sống Khỏe...
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD