.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ ba mẹ cần chú ý

Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ ba mẹ cần lưu ý

0

Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ được nhận biết sớm sẽ giúp các bậc cha mẹ phát hiện bệnh ở con sớm nhất để có thể can thiệp điều trị, ngăn chặn nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bài viết sau của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!

Bệnh gan là bệnh thường xảy ra ở người lớn do đó thường chủ quan với đối tượng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lá gan của trẻ còn nhỏ, yếu, cơ thể vẫn chưa đủ đề kháng nên trẻ vẫn có thể mắc bệnh, đặc biệt là sự xâm nhập của virus viêm gan. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ cần phải hết sức chú ý những biểu hiện ở trẻ. Việc nhận biết dấu hiệu bệnh gan ở trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện sớm, đồng thời đưa trẻ thăm khám và điều trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh gan ở trẻ là gì?

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, đây là điều kiện có thể dẫn đến bệnh gan cấp tính hay gan mãn tính hay suy gan với nhiều biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Mọi người thường cho rằng bệnh gan chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng trên thực tế, bệnh gan đang gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như trở thành gánh nặng chi phí cho gia đình. 

Chẳng hạn như gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Số lượng trẻ em béo phì, thừa cân càng nhiều cũng gia tăng nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh lý chuyển hóa khác.  

Ngoài ra, còn có các bệnh gan ở trẻ khác cũng cần được phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt trước khi gây tổn thương gan mạn tính: 

  • Viêm gan A 
  • Viêm gan siêu vi B
  • Viêm gan siêu vi C
  • Viêm gan tự miễn
  • Xơ gan bẩm sinh
  • Bệnh gan di truyền như bệnh lưu trữ glycogen, bệnh Wilson, thiếu Alpha1-antitrypsin, bệnh xơ nang…
  • Bệnh đường mật bẩm sinh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gan ở trẻ

Nguyên nhân bệnh gan ở trẻ em có khá nhiều, cụ thể như sau:

  • Sinh lý của gan trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên dễ bị ảnh hưởng khi cơ thể trẻ tiếp xúc với chất độc hay virus viêm gan A, B, C,… 
  • Trẻ mắc bệnh gan di truyền
  • Trẻ bị rối loạn chuyển hóa. 

Những nguyên nhân bệnh này chứng tỏ trẻ có thể mắc bệnh gan do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài hay do các vấn đề sức khỏe khác của trẻ. 

Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ

Viêm gan là tình trạng mà các tế bào gan bị viêm và tổn thương dẫn đến huỷ hoại. Viêm gan được chia thành 2 loại: Viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. 

Dấu hiệu bệnh gan cấp tính

Các biểu hiện viêm gan cấp tính có sự khác biệt ở mỗi trẻ, bởi một số trẻ xuất hiện triệu chứng nhưng cũng có một số lại không có bất kỳ triệu chứng nào. Các dấu hiệu viêm gan cấp tính bao gồm: 

  • Xuất hiện các triệu chứng như bệnh cúm
  • Vàng da hay vàng ở củng mạc mắt: đây được xem là triệu chứng điển hình của bệnh nên nếu trẻ có dấu hiệu này các bậc cha mẹ nên đặt vấn đề nghi ngờ mắc bệnh gan. Đặc biệt, nếu trẻ bị vàng da sớm trước 48 giờ hay kéo dài trên 2 tuần sau sinh. 
  • Sốt
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Buồn nôn, nôn
  • Trẻ mệt mỏi, trong trạng thái không khỏe
  • Trẻ tiêu chảy thường xuyên hay đi phân ngoài màu đất sét 
  • Đau khớp
  • Đau cơ bắp
  • Phát ban đỏ, ngứa trên da
  • Nước tiểu sẫm màu. 

Dấu hiệu bệnh gan mạn tính

Viêm gan mạn tính là tình trạng tổn thương các tế bào gan kéo dài hơn 6 tháng. Viêm gan mạn tính gây nguy hiểm bởi vì âm thầm diễn tiến, phá hủy tế bào gan từ từ. Nếu không phát hiện và điều trị, lâu ngày dẫn đến xơ gan, suy gan hay nguy hiểm hơn cả chính là ung thư gan.

Một số dấu hiệu của bệnh gan mạn tính ở trẻ nhỏ:

  • Sốt nhẹ
  • Chán ăn, lười ăn, ăn không ngon
  • Trẻ có thể cảm thấy đau, nhức ở vùng bụng trên
  • Vàng da, ngứa da
  • Trẻ mệt mỏi, đau nhức cơ thể. 
  • Buồn nôn và nôn. 
  • Lòng bàn tay ửng đỏ
  • Sạm da 
  • Quấy khóc thường xuyên 
Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ ba mẹ cần chú ý
Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ ba mẹ cần chú ý

Các phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh gan ở trẻ để kịp thời đưa con đến đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám sức khỏe. Điều này nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Bệnh viêm gan ở trẻ có nguy hiểm không?

Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ, bệnh viêm gan sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và nguy hiểm khác: 

  • Bệnh não gan: bệnh này làm suy giảm chức năng não do sự tích tụ của các chất độc hại trong máu.
  • Vàng da: trẻ đổi màu vàng của da và lòng trắng mắt do nồng độ bilirubin (sắc tố mật) cao bất thường trong máu. Bởi gan tổn thương không thể phân hủy và loại bỏ thành phần bilirubin.
  • Bệnh rối loạn đông máu: trẻ bị vết cắt nhỏ rất khó có thể cầm máu dẫn đến chảy máu quá nhiều hay chảy máu tự phát xảy ra trong não, da, đường tiêu hoá.  
  • Tăng áp cửa: tình trạng áp lực cao bất thường trong tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch đưa máu từ ruột đến gan. Điều này làm hình thành và tích tụ dịch trong ổ bụng. Nếu như áp lực của các tĩnh mạch khác trên thực quản hay niêm mạc dạ dày cũng tăng cao thì sẽ có nguy cơ vỡ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. 
  • Suy dinh dưỡng: trẻ chán ăn, biếng ăn hay thường xuyên buồn nôn dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Từ đó, trẻ ngày càng suy kiệt, không đủ sức khỏe phát triển. 

Ngoài ra, trường hợp xấu hơn nếu bệnh gan ở trẻ không được kiểm soát chính là tiến triển thành xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan ở trẻ

Sức khỏe trẻ con yếu, không đủ sức chống lại các tác nhân gây hại. Do đó, các bậc phụ huynh hãy hành động để bảo vệ sức khỏe lá gan của con trẻ. 

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm gan ở trẻ, các bậc cha mẹ chú ý:

  • Chủ động tiêm phòng cho trẻ: khi trẻ mới sinh cần tiêm phòng vaccine viêm gan A, B. Và tùy theo độ tuổi cũng như chỉ định của bác sĩ mà các mẹ cho trẻ tiêm phòng các viêm gan khác. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân đối các nhóm thực phẩm có chứa đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết. 
  • Hạn chế thực phẩm không lành mạnh: hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn,…
  • Khuyến khích trẻ năng động và vận động nhiều hơn: điều này tránh được tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ hiện nay. 
  • Cẩn trọng trong vấn đề dùng thuốc: không nên tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc khi trẻ bệnh. Nếu như trẻ có vấn đề không khỏe nên đưa trẻ đi khám sức khỏe và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống: làm sạch môi trường sống, hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc chất độc, các nguồn lây nhiễm bệnh
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, đặc biệt đến nơi ô nhiễm, nhiều người,… 
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống. 

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về dấu hiệu bệnh gan ở trẻ của Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng giúp các bậc phụ huynh nắm được các dấu hiệu để phát hiện sớm nhất vấn đề bất thường ở con trẻ. Từ đó, biết cách chăm sóc cũng như phòng tránh cho trẻ để trẻ khỏe mạnh và có điều kiện phát triển tốt nhất. 

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

>>> Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD