.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Dấu hiệu bệnh viêm gan B

"Điểm danh" các dấu hiệu bệnh viêm gan B thường gặp

0

Dấu hiệu bệnh viêm gan B là những nhận biết đầu tiên để phát hiện ra bệnh. Thông thường, bệnh viêm gan B rất khó phát hiện vì dấu hiệu không rõ ràng. Người bệnh chỉ biết mình nhiễm bệnh qua khám định kỳ hoặc lúc xét nghiệm máu. Trong bài viết này, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ cung cấp tất cả các thông tin hữu ích và tư vấn dinh dưỡng đối với căn bệnh viêm gan B này.

Bệnh viêm gan xảy ra bởi nguyên nhân nào?

Bệnh viêm gan B là bệnh lý gan mật. Đây là loại bệnh truyền nhiễm từ sự tấn công của virus lên gan. Những con đường lây nhiễm dưới đây nhất định phải biết để phòng tránh căn bệnh này:

  • Lây truyền qua đường máu: Bệnh viêm gan B rất dễ lây nhiễm. Bệnh nhiễm qua đường máu, truyền từ máu người bệnh sang người lành trong quá trình chăm sóc y tế. Tiếp xúc với người bệnh qua các vết xước trên da cũng mang đến nguy cơ lây nhiễm cao. Bên cạnh đó, bệnh lây truyền qua đường máu còn xảy ra khi sử dụng chung kim và ống tiêm của người nghiện ma tuý.
  • Bệnh nhiễm qua đường mẹ sang con: Đây là căn bệnh lây truyền qua đường máu nên rất dễ lây từ mẹ sang con khi mẹ mang thai và mẹ sau sinh. Bệnh lây nhiều nhất trong giai đoạn sau sinh những tuần đầu. Khả năng nhiễm bệnh phụ thuộc vào mức độ virus viêm gan B ở mẹ vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Một con đường lây nhiễm phổ biến nữa là việc quan hệ tình dục không an toàn. Người lành bị nhiễm bệnh viêm gan B khi quan hệ với người bệnh không dùng bao cao su. Dịch tiết từ người bệnh có chứa virus sẽ lây qua các vết xước nhỏ vào máu. Từ đó, bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người lành.
Dấu hiệu viêm gan B
Bệnh viêm gan B có thể lây qua đường máu, mẹ sang con hay đường tình dục

Dấu hiệu bệnh viêm gan B thường gặp 

Dấu hiệu bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng, nhiều người có thể nhiễm Viêm gan B hàng chục năm mà không cảm thấy có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, vì vậy, việc nhìn ra các dấu hiệu bệnh là rất quan trọng ở giai đoạn đầu. Những triệu chứng cơ bản sau giúp người bệnh nhanh chóng xác định được tình trạng của bản thân.

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan virus B, phát sinh đột ngột và thời gian mắc bệnh ngắn, bệnh có thể phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B , người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, có trường hợp kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm hoặc tiến triển thành bệnh viêm gan B mãn tính, suy gan…

Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính thường không rõ nét, người bệnh thường thấy một số triệu chứng thoáng qua như: Biếng ăn, mệt mỏi do suy giảm chức năng gan và hệ tiêu hóa hoặc sốt, nôn mửa, cảm cúm hoặc đau nhức ở gan, có thể bị nhức khớp.

Theo thống kê thì khi mắc viêm gan B cấp tính, sẽ có khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Khoảng 10% người mắc viêm gan B cấp tính sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho gan, thậm chí tử vong.

Dấu hiệu viêm gan B
Các dấu hiệu bệnh viêm gan B không nên chủ quan

Giai đoạn bệnh gan mạn tính

Là tình trạng tổn thương gan kéo dài hơn 6 tháng.Viêm gan B mạn khiến gan tổn thương âm thầm. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ khiến người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số triệu chứng cảnh báo mà người bệnh cần cảnh giác gồm: mệt mỏi, chán ăn, đau tức vùng gan, ngừa da, vàng da, vàng mắt,… Bên cạnh đó, HBV tấn công gan còn làm tăng men gan, gan to, xơ gan,…Ở giai đoạn này của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ xơ gan và ung thư gan là rất cao.

Người bị viêm gan B cần chú ý chế độ dinh dưỡng thế nào?

Sau những kiến thức về dấu hiệu viêm gan B thì những hiểu biết khi tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh là vấn đề không thể bỏ qua. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh viêm gan là bảo vệ và phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa tổn thương gan.

Thực phẩm nên dùng cho người bệnh viêm gan B mạn tính

  • Người bệnh viêm gan B mạn tính nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… Đặc biệt là biệt là thịt nạc, cá dễ chuyển hóa, có lợi cho gan. Đối với trứng nên ăn lòng trắng trứng để dễ hấp thụ.
  • Nên uống sữa để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, hạn chế được hoạt động chuyển hóa và thải độc của gan.
  • Các loại đậu như: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh… tốt cho người bệnh viêm gan B vì chúng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc cho cơ thể.
  • Tăng cường chất đường, ngũ cốc như gạo, bánh mì, bột mì, mật ong, bột ngũ cốc…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin như rau xanh và trái cây tươi. Nên ăn các loại rau như bông cải xanh, rau chân vịt, rau má, rau ngót; cà chua, bắp cải, cà rốt… để cung cấp vitamin và chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Các loại trái cây như cam, quýt, táo, bưởi, nho, bơ, dưa hấu… giàu vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp phục hồi tổn thương gan.
Dấu hiệu viêm gan B
Bệnh viêm gan B nên ăn và không nên ăn gì?

Cách chế biến và sử dụng thực phẩm

  • Ở người mắc bệnh viêm gan B mạn tính, cần lựa chọn thực phẩm an toàn, thực phẩm tươi, không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Khi chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Nấu kỹ thức ăn. Ưu tiên các thức ăn mềm, nhừ, dễ tiêu hóa. Nấu xong nên ăn ngay, không nên để lâu hoặc ăn lại nhiều lần dễ gây ngộ độc thực phẩm.
  • Người bệnh viêm gan B thường mệt mỏi, biếng ăn và khó tiêu. Cho nên để đảm bảo dinh dưỡng và dễ ăn uống, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 lần trong ngày để tốt cho tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thực phẩm cần hạn chế

  • Người bệnh viêm gan B mạn tính nên hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món nướng, chiên, rán để tránh gây áp lực cho gan. Nên dùng dầu thực vật, hạn chế dùng mỡ động vật.
  • Hạn chế ăn các món ăn nhiều gia vị, thức ăn cay như tỏi, ớt, hạt tiêu…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp.
  • Không uống rượu, bia, chất kích thích… Lạm dụng rượu, bia gây suy giảm chức năng gan, làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan

Các phương pháp phòng ngừa bệnh Viêm gan B

Dấu hiệu viêm gan B đã giúp nhiều người nhận ra tình trạng sức khỏe của bản thân để kịp thời điều trị. Song song đó, việc có kiến thức về bệnh này giúp người khỏe chủ động hơn để phòng ngừa bệnh. Những phương pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm cũng như khả năng nhiễm bệnh sau đây giúp hạn chế được bệnh viêm gan B trong cộng đồng.

  • Tiêm ngừa vacxin viêm gan B: Vacxin cho bệnh này rất phổ biến hiện nay. Việc tiêm ngừa là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho tất cả mọi người trước căn bệnh này. Vacxin viêm gan B nhanh chóng tạo ra kháng thể và bảo vệ cơ thể hiệu quả đến 95%. Trẻ nhỏ cần được tiêm vacxin trong 24 giờ sau khi sinh để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
  • Quan hệ tình dục phải an toàn: Con đường lây nhiễm qua đường tình dục xảy ra giữa những người quan hệ không có sự bảo vệ. Vì vậy, việc phòng ngừa chính bằng cách luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ với người có khả năng nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, việc chung thủy với một bạn tình cũng giúp phòng tránh căn bệnh này.
  • Tránh các khả năng lây nhiễm qua đường máu: Việc nhiễm bệnh sẽ xảy ra qua sự xây xát của vết thương và dùng chung kim cùng ống tiêm. Để phòng tránh sự truyền nhiễm này, các vết thương ngoài da cần nhanh chóng được sát trùng. Việc dùng chung kim tiêm và các dụng cụ khi xăm hình hay châm cứu phải tránh triệt để.

Những thông tin trong bài đã giải đáp thắc mắc dấu hiệu bệnh viêm gan B mà nhiều người quan tâm. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng để phối hợp tốt giữa chế độ ăn và điều trị bệnh. Bệnh nhân cần luôn tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng cũng như lời dặn của bác sĩ để đảm bảo bệnh được kiểm soát tốt.

Xem thêm: 

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD