.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

0

Từ khi bắt đầu mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi trong suốt quá trình mang thai cho tới khi sanh trẻ. Trong khi nhiều thai phụ phàn nàn về chứng táo bón khi, thì bên cạnh đó không ít mẹ bầu lại gặp vấn đề ngược lại như tiêu chảy, điều này khiến các mẹ vô cùng lo lắng cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, vậy mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không và cách xử trí tại nhà như thế nào là an toàn? Cùng tìm lời đáp thông qua bài viết dưới đây của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu lỏng từ ba lần trở lên trong vòng 24 giờ và có chứa nhiều nước trong phân. Tiêu chảy ở người lớn thường không nghiêm trọng, nhưng nếu không cẩn trọng có thể gây ra nhiều vấn đề rắc rối cho cả mẹ và bé. Theo Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ (American College of Gastroenterology) không có nghiên cứu cập nhật nào về tỉ lệ mắc tiêu chảy ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có sao không?

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở mẹ bầu sẽ giảm dần và tự hết trong vài ngày. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan, khi nhận thấy tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu giảm bớt hoặc hết sau 2-3 ngày. Mẹ bầu nên cần đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra sức khỏe. Bởi nếu để tiêu chảy kéo dài có thể gây nên tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng, sức khỏe suy kiệt, nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí nặng có thể nguy hiểm tính mạng của cả mẹ và bé.

Giải mã nguyên nhân tiêu chảy ở mẹ bầu?

Trong thời kỳ mang thai, tiêu chảy có thể xảy ra do thay đổi nội tiết tố hay do những thay đổi thể chất của người mẹ để thích ứng với sự tồn tại của em bé. Bên cạnh đó, tiêu chảy cũng có thể do nhiễm trùng hoặc rối loạn đường ruột.

Thay đổi chế độ ăn uống

Khi phát hiện mình mang thai nhiều mẹ bầu bắt đầu thay đổi chế độ ăn của mình sao cho trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất hoặc khi đang trong thời kỳ ốm nghén mẹ bầu thường thèm đồ chua, đồ chát… điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy.

Nhạy cảm hơn với thức ăn

Phụ nữ khi mang thai có xu hướng nhạy cảm hơn với các loại thức ăn, khiến mẹ có thể bị đầy hơi, tiêu chảy… mặc dù đây có thể là các loại thức ăn mà mẹ ăn được trước khi mang bầu.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai sẽ nhạy cảm ơn với thức ăn 

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi rất nhiều để phù hợp phát triển thai nhi, trong đó sự gia tăng nồng độ prostaglandin, chất này có thể làm tăng nhu động ruột khiến phân đi qua ruột quá nhanh và dẫn đến tiêu chảy.

Tiêu chảy nhiễm trùng

Xảy ra khi mẹ ăn phải thực phẩm hay uống phải nguồn nước nhiễm khuẩn chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn( Escherichia coli, Campylobacter, Salmonella, Shigella…), virus( norovirus, rotavirus… ), ký sinh trùng đường ruột… Đặc biệt, vi khuẩn Listeria có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc trong lúc sanh, có thể dẫn đến hậu quả sinh non, sảy thai… Vì thế, việc nỗ lực tránh xa và phòng ngừa loại vi khuẩn này là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tránh những sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, các loại thịt sống không bảo quản tốt và ăn chín uống nước sôi. Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy có thể đi kèm các triệu chứng như có máu trong phân, buồn nôn và nôn, sốt kèm ớn lạnh, chóng mặt hoặc choáng váng…

Bệnh lý đường ruột mạn tính

Bệnh lý đường ruột mạn tính như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, sự phát triển quá mức của các vi khuẩn tại đường ruột.. có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác như đau bụng và chuột rút, đầy hơi, chướng bụng, sụt cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, vấn đề về da và khớp, thiếu máu…

Tiêu chảy ở mẹ bầu cũng có thể do các nguyên nhân khác như: bất dung nạp đường lactose có trong sữa, ngộ độc thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hoặc do căng thẳng hoặc lo lắng…

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bị tiêu chảy 3 tháng đầu không phải là hiện tượng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách, kịp thời có thể gây bất lợi cho trẻ như thai nhỏ so với tuổi thai( SGA), trẻ sanh non… kéo theo hàng loạt các vấn đề bệnh lý sau này như trẻ yếu, dễ bị bệnh… Vì vậy, thật cần thiết để mẹ biết cách xử trí kịp thời và hiệu quả khi bị tiêu chảy.

Mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu nghiêm trọng và đến gặp bác sĩ ngay khi:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.
  • Phân có máu hoặc mủ
  • Sốt cao.
  • Có kèm nôn ói nhiều
  • Đau bụng nhiều.
  • Nước tiểu sẫm màu, tiểu ít, khát nước, khô miệng, choáng váng,…
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chế độ dinh dưỡng như thế nào để hạn chế tiêu chảy ở mẹ bầu 

  • Đầu tiên, mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu cần giữ cho cơ thể không bị thiếu nước: Việc quan trọng mà mẹ cần làm khi bị tiêu chảy là phải bổ sung nhiều nước để bù cho lượng dịch mà cơ thể bị mất do tiêu chảy. Mẹ có thể lựa chọn các loại nước như Oresol, nước cháo muối, soup rau củ, hay nước dừa,… để bù đắp các chất điện giải, vitamin và khoáng chất mà cơ thể bị mất.
  • Chế độ ăn BRAT thường được khuyến khích ở người lớn khi bị tiêu chảy. Chế độ ăn BRAT là sự kết hợp của: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng- đây là những thực phẩm có chứa ít chất xơ giúp phân rắn hơn từ đó giảm bớt tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, trong chuối có chứa nhiều kali là loại điện giải dễ bị mất khi bị nôn ói hay tiêu chảy.
  • Mẹ cũng cần tránh các loại thực phẩm khiến tiêu chảy trầm trọng hơn như: các loại nước giải khát công nghiệp, đồ uống nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ cay, đồ chua… Cũng như hạn chế uống sữa và chế phẩm làm từ sữa.
  • Bổ sung men vinh sinh( lợi khuẩn), kẽm trong trường hợp bị tiêu chảy có thể có lợi cho hệ tiêu hóa giúp tạo môi trường đường ruột ổn định và khỏe mạnh hơn.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc điều trị tiêu chảy mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ hay chuyên viên y tế vì trong các loại thuốc điều trị tiêu chảy không phải loại nào cũng an toàn cho thai phụ cũng như việc sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ cũng đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bị mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không cũng như biết cách xử trí kịp thời và an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu vẫn còn thắc mắc và lo lắng nào bạn đọc có thể liên hệ ngay với NRECI để được hỗ trợ.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thực phẩm không tốt cho thận
20+ thực phẩm không tốt cho thận cần hạn chế trong chế độ ăn
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên,...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD