
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa nguyên nhân do đâu? Khi mang thai, việc đảm bảo bổ sung đầy đủ các nguồn dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Mặc dù vậy bởi nhiều nguyên nhân mà mẹ bầu thường hay gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt mẹ bầu bị tiêu chảy ba tháng giữa khiến cho sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng. Vậy làm thế nào để xử lý khi mẹ bầu bị tiêu chảy ở ba tháng giữa? Và việc bị tiêu chảy ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu không? Cùng tìm hiểu qua các kiến thức dưới đây với chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng.
Tin liên quan:
- Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?
- Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Điểm danh những thực phẩm “vàng” nên bổ sung
- Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy bố mẹ cần nhận biết sớm
- Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Nên chữa trị như thế nào?
Tìm hiểu các trường hợp tiêu chảy khi mang thai
Mẹ bầu bị tiêu chảy ba tháng giữa là tình trạng khi mang thai mẹ bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày ( trên 3 lần/ngày) trong tình trạng phân lỏng kèm theo các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu trong giai đoạn ba tháng giữa. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn mang thai:
- Do thói quen sinh hoạt ăn uống của mẹ bầu: Sử dụng những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến cho đường ruột bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đường ruột dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy đi ngoài. Một số loại khuẩn gây tiêu chảy như E.coli, Salmonella, virus rota,..
- Do mẹ bầu sử các thực phẩm có nhiều nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa như sử dụng quá nhiều chất đạm, mỡ khiến cơ thể mẹ bầu không hấp thụ và đào thải ra ngoài gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai: Khi mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ về các hormone trong các giai đoạn khác nhau khiến cho cơ thể mẹ nhạy cảm. Cụ thể, trong giai đoạn mang thai sự mất cân bằng của các hormone cũng là nguyên nhân khiến cho chức năng tiêu hóa bị rối loạn theo dẫn đến tiêu chảy ở mẹ bầu.
- Do tác dụng phụ của thuốc khi mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc trong quá trình mang thai: Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng sinh hoặc một số vitamin sử dụng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu bị tiêu chảy ba tháng giữa.
- Do mẹ bầu mắc các bệnh lý về đường ruột: Như hội chứng kích thích ruột, viêm đại tràng trong quá trình mang thai cũng khiến cho mẹ bầu bị tiêu chảy.
- Do mẹ bầu tích trữ quá nhiều nước khi sử dụng nhiều thực phẩm có hàm lượng nước cao, uống quá nhiều nước cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
- Do nguyên nhân bệnh lý của mẹ bầu không dung nạp được một số thực phẩm gây nên rối loạn tiêu chảy như bệnh không dung nạp lactose trong sữa, trứng. Hoặc các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm ở mẹ bầu.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có ảnh hưởng đến sức khoẻ?
Những triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị tiêu chảy:
- Đau bụng âm ỉ quanh khu ổ bụng, đặc biệt vùng quanh rốn, đôi khi sẽ gặp tình trạng đau dữ dội thành cơn. Thông thường sẽ xuất hiện tiêu chảy khi có cơn đau bụng.
- Nôn mửa ở mẹ bầu bị tiêu chảy thường gặp ở nguyên nhân do tả hoặc virus rota.
Tùy vào nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy mà thời gian kéo dài thường từ 1 đến 10 ngày, và có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Một số ảnh hưởng khi mẹ bầu bị tiêu chảy thường gặp:
- Khi tiêu chảy kèm theo các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội thành cơn khiến cho thai phụ mệt mỏi, kém ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu như tình trạng tiêu chảy kéo dài không được điều trị kịp thời khiến cho thai có nguy cơ chết lưu, chậm phát triển do nguồn dinh dưỡng của mẹ bị gián đoạn.
- Một số trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng kèm theo nôn mửa liên tục khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất sức. Nếu không được khắc phục kịp thời khiến mẹ bầu bị mất nước dần dẫn đến suy kiệt nhanh chóng gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
- Khi có các cơ đau bụng dữ dội khiến tử cung co bóp quá nhiều, điều này cực kỳ nguy hiểm đối với thai nhi vì việc tử cung co bóp quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai, nguy cơ sảy thai sinh non ở mẹ bầu bị tiêu chảy ở giai đoạn 3 tháng giữa.
Ngoài ra, việc mẹ bầu bị tiêu chảy nhưng không có kiến thức và không có sự thăm khám tư vấn của bác sĩ mà sử dụng thuốc điều trị không đúng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Khắc phục tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu như thế nào?
Thực tế khi mẹ bầu bị tiêu chảy phần lớn thường tự khỏi mà không cần có nhiều sự can thiệp khác. Tuy nhiên, đối với các trường hợp tiêu chảy bởi nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm cần có biện pháp xử lý thích đáng để làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm sự ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 2-3 ngày mà không khỏi mẹ bầu cần được thăm khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Một số lời khuyên giúp khắc phục tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu cần biết:
- Đối với các trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy ở cấp độ nhẹ thì mẹ bầu không nên quá lo lắng vì tiêu chảy có thể tự khỏi. Song song với đó mẹ bầu chỉ cần uống bù đủ nước kết hợp oresol để bù điện giải.
- Đối với tiêu chảy bởi các nguyên nhân do vi khuẩn, virus, mẹ bầu cần đi khám để được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp đối với sức khỏe của mẹ bầu. Tránh tuyệt đối mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc bừa bãi đặc biệt là kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở mẹ bầu bởi việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây dị tật ở thai nhi hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác.
- Đối với các trường hợp tiêu chảy quá nặng mẹ bầu không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và chẩn đoán phù hợp. Nâng cao hiệu quả điều trị và an toàn cho mẹ bầu.
- Khi bị tiêu chảy mẹ bầu cần bổ sung bù đủ nước và điện giải đồng thời hạn chế các loại nước có gas, nước ngọt. Việc mẹ bầu đi ngoài liên tục, mất nước khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi do đó mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ
Nhằm phòng ngừa tiêu chảy ở mẹ bầu, làm giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời kỳ mang thai đặc biệt là tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy ba tháng giữa thì các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề về dinh dưỡng sau:
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không sử dụng các loại rau, hoa quả tươi sống không đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Không ăn các thức ăn chưa được nấu chín như gỏi, tiết canh, thịt tái sống.
- Hạn chế ăn ở ngoài hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh. Nên thực hiện ăn uống vệ sinh ở nhà.
- Tránh sử dụng các nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất béo quá lớn vượt mức hấp thụ của hệ tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây tiêu chảy như cá biển, tôm ốc hoặc các thực phẩm khiến mẹ bầu bị tiêu chảy trước đó.
- Tránh sử dụng các loại nước có nhiều gas, nước ngọt.
- Nên sử dụng các thực phẩm làm giảm tình trạng tiêu chảy như bánh mì, nước gạo, khoai tây, bánh quy, chuối, cà rốt, cháo, yến mạch,…
- Bổ sung sữa chua giúp giảm tiêu chảy, tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột.
- Nên uống nhiều nước để bù đủ lượng nước mất khi bị tiêu chảy.
Tiêu chảy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng ở mẹ bầu đặc biệt là tiêu chảy ở mẹ bầu bị tiêu chảy ba tháng giữa, tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan khi mẹ bầu bị tiêu chảy. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm:
- Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Phụ nữ mang thai nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu
- Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

- Địa chỉ: 407/14 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng

Tôi là ThS.BS Lê Thị Thu Huyền, tốt nghiệp thạc sĩ Y khoa chuyên ngành Y học cổ truyền – Đại học Y dược TPHCM và hiện tại đang là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng.
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản, thiên xu, thủy đạo, thủy phân, tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì.
Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Đăng ký Khóa học dinh dưỡng
