.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?

0

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối thai kỳ gây nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Đây là tình trạng thường gặp nếu ăn uống không hợp lý dẫn đến cơ thể sản phụ bị mất nước, mệt mỏi. Tìm hiểu nguyên nhân tiêu chảy trong thai kỳ và cách khắc phục tránh diễn biến nặng hơn.

Nguyên nhân tiêu chảy trong giai đoạn thai kỳ?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng quá 3 lần trở lên trong ngày. Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ tiêu chảy cao và mức độ nặng hơn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối thường gặp là:

  • Thay đổi chế độ ăn: Nhiều mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột để đảm chất chất dinh dưỡng cho thai nhi nhưng khiến dạ dày không thích ứng kịp. Hoặc các mẹ ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, nhiều đạm, dầu mỡ gây khó tiêu và rối loạn tiêu hoá.
  • Thay đổi nội tiết tố: Hormone prostaglandin sản sinh nhiều hơn làm cho nhu động ruột tăng tạo điều kiện bé xoay đầu và ra ngoài dễ dàng. Nội tiết tố thay đổi khiến hệ tiêu hoá hoạt động chậm gây táo bón.
  • Ảnh hưởng từ các vitamin: Mẹ bầu bổ sung các vitamin thiết yếu tốt cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai. Song, việc lạm dụng hoặc dùng không đúng cách khiến mẹ bầu tiêu chảy và rối loạn dạ dày.
  • Nhạy cảm với một số loại thức ăn: Thời điểm mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm và nhạy cảm với một số loại thức ăn. Thêm nữa, dị ứng sữa bầu cũng khiến các mẹ chướng bụng, tiêu chảy.
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là vấn đề phổ biến trong những tháng cuối thai kỳ mà mẹ bầu không nên chủ quan. Thông thường, tình trạng kéo dài khoảng vài ngày với triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Điều này khiến các mẹ rất mệt mỏi, ăn uống kém ảnh hưởng đến phát triển thai nhi và có nguy cơ thai chết lưu.

Với những trường hợp nghiêm trọng, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối do vi khuẩn tả hoặc rota virus đi ngoài phân lỏng kèm nôn mửa. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng có thể dẫn đến mất nước, suy kiệt cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng. Những cơn đau quặn bụng có thể kích thích co bóp tử cung gây nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí gây sảy thai hoặc dị tật.

Cách khắc phục tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai

Tình trạng tiêu chảy khi mang thai rất nguy hiểm nên theo dõi sát và điều trị sớm tránh xảy ra những biến chứng. Để khắc phục tình trạng trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối nên áp dụng biện pháp sau:

  • Bổ sung nước và điện giải: Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước lọc hoặc trà gừng, nước mật ong thêm tinh dầu bạc hà tốt cho hệ tiêu hoá. Đồng thời, các mẹ ngừng uống các loại nước ép, sữa, đồ uống có đường.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ: Các loại thực phẩm nhiều gia vị, chất béo và thịt đỏ thường khó tiêu dẫn đến tình trạng nặng hơn. Sữa tươi, nước uống có ga và cafe chứa hàm lượng cafein có tác dụng lợi tiểu không tốt cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu.
  • Không tự ý dùng thuốc: Mẹ bầu không nên tự sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị có thể gây hại cho thai nhi. Khi thăm khám, bác sĩ nắm bắt tình hình bệnh và kê đơn thuốc phù hợp.
  • Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn uống: Probiotics trong sữa chua không đường là một lợi khuẩn giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột. Thực phẩm giàu probiotics vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại vừa kích thích tiêu hoá và chữa tổn thương niêm mạc ruột.
  • Thăm khám tại cơ sở y tế uy tín: Tình trạng tiêu chảy ngày một nặng hơn, các mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ bầu.
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Mẹ bầu nên thăm khám tại các cơ sở y tế nếu tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi tiêu chảy như thế nào là hợp lý?

Táo bón là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong thời gian mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ lẫn con. Một trong những điều cần chú ý hàng đầu khi điều trị tiêu chảy chính là chế độ dinh dưỡng qua thực phẩm hằng ngày. Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối hãy ghi nhớ những vấn đề sau để hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy và có một thai kỳ khỏe mạnh. Cụ thể:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Các mẹ nên lựa chọn thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe. Thực phẩm chế biến đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Mẹ bầu hạn chế đồ ăn tái sống và ăn uống hàng quán.
  • Chuối: Chuối là trái cây chứa nhiều chất xơ hoà tan pectin giúp hấp thụ nước trong đường ruột, tăng khối lượng phân và giảm tiêu chảy. Ngoài ra, lượng kali dồi dào giúp bù đắp lượng điện giải bị mất và bổ sung vitamin A, B12, sắt, kẽm, photpho có lợi cho mẹ lẫn thai nhi.
  • Táo: Táo chứa nhiều pectin sẽ phân huỷ tạo nên lớp bảo vệ ngăn ngừa chất gây kích thích ruột. Hơn nữa, trong táo chứa prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Khoai lang, khoai tây: Khoai lang chứa nhiều tinh bột, giàu vitamin A, C, kali ngăn ngừa thiếu hụt chất điện giải. Mẹ bầu cũng có thể thay thế bằng khoai tây giàu kali, chất xơ dễ tiêu hoá và an toàn cho sức khỏe.
  • Nước dừa: Đây là thức uống giàu điện giải và chất khoáng giúp bổ sung nước cho cơ thể. Hơn nữa, thành phần axit lauric trong nước dừa sẽ chuyển hoá thành monolauric chống lại các tác nhân gây tiêu hoá.
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Mẹ nên lựa chọn thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối nên nắm rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của tình trạng và có cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Từ đó, các mẹ xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo an toàn giúp mẹ luôn khoẻ mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất trong thai kỳ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD