Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào?
Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào? Bệnh tiêu chảy là bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Nếu như nhẹ thì có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên vẫn phải điều chỉnh chế độ ăn uống đúng cách. Do đó, dù tình trạng nhẹ nhất cũng không nên chủ quan. Bởi nếu càng nặng sẽ gây nên tình trạng mất nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thế nên, khi mắc bệnh cần phải có kế hoạch và chế độ ăn uống khoa học.
Tin liên quan:
Thế nào là tiêu chảy?
Trước khi nắm được người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào thì mọi người nên biết đặc điểm của bệnh. Bởi nắm được đặc điểm bệnh mới có cách lên thực đơn dinh dưỡng, chọn thực phẩm bổ sung để cơ thể không bị ảnh hưởng mà nhanh phục hồi.
Tiêu chảy là một bệnh lý tiêu hóa không quá xa lạ đối với chúng ta, bởi bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tiêu chảy là bệnh có liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng nhất của tiêu chảy là đi phân ngoài có lỏng hay dạng nước và nhiều lần. Thông thường, người bệnh sẽ đi trên 3 lần trong ngày. Điều này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Chính vì thế, cần được kiểm soát càng sớm càng tốt. Theo lâm sàng, bệnh được chia thành 3 loại chính, cụ thể là: tiêu chảy kéo dài (>14 ngày), tiêu chảy cấp (< 14 ngày) và hội chứng lỵ (đi ngoài phân nhầy máu). Theo từng tình trạng mà mỗi người có thể phát triển từ nhẹ đến nghiệm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Thế nên, khi phát hiện dấu hiệu, cần đi khám để được điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung.
Tiêu chảy thường gặp ở đối tượng nào?
Tiêu chảy là bệnh lý phổ biến nên có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi, có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn và người lớn tuổi.
Tuy nhiên, bệnh sẽ mắc bệnh nhiều hơn với những đối tượng sau:
- Trẻ > 6 tháng tuổi
- Trẻ em sống trong gia đình nhiều thành viên, vệ sinh kém, trình độ học vấn của mẹ thấp
- Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng
- Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Người thường xuyên ăn bên ngoài, đặc biệt thực phẩm kém chất lượng, vệ sinh
- Người có hệ tiêu hóa, chức năng đường ruột yếu
- Người sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, phân đi thẳng ra cống, ao, hồ, sông, suối, mương,….
- Người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh không ăn chín, uống sôi
Nguyên nhân và hậu quả của tiêu chảy?
Trên thực tế, bệnh tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó, hầu hết người bệnh đều mắc bệnh bị các loại virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Chẳng hạn như vi rút rotavirus hoặc vi khuẩn salmonella,…
Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây bệnh tiêu chảy:
- Virus: Roatvirus là nguyên nhân hàng đàu gây tiêu chảy ở trẻ em
- Do vi khuẩn: Đặc biệt là sử dụng nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bởi có chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, tả … Chưa kể, việc ăn những món như rau sống, gỏi, đồ tái, rau củ quả không rửa sạch,… sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền ký sinh trùng và vi khuẩn.
- Rối loạn vi sinh đường ruột: nếu như dùng nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này dẫn đến mất cân bằng vi sinh. Từ đó, gây nên hậu quả kém hấp thu dinh dưỡng, tăng nhu động ruột, gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng hoặc không thành khuôn.
- Không hấp thu đường: cơ thể người không có khả năng dung nạp các loại đường: Lactose, Glucose-Galactose, Fructose,… từ sữa, chế phẩm từ sữa, mật ong hay trái cây cũng sẽ gây tiêu chảy nếu như ăn thực phẩm này.
- dị ứng đạm sữa bò, hoặc dị ứng thức ăn: khi dị ứng đường ruột sẽ gặp các triệu chứng bao gồm, tiêu chảy, nôn ói, nổi mần, khó thở…
- Ngộ độc thực phẩm: sử dụng thực phẩm ôi thiu, lên mốc, nhiễm độc hoặc chứa phụ gia độc hại. Ngoài tiêu chảy, thì ngộ độc thực phẩm còn xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt cao và nôn mửa sau khi ăn. Hậu quả có thể gây co giật và tử vong nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời.
- Hội chứng ruột kích thích: gây nên tình trạng này là do nhu động ruột bị co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn trong đường tiêu hóa di chuyển nhanh hơn. Khi này, khiến cho nước sẽ không được tái hấp thu hay trường hợp là tiết ra quá nhiều từ niêm mạc ruột dẫn đến hiện tượng tiêu chảy đột ngột.
Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào?
Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi bổ sung không đúng sẽ gây ảnh hưởng và càng làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Để lên kế hoạch phù hợp và biết người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào, nên nắm được nguyên tắc và lưu ý về dinh dưỡng:
Nguyên tắc dinh dưỡng
- Thực phẩm bù nước và điện giải cho cơ thể: tăng cường bổ sung nước, điện giải, uống từng ngụm nhỏ. Orezol là dung dịch bổ sung điện giải tốt cho người bị tiêu chảy. Một số bệnh nhân không dùng được orezol có thể bổ sung thêm nước cháo muối loãng, sau mỗi lần đi tiêu. Trẻ bú mẹ thì tiếp tục cho bú và bú nhiều hơn
- Chế độ vẫn đảm bảo đầy đủ năng lượng: đạm, tinh bột, béo, vitamin- khoáng chất.Đặc biệt các thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B giúp ổn định nhung mao ruột, phục hồi chức năng đường ruột. Nếu không ăn được nhiều, chia ra nhiều bữa nhỏ để đảm bảo năng lượng.
- Tránh các loại thức ăn dễ lên men: đây là thực phẩm không nên bổ sung cho người mắc tiêu chảy bởi sẽ càng làm nặng thêm tình trạng và khó chịu hơn.
- Nếu bổ sung thêm sữa dùng sữa free lactose đường ruột sẽ ổn định hơn
Các lưu ý trong tiêu chảy
Các dấu hiệu cảnh báo, cần chú ý để không nguy hiểm:
- Mất nước: khát nước, vật vã, kích thích, mắt trũng
- Ngủ li bì, khó đánh thức
- Chán ăn, bỏ ăn, bú kém…
- Trong phân có máu
- Nôn ói nhiều lần
- Phân nhiều nước, tiêu nhiều lần
- Sốt cao
Khi bất cứ các dấu hiệu trên cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám ngay để sức khỏe ổn định. Với những thông tin trong bài viết, hẳn là mọi người đã nắm được kiến thức về bệnh cũng như Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để được hỗ trợ.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm:
- Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi sức khoẻ?
- Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón
- Địa chỉ: 407/14 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org