.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ bố mẹ cần lưu ý

0

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân thấy rõ nhất đến từ chế độ ăn uống thiếu nước và chất xơ. Bệnh táo bón nếu không được phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng cả về tâm lý và sức khỏe của trẻ. Do đó, để hiểu hơn về táo bón cũng như nắm được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, mọi người cùng theo dõi bài viết này nhé.

Táo bón là gì? Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Táo bón là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Đây là tình trạng mà trẻ đi tiêu không thường xuyên, tần suất ít hơn 2 lần/ tuần hoặc trong lúc đi tiêu vô cùng khó khăn, đau đớn, khó chịu. Điều này không chỉ gây khó chịu cho bản thân trẻ mà còn ảnh hưởng tâm lý của phụ huynh, gia đình rất nhiều.

Táo bón sẽ không nguy hiểm nhưng nếu càng kéo dài mà không điều trị hay có biện pháp khắc phục bệnh sẽ trở thành mãn tính, rất khó điều trị. Các bậc phụ huynh nên nhận biết các dấu hiệu của bệnh táo bón để có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của trẻ. Theo tiêu chuẩn Rome IV, trẻ có ít nhất trong 2 triệu chứng từ 1 tháng trở lên:

  • Số lần đi tiêu <2 lần/tuần
  • Tiền sử ứ phân
  • Trẻ đi tiêu khó khăn, thường rên nhẹ và rặn đỏ mặt khi đi vệ sinh
  • Kích thước phân trẻ đi to, cứng hoặc phân rất to, và có cảm giác sợ đi vệ sinh
  • Tiền sử Phân to cứng, sần kết hợp với gắng sức rặn nên khiến chảy máu hậu môn
  • Són phân ít nhất 1 lần/ tuần
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể do hai nguyên nhân thực thể và chức năng

Có khá nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, trong đó được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng:

Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân này bao gồm các vấn đề ở suy giáp, thần kinh cơ ổ bụng, ổ ruột,…

  • Trẻ mắc suy giáp: hoạt động của cơ ruột bị giảm đi cùng với sự xuất hiện của một số triệu chứng khác.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường có trọng lượng nhỏ hơn các trẻ đồng trang lứa. Các trẻ này thường có biểu hiện ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Để điều trị, các trẻ này phải được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bởi càng kéo dài gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
  • Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các bệnh lý liên quan đến vấn đề về cột sống,.. cũng là nguyên nhân gây táo bón. Bởi trẻ thường gặp tình trạng cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

Nguyên nhân chức năng

  • Nguyên nhân thường gặp nhất chính là trẻ thường xuyên nhịn đi đại tiện. Một khi trẻ nhịn đi tiêu thì phân ở trong ruột càng lâu sẽ càng to và khô cứng khiến cho việc đi ngoài gặp khó khăn. Hậu quả gây nên bệnh táo bón.
  • Trẻ sơ sinh bị táo bón nếu cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột. Và trẻ sơ sinh cũng dễ bị táo bón khi mới cai sữa mẹ.
  • Trẻ uống sữa không phù hợp, bởi thành phần protein khác nhau trong các loại sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.
  • Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ đến từ việc trẻ uống ít nước trong ngày. Khi uống ít nước dẫn đến cơ thể thiếu nước. Từ đó, sẽ hấp thụ chất lỏng ở bất cứ đâu trong cơ thể, vô tình khiến phân rắn, cứng và khô hơn.
  • Chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ ít chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ các loại rau củ, quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phần mềm, bé dễ đi vệ sinh hơn.
  • Trẻ thường căng thẳng và ít vận động.

Táo bón ở trẻ có nguy hiểm không?

Táo bón ban đầu là bệnh lý không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Nhưng các bậc phụ huynh không được xem thường bởi càng kéo dài sẽ thành táo bón mãn tính. Không chỉ khó điều trị mà còn gây ảnh hưởng sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

  • Trẻ hình thành tâm lý sợ ăn: bởi trẻ suy nghĩ nếu ăn sẽ phải đi vệ sinh. Đồng thời, việc ăn vào mà không đi đại tiện được sẽ gây triệu chứng đau, chướng bụng khó chịu. Do đó, cả 2 nguyên nhân đều dẫn đến việc trẻ sợ ăn.
  • Phát triển không đều về trí tuệ và thể chất: bé giảm ăn sẽ khiến bé chậm tăng trưởng và phát triển.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính: đối với những trẻ bị hen, bị thoát vị bẹn, thoát vị hoành nếu táo bón thường xuyên thì khá nguy hiểm. Bởi vì khó đi mà trẻ phải gắng sức rặn, điều này làm tăng áp lực lên ổ bụng, tăng nguy cơ thoát vị ở trẻ thoát vị bẩm sinh. Ngoài ra, các trẻ bị hen mà cố gắng đi đại tiện cũng khiến trẻ khởi phát cơn khó thở cấp tính.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường tiêu hóa: trẻ bị táo bón kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa,…
  • Suy kiệt sức khỏe: trẻ bị táo bón lâu ngày dẫn đến việc trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ốm yếu, gầy còm, thiếu máu. Đồng thời, phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng gây tình trạng nhiễm độc mãn tính ở trẻ.
Nguyên nhân táo bón ở trẻ
Táo bón kéo dài rất khó điều trị và ảnh hưởng đến sức khoẻ

Các biến chứng thường gặp khi táo bón kéo dài

Song song với việc tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở trẻ thì các biến chứng cũng khá quan trọng. Bởi khi các bậc phụ huynh biết các biến chứng do táo bón kéo dài sẽ không chủ quan mà có biện pháp điều trị và khắc phục cho trẻ nhanh nhất.

Táo bón nếu như các bậc phụ huynh chủ quan, không quan tâm điều trị đúng mức đến khi tình trạng trở nên nặng sẽ gây nên nhiều biến chứng như sau:

  • Suy dinh dưỡng: trẻ bị táo bón kéo dài hay thường xuyên tái phát sẽ cảm thấy bụng khó chịu, đầy bụng, chướng bụng. Do đó, trẻ thường biếng ăn, chán ăn. Nếu cứ kéo dài, cơ thể trẻ sẽ không hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, cơ quan. Từ đó, trẻ ngày càng sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng cả về thể chất và trí tuệ. Hậu quả của những trẻ này thường không thông minh, lanh lẹ như các bạn đồng trang lứa.
  • Gây ảnh hưởng sức khỏe tâm thần: hệ não ruột có mối liên quan với nhau do đó tâm lý của bé sẽ có sự thay đổi.
  • Nứt kẽ hậu môn: trẻ bị táo bón làm phân được giữ lại bên trong ruột, nước và các khoáng chất đi vào máu khiến cho phân ngày cứng và khô hơn. Một khi phân cứng khi đi sẽ rất khó, hậu môn không thể đẩy ra ngoài được, khi cố gắng đẩy phân ra sẽ gây nứt kẽ hậu môn. Điều này làm chảy máu, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ,..
Nguyên nhân táo bón ở trẻ
Các biến chứng táo bón kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé

Cách chữa trị táo bón ở trẻ

Khi bố mẹ theo dõi triệu chứng và phát hiện trẻ bị táo bón nên thực hiện thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động cùng phối hợp các phương pháp điều trị của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phải cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt chú trọng bổ sung chất xơ từ rau củ quả cho trẻ
  • Hạn chế cho bé bổ sung thực phẩm ngọt, nước ngọt hay các thực phẩm giàu chất béo
  • Bổ sung các loại dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn giàu chất xơ: yến mạch, hạnh nhân, các loại đậu,…
  • Nếu bé không ăn được trái cây trực tiếp nên tập cho bé uống sinh tố và nước ép để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất và nước
  • Cho bé uống thật nhiều và đầy đủ lượng nước cần cho mỗi ngày.

Chế độ vận động cho trẻ

Các em nên được tập luyện và chơi thể thao mỗi ngày để tăng nhu động ruột. Các ông bố bà mẹ hạn chế tình trạng thụ động, xem tivi, điện thoại của trẻ.

Thay đổi hành vi và chăm sóc tinh thần trẻ

  • Theo dõi và hướng dẫn trẻ đi đại tiện bởi bé có tư thế khi đi đại tiện không đúng hoặc lười đi vệ sinh mỗi ngày.
  • Tập cho bé thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc tối.
  • Nhắc nhở và giáo dục bé không nên nhịn đi đại tiện

Điều trị tâm lý cho bé

Khi bé đi phân khó hoặc són phân nên nhẹ nhàng động viên con, không quát mắng làm bé sợ nhịn đại tiện khiến phân càng ngày càng khô, cứng khó vệ sinh hơn.

Điều trị bởi bác sĩ

Bác sĩ sẽ điều trị tùy theo tình trạng của từng trẻ. Nếu nhẹ có thể chỉ định trẻ dùng thuốc làm mềm phân còn nếu nặng phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Qua những thông tin về nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, hẳn là mọi người cũng nắm được các kiến thức bổ ích. Từ đó, có cách chăm sóc trẻ cũng như phòng ngừa táo bón cho trẻ tốt nhất, để trẻ có sức khỏe phát triển toàn diện. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng

 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đồng hành cùng UBND Quận 10 trong Lễ Hội Sống Khỏe 2024
Các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng được quan tâm và sự kiện Lễ Hội Sống Khỏe...
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD