Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Người bệnh ung thư trong thực tế sẽ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề, sức khỏe bị giảm sút, do đó, có được một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư sẽ có vai trò rất quan trọng. Một kế hoạch cho thực đơn dinh dưỡng hoàn chỉnh sẽ góp phần tăng thể lực, sức đề kháng cho người bệnh và hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Cùng tham khảo bài viết sau, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn hiểu hơn về dinh dưỡng cho người ung thư như thế nào!
Tin liên quan:
Tổng quan về ung thư
Trước khi mang đến bạn các thông tin hữu ích về một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, NRECI sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh này thông qua thông tin tổng quan sau.
Ung thư là gì?
Ung thư theo chia sẻ của các chuyên gia là tập hợp các bệnh lý đặc trưng, bởi sự phát triển một cách bất thường của những tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, cũng như phát hủy các mô trong cơ thể bình thường.
Thực tế, những tế bào ung thư xuất hiện ở một khu vực, sau đó chúng lan rộng qua các hạch bạch huyết. Một số loại ung thư gây nên sự phát triển tế bào một cách nhanh chóng, trong khi những loại khác làm cho tế bào phát triển, phân chia có tốc độ chậm hơn.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư
Đột biến DNA
Ung thư được gây ra bởi những thay đổi – đột biến DNA trong tế bào. Những lỗi trong trong quá trình phát triển tế bào sẽ khiến cho các tế bào này ngừng hoạt động bình thường, đồng thời có thể cho phép tế bào bị ung thư.
Người bệnh đang có một lối sống không khoa học
Lối sống thường ngày cũng được xét đến như một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ở nhiều người. Sử dụng thuốc lá, uống rượu, bia mỗi ngày, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay bị cháy nắng quá thường xuyên, béo phì, quan hệ tình dục không an toàn,… cũng có thể góp phần làm phát triển bệnh ung thư.
Bắt nguồn từ tính chất di truyền
Nếu căn bệnh ung thư phổ biến trong gia đình bạn, điều này có thể các đột biến đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. bạn có thể xem xét tính di truyền để xem có di truyền những đột biến làm tăng khả năng mắc một số bệnh ung thư hay không.
Một số nguyên nhân khác
Một số bệnh sức khỏe mãn tính, điển hình như viêm loét đại tràng, cũng có thể làm tăng khả năng phát triển của bệnh ung thư. Do đó, với những người mắc bệnh mãn tính, hãy lưu ý gặp bác sĩ định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
Môi trường sống bị ô nhiễm
Môi trường sống xung quanh có chứa các chất hóa học độc hại, đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngay cả khi bạn là người không hút thuốc, nếu hít khói thuốc ở những nơi công cộng. Hóa chất trong nhà hay bất kỳ nơi nào, điển hình là benzen, amiăng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Có bao nhiêu loại ung thư?
Hiện nay, đang có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Theo chia sẻ của các chuyên gia, ung thư thường được gọi tên dựa theo cơ quan mà nó phát sinh. Ví dụ: Ung thư phổi sẽ phát sinh từ các tế bào ở vị trí phổi, ung thư đại tràng sẽ phát sinh từ những tế bào ở vị trí đại tràng.
Mặt khác, ung thư cũng có thể được gọi tên theo các loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô – carcinoma, ung thư mô liên kết – sarcoma. Bên cạnh đó, ung thư còn có thể phát triển từ máu, điển hình là bệnh ung thư máu ác tính mà nhiều người không may mắc phải.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, bạn có thể tham khảo qua một số lưu ý trong chế độ ăn từ các bác sĩ cho những trường hợp người bệnh mắc phải căn bệnh này:
Đủ nhu cầu năng lượng
Vì điều trị ung thư là một quá trình dài, bao gồm từ nhiều phương pháp. Do đó người bệnh cần chú ý ăn đủ nhu cầu năng lượng trước, trong và sau quá trình điều trị, mục đích tăng cường thể lực. Đồng thời, hỗ trợ giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn đến từ những phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,…
Người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, ăn đủ nhu cầu theo tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ để điều trị bệnh mang lại hiệu quả.
Nên ăn uống cân đối, đa dạng thực phẩm
Với thực đơn cho người ung thư sẽ cần đảm bảo việc cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tránh việc ưu tiên cho một nhóm thực phẩm này mà bỏ qua nhóm thực phẩm khác, điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt trong dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bạn cần đa dạng những loại thực phẩm trong thực đơn, cần thay đổi món ăn thường xuyên hơn nhằm tránh tạo cảm giác chán ăn cho người bệnh.
Ngoài ra, không nên bồi bổ quá mức, món ăn không nên chế biến quá mặn. Đồng thời hạn chế cho người bệnh ăn các món được chế biến sẵn, đồ nóng, cay hay chiên nhiều dầu mỡ,…
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày
Thông thường, những người bệnh mắc ung thư sẽ không ăn ngon miệng, thậm chí còn lười ăn, chán ăn nên không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Do đó cần phải thúc đẩy họ cố gắng ăn nhiều theo sức của từng người, bù thêm thực phẩm nhiều dinh dưỡng trong bữa chính hay trước khi ngủ. Nếu muốn bổ sung thêm dinh dưỡng, ngoài ba bữa chính, người bệnh nên ăn thêm các bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính.
Có thể sử dụng sữa hay dinh dưỡng cao năng lượng bổ sung cho người bệnh ăn kém, thiếu dinh dưỡng. Người bệnh có thể ăn nhiều món trong một bữa, tuy nhiên không nên ăn vặt, ăn lai rai suốt cả ngày, mà chỉ nên tập trung vào bữa chính và bữa phụ.
Trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng thì không nên ăn gì ngoài uống nước lọc, mục đích để họ ăn được nhiều vào bữa chính. Đồng thời giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và người bệnh cũng có khả năng ăn hết được khẩu phần của mình.
Uống nhiều nước
Trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, các bác sĩ luôn khuyên người bệnh bổ sung nước mỗi ngày và nên uống ngay cả khi bạn không khát. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể bổ sung các loại như sữa, nước ép rau củ, trái cây,… Tuy nhiên, cần lưu ý tránh uống các loại có chứa caffeine, rượu, bia, nước ngọt,…
Người bệnh ung thư nên ăn và không ăn các loại thực phẩm nào?
Một bất lợi lớn nhất trong quá trình điều trị ung thư chính là sự chán ăn, điều này xảy ra bắt nguồn từ tâm lý sợ hãi hay chán nản ở người bệnh, đôi khi còn có thể do sự thay đổi khẩu vị hay từ tác dụng phụ của các phương pháp chữa trị. Do đó cần chú trọng vào dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Cụ thể dưới đây sẽ là những chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn, cũng như các loại thực phẩm nên hạn chế cho người bệnh.
Nhóm thực phẩm người bệnh ung thư nên ăn
- Đạm: Trong thịt có khả năng cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Mỗi khẩu phần ăn thường ngày của người bệnh ung thư cần có sự đa dạng, cân đối các loại acid amin. Bao gồm thịt trắng như thịt gia cầm, thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc có chứa nhiều sắt, kẽm,… Tôm, cá, hải sản, cua cũng là nguồn cung cấp nhiều acid amin, calci cho cơ thể.
- Tinh bột: Gạo, ngô, khoai lang, khoai tây, lúa mì,… có thể được bổ sung vào các bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên cần lưu ý tránh những loại đã được chế biến sẵn gây hại cho cơ thể, đồng thời chất phụ gia, chất bảo quản cũng là nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư đối với nhiều người.
- Chất béo: Chất có giá trị năng lượng cao, do đó thực đơn cho người ung thư mỗi ngày cần phải có, bổ sung hàm lượng lipid nhất định. Trong đó hàm lượng acid béo không no chiếm tỉ lệ lớn ⅔ trong tổng hàm lượng chất béo.
- Rau củ quả: Những loại rau, củ quả tươi sạch và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, được bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như bảo quản. Một chế độ ăn chứa nhiều rau củ quả sẽ cung cấp các loại vitamin, giúp cơ thể tiêu hóa được tốt nhất.
Nhóm thực phẩm người bệnh ung thư không nên bổ sung
- Hạn chế các loại thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao, không nên ăn đồ ăn bị cháy, hay các loại đã được chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng,…
- Những loại thực phẩm chế biến công nghiệp hay được đóng gói sẵn cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn cho người ung thư: Thịt nguội, đồ hộp,… Hoặc những món có chứa nhiều axit béo như: Thịt xông khói, các món quay, nướng, rán,…
- Cần tránh xa thuốc lá, những chất kích thích như rượu, bia,…
- Trong khẩu phần ăn thường ngày cần chế biến gia giảm lượng muối.
- Không ăn các loại thức ăn đã bị nấm mốc như: Đậu mốc, hạt rang sẵn bị mốc,…
Một số lưu ý cho bệnh nhân ung thư
Phần lớn trong các khóa học dinh dưỡng cho người ung thư đều có thấy rằng, người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn không được ngon miệng, hay có cảm giác buồn nôn. Điều này xảy ra không chỉ do bệnh lý mà còn bị ảnh hưởng từ các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Do đó, sẽ có một số lưu ý cần thiết cho người bệnh:
- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ, đánh răng thường xuyên tối thiểu 4 lần trong một ngày.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, tăng cường ăn các món ăn ưa thích và không ăn quá nhiều thịt đỏ, gia vị trong thực đơn mỗi ngày.
- Thực hiện hóa trị liệu thường có thể gây cho người bệnh buồn nôn, chán ăn, do đó hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều mùi, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế,…
- Nếu thực hiện xạ trị tại vùng đầu cổ có khả năng làm giảm tiết nước bọt, dẫn đến hiện tượng khô miệng, viêm nhiễm, hạn chế hoạt động nhai nuốt,… Điều này sẽ góp phần làm tình trạng chán ăn trở nên nghiêm trọng hơn, do đó hãy thăm khám răng miệng tổng quát trước khi điều trị xạ trị, ăn đồ ăn mềm, nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
- Người bệnh cần hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ quá lạnh, khó nuốt.
- Uống nhiều nước, có thể uống nước lọc hay nước trái cây. Đồng thời hãy hạn chế các loại đồ uống có cồn và chất kích thích nguy hiểm,…
Tóm lại, điều trị ung thư là quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh phải có sức khỏe tốt, do đó một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phù hợp sẽ rất quan trọng, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần chú ý thăm khám thường xuyên với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn dinh dưỡng theo tình trạng hiện tại, đồng thời có chế độ ăn chuẩn chỉnh.
Mặt khác tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) còn cung cấp các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng nhằm phục vụ cung cấp các kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Hãy liên hệ với chúng tôi khi muốn tìm hiểu và tham gia các khóa học nhé!
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng cho người gầy muốn tăng cân
- Chế độ dinh dưỡng cho F0 khoa học để nhanh hồi phục sức khỏe
- Cách làm salad cho người giảm cân đơn giản, giàu dinh dưỡng
- Địa chỉ: 105 Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org