.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Người bệnh phổi yếu nên ăn gì để cải thiện sức khoẻ?

Người bệnh phổi yếu nên ăn gì để cải thiện sức khoẻ?

0

Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng nhất của cơ thể. Khi phổi yếu sẽ dẫn tới giảm thông khí và giảm chức năng hô hấp. Vậy phổi yếu là gì? Phổi yếu nên ăn gì? Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng – NRECI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phổi yếu trong giai đoạn đầu sẽ có những biểu hiện âm thầm và dễ bỏ sót. Các triệu chứng phổi yếu tiến triển gây suy giảm chức năng phổi và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vậy để ngăn chặn tình trạng này thì người bệnh phổi yếu nên ăn gì và cần có chế độ sinh hoạt như thế nào cho phù hợp? Cùng NRECI tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh phổi yếu nên ăn gì để cải thiện sức khoẻ?
Người bệnh phổi yếu nên ăn gì để cải thiện sức khoẻ?

Phổi yếu là gì? Phổi yếu thường có những biểu hiện như thế nào? 

Phổi yếu là một thuật ngữ dân gian để diễn tả một tình trạng đặc trưng bởi phổi không còn khả năng thực hiện trọn vẹn chức năng thông khí bình thường. Phổi yếu chỉ xảy ra khi các tế bào và mô của các phế nang, phế quản và tiểu phế quản bị tổn thương, dẫn đến những hiện tượng như viêm sưng, hẹp đường thở, tổn thương và giãn phế quản, mất độ đàn hồi của phế nang,… Khi bị phổi bị yếu bệnh nhân thường sẽ gặp phải tình trạng giảm thông khí phế nang, khó thở dai dẳng, ho khạc đờm và tức nặng ngực,…

Nguyên nhân gây nên bệnh phổi yếu thường gặp trên lâm sàng bao gồm:

  • Sống trong môi trường có bầu không khí chứa các chất độc hại
  • Môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, chất đốt, tích tụ ở phổi lâu dài gây tổn thương phổi
  • Nhiễm Virus hay vi khuẩn
  • Hút thuốc lá hay trong gia đình có người hút thuốc lá.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, phổi yếu thường không có những triệu chứng quá nổi bật, do đó có thể bị nhầm lẫn với các bệnh về phổi khác. Điều này gây không ít khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy của ở người bệnh phổi yếu:

  • Khó thở: đây là triệu chứng điển hình gặp ở hầu hết các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là trong phổi yếu. Nguyên nhân của khó thở là do người bệnh gặp khó khăn trong quá trình thông khí hít vào và thở ra. Trong giai đoạn đầu, tình trạng khó thở chỉ xảy người bệnh gắng sức hay thực hiện hoạt động thể chất với cường độ mạnh. Khi đó, triệu chứng khó thở ở bệnh nhân thường dễ bị bỏ qua vì cho rằng đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Thế nhưng, đây lại là biểu hiện sớm của phổi yếu, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ tiến triển nhanh chóng và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. 
  • Thở ngắn: khi phổi bị tổn thương, chức năng hô hấp không thể diễn ra như bình thường. Khi đó, khi thở người bệnh sẽ có biểu hiện thở ngắn hay thở dốc và có khoảng nghỉ ngắn giữa các lần thở. 
  • Ho dai dẳng: trong phổi yếu, các cơn ho thường xuất hiện cả ngày và nhiều nhất là vào ban đêm về sáng sớm. Thời gian đầu có thể là ho khan kéo dài, sau đó ho kèm theo đờm dãi với màu khác nhau như vàng, xanh, nâu, đục mủ,… 
  • Tức nặng ngực: đây là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng khó thở và ho. Mỗi lần hít vào thở ra bệnh nhân đều cảm thấy ngực thắt lại, tức nặng làm người bệnh thấy mệt mỏi hơn. 
  • Ho ra máu: đây là một triệu chứng được đánh giá là khá nghiêm trọng ở bệnh nhân phổi yếu không thể bỏ qua. Trường hợp ho ra máu là biểu hiện của phổi đã rất yếu và đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, ung thư phổi,…

Người bị phổi yếu nên ăn gì?

Người bị phổi yếu nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho phổi mà người bệnh phổi yếu nên sử dụng:

  • Các loại thực phẩm giàu kali như cam, chuối, cà rốt, khoai lang, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả. Các chất chống oxy hóa có nhiều trong cải xoăn, ớt chuông, cà rốt, nấm, chanh, nho, các loại quả mọng, dưa hấu,…
  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm A giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, do đó nên ăn nhiều đu đủ, dưa hấu, xoài, cà rốt, khoai lang, cà chua, các rau lá có màu xanh thẫm…
  • Thực phẩm chứa nhiều flavonoid có hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và chống tổn thương do khói thuốc lá. Những thực phẩm chứa nhiều flavonoid: dâu tây, táo, nho, đậu, trà xanh, các loại hành,…
  • Mặt khác, một số loại gia vị tự nhiên cũng được chứng mình rất tốt cho phổi ví dụ như gừng. Ngoài ra, lá bạc hà, rau kinh giới cũng có khả năng giúp thông thoáng đường thở, cải thiện chức năng hô hấp.

Chế độ luyện tập cho người phổi yếu giúp cải thiện chức năng phổi

Ngoài việc cần phải biết phổi yếu nên ăn gì, người bệnh cần có một chế độ luyện tập phù hợp để cải thiện chức năng của phổi:

  • Bỏ thuốc là hoàn toàn đối với người bệnh hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá, khuyến khích người thân trong gia đình bỏ thuốc lá
  • Thay đổi hoặc khắc phục điều kiện làm việc, đeo khẩu trang, mặt nạ và sử dụng đồ bảo hộ khi lao động khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi độc hại
  • Hạn chế tình trạng stress, căng thẳng diễn ra trong thời gian dài 
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên với các bài tập phù hợp với thể lực người bệnh
  • Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm và tránh thức khuya
  • Khám sức khỏe phổi định kỳ 3-6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm các bất thường về phổi và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

NRECI hi vọng rằng những thông tin từ bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về phổi yếu nên ăn gì. Dinh dưỡng là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý sức khỏe, để có một sức khỏe tốt cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và tối ưu. 

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD