Rối loạn nhịp tim có chữa được không?
Tim là bộ phận quan trọng để duy trì hoạt động sống của con người. Hiện nay, môi trường sống cùng những thói quen không tốt đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, kéo theo một loạt các bệnh liên quan đến tim. Trong đó, không thể không kể đến bệnh rối loạn nhịp tim. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm để có những phương pháp điều trị kịp thời.
Tin liên quan:
Đối tượng bị rối loạn nhịp tim thường ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim dẫn đến đột tử. Do đó câu hỏi “Rối loạn nhịp tim có chữa được không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang bị rối loạn nhịp tim. Thông qua bài viết này dưới đây NRECI sẽ cùng bạn gỡ bỏ thắc mắc đó!
Tìm hiểu về bệnh lý rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim đập bất thường, không đều, tần số nhịp tim do các xung điện điều phối nhịp tim hoạt động lúc quá nhanh hoặc lúc quá chậm. Ngoài ra, nhịp tim bị rối loạn còn là bởi hệ thống dẫn truyền nhịp trong tim bị tổn thương dẫn đến tim đập không đồng bộ, suy giảm chức năng và hoạt động của tim. Vậy nguyên nhân rối loạn nhịp tim là gì và rối loạn nhịp tim có chữa được không?
Các nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim:
- Hoạt động nút xoang trong tim bị suy yếu hoặc hoạt động bất thường, không theo quy luật
- Trong tim có ổ phát nhịp bất thường khác
- Đường dẫn truyền ở tim gặp vấn đề như bị tắc nghẽn
- Cơ tim chịu tổn thương
- Mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể
- Lạm dụng thuốc hoặc các chất độc ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Rối loạn nhịp tim gây ra những triệu chứng thường gặp như:
- Thường xuyên có cảm giác hồi hộp, hụt hẫng, mệt mỏi
- Tim đập mạnh trong lồng ngực
- Bất ngờ xuất hiện cơn khó thở và tức ngực
- Hô hấp kém, dễ hụt hơi
- Hay chóng mặt, choáng váng đi kèm việc buồn nôn
- Ngất xỉu đột ngột
Cách chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Để xác định tình trạng rối loạn nhịp tim, thuộc loại rối loạn nhịp tim nào và nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp này cũng như biến chứng, di chứng do rối loạn nhịp tim gây ra, bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng để làm rõ các vấn đề như:
- Cận lâm sàng chẩn đoán: Điện tim thường; Holter điện tâm đồ; Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
- Định lượng Glucose
- Định lượng Cholesterol
- Định lượng Triglycerid
- Định lượng HDL- C và LDL – C
- Định lượng Creatinin
- Định lượng Ure
- Điện giải đồ (Na, K, Cl)
- Định lượng Calci toàn phần
- Thời gian prothrombin bằng máy tự động
- Thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa bằng máy tự động
- Định lượng CRP hs
- Định lượng FT4 ( Free Thyroxine)
- Định lượng TSH
- Tổng phân tích nước tiểu
- Chụp X quang ngực thẳng
Rối loạn nhịp tim có chữa được không?
Rối loạn nhịp tim có thể chữa trị và kiểm soát được. Phác đồ điều trị được lựa chọn dựa trên tình trạng bệnh tuy nhiên cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung sau:
- Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim và điều trị cắt nguyên nhân hoặc điều trị ổn định bệnh.
- Điều trị các bệnh nền đã có của người bệnh
- Can thiệp bằng thuốc điều chỉnh nhịp tim
- Sử dụng các thiết bị tạo nhịp tim, sốc điện tim, đốt điện sinh lý hoặc phẫu thuật tim.
Cách điều trị rối loạn nhịp tim tại nhà
Để chữa trị rối loạn nhịp tim tại nhà cần phân chia ra điều trị rối loạn nhịp tim nhanh và điều trị rối loạn nhịp tim chậm.
- Điều trị rối loạn nhịp tim chậm:
- Đối với bệnh nhân nhịp tim chậm gây rối loạn huyết động: Trường hợp này có thể can thiệp bằng thuốc cấp cứu như atropin, adrenalin,… sau đó sẽ dùng máy tạo nhịp tim tạm thời để thúc đẩy nhịp tim tăng lên phù hợp với cơ thể
- Nhịp tim chậm mạn tính: Người bệnh phải cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
- Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh:
- Ngưng hoạt động cơ thể: Ngay khi cảm thấy nhịp tim đập không đều hãy ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, không gắng sức tránh tim đập nhanh hơn
- Uống đủ 2-2.5L nước/ngày: Việc thiếu nước khiến lưu lượng tuần hoàn giảm, rối loạn điện giải, dẫn đến tim phải làm việc nhanh hơn để bù lại
- Bổ sung các chất điện giải Kali, Canxi, Magie, Natri và tránh ăn quá nhiều muối: Lý do là bởi vì các chất điện giải tác động đến cơ tim, giúp tim đập chậm lại còn muối gây tăng huyết áp, ảnh hưởng đến nhịp tim. Nhóm thực phẩm chứa nhiều kali là bơ, chuối, dừa, cam…; nhóm thực phẩm chứa nhiều magie là hạt hạnh nhân, các loại ngũ cốc, yến mạch, hạt điều,…; nhóm thực phẩm chứa natri là các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, thịt, hải sản,…
- Giải nhiệt cơ thể: Nhiệt độ cao khiến tim hoạt động năng suất nhằm bơm máu đến da, hỗ trợ làm mát cơ thể và đào thải mồ hôi. Một số cách hạn chế cơ thể nóng là mặc đồ thoáng mát, ăn nhiều rau xanh, tránh đi ngoài nắng quá lâu…
- Tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ: Những bộ môn phù hợp cho người bị rối loạn nhịp tim là yoga, đi bộ, thể dục nhịp điệu, dưỡng sinh…
- Giảm thiểu tối đa việc sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia, thuốc lá: Chất kích thích tạo ra những hormon gây co mạch, giảm lượng oxy có trong cơ thể và làm tim đập nhanh
- Thư giãn, thả lỏng cơ thể: Mỗi khi cảm thấy tim đập nhanh hãy thử thả lỏng người, hít một hơi thật sâu để làm giảm nhịp tim. Đặc biệt, người bệnh cần giữ tinh thần và thái độ lạc quan, tích cực, tránh lo âu, ủ rũ sẽ làm bệnh nặng hơn. Nhiều người đã chọn thiền hàng ngày để tim đập chậm hơn
- Mát-xa động mạch cảnh: Động mạch cảnh nằm ở hai bên cổ, sát với dây thần kinh lang thang. Bệnh nhân nên xoa nhẹ động mạch cảnh từ 5-10 giây khi nhịp tim nhanh, hồi hộp.
Trên đây là những chia sẻ của NRECI về rối loạn nhịp tim cũng như trả lời câu hỏi “Rối loạn nhịp tim có chữa được không?“. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất tại NRECI bạn nhé!
Xem thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
- Địa chỉ: 407/14 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org