.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học

0

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý khá phổ biến của sản khoa. Theo khảo sát tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2017, tỷ lệ mắc bệnh trong thai kỳ của các sản phụ chiếm khoảng 18,1%, có xu hướng ngày càng gia tăng. Cùng NRECI tìm hiểu bài viết sau về tiểu đường thai kỳ và chế độ dinh dưỡng cũng như thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như thế nào qua bài viết sau nhé!   

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học

Tiểu đường thai kỳ là gì? Làm thế nào để biết mẹ có tiểu đường thai kỳ hay không? 

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong khi mang thai. Sự rối loạn biến dưỡng này là do nội tiết tố của thai kỳ gồm progesteron, estrogen, hPL,…và sẽ trở về bình thường sau sinh khoảng 6 tuần. Một số ít trường hợp có thể trở thành đái tháo đường type 2 về sau. Vậy làm sao để các mẹ bầu nhận biết được mình có thể bị tiểu đường thai kỳ không? 

Một số yếu tố sau đây có thể gợi ý nguy cơ như: mẹ bầu từng bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sản giật ở những lần mang thai trước, từng sinh con nặng trên 4000g, mẹ bầu mang thai cân quá mức thai kỳ, béo phì, mẹ trên 35 tuổi, đa ối, thai to, gia đình có người thân bị tiểu đường trong thai kỳ,… 

Để xác định chính xác mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không, các bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn thực hiện các test sàng lọc và nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai được 24-28 tuần như sau: 

Đầu tiên sẽ làm test sàng lọc: Lấy đường huyết đói sau khi nhịn đói 8 giờ. Sau đó, các mẹ bầu sẽ được cho uống 1 lượng nhỏ đường Glucose khoảng 75 g và đo đường huyết sau 1 giờ, sau 2 giờ đọc kết quả. 

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? 

Bệnh tiểu đường thai kỳ không những ảnh hưởng đến bản thân người mẹ trong quá trình mang thai mà còn gây tác động xấu đến con trẻ khi được sinh ra.

Trong quá trình mang thai:

  • Tăng nguy cơ tiền sản giật gấp đôi so với bình thường
  • Nguy cơ sảy thai tự nhiên đến 15-20%
  • Dọa sinh non, thai chết trong tử cung
  • Thai nhi bị dị dạng khoảng 10-15%
  • Thai to

Trong khi sinh: 

  • Nguy cơ sinh khó do thai to
  • Chảy máu vào giai đoạn bong nhau

Trẻ sơ sinh: 

  • Nguy cơ mắc bệnh màng trong gây suy hô hấp sơ sinh
  • Hạ đường huyết, giờ thứ 3 sau sinh
  • Hạ Kali máu
  • Hạ Canxi máu

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học 

Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng NRECI, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng nhằm đạt được mức đường huyết ổn định, tăng cân hợp lý và giúp thai nhi phát triển tốt. Thực đơn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa), trong đó có 3 bữa chính sáng – trưa – chiều kèm 2-3 bữa phụ vào 9 giờ sáng – 15 giờ chiều – 21 giờ tối.

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: đạm 15-20%, tinh bột 45-55%, béo 20-30% và vitamin-khoáng chất-chất xơ. Ưu tiên dùng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, yến mạch, đậu nành, bánh mì đen. Nên ăn những loại thực phẩm ít chất béo bão hòa như dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương), hạt hạnh nhân, hạt óc chó, bơ,… và các loại đạm ít béo như thịt gà, thịt bò, tôm, cua, các loại cá… 

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên hạn chế nhóm thực phẩm nào?

Nhằm đảm bảo mức đường huyết đạt giá trị ổn định, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh kẹo ngọt, các sản phẩm kem, nước ngọt, nước trái cây thêm đường. Các sản phẩm trái cây tươi có đường thì vẫn được khuyên dùng nhưng ở mức độ vừa phải.

Tránh ăn quá mặn cũng như ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao như thịt xông khói, mì tôm, xúc xích,…

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần được thiết kế phù hợp để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ. Với những thông tin trên đây, NRECI hy vọng người thân và mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng hằng ngày nhé!

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đồng hành cùng UBND Quận 10 trong Lễ Hội Sống Khỏe 2024
Các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng được quan tâm và sự kiện Lễ Hội Sống Khỏe...
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD