Thực đơn cho bệnh nhân ung thư đủ chất, ngon miệng, giàu dinh dưỡng
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ung thư. Trong bài viết này, các chuyên gia của Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng – NRECI sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên tắc dinh dưỡng và xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư một cách khoa học nhé!
Tin liên quan:
Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào với bệnh nhân ung thư?
Tại Việt Nam, số lượng người mắc ung thư ngày càng tăng. Theo thống kê, mỗi năm có đến hơn 115.000 người chết, trong đó, 80% bị sụt cân và 30% chết vì suy kiệt sức khỏe trước khi qua đời do tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu sụt 5% cân nặng sẽ rút ngắn 1/3 thời gian sống.
Thông thường, mọi người chỉ tập trung điều trị ung thư mà ít quan tâm đến ăn uống hàng ngày. Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết, rất nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng bị ung thư cần phải ăn kiêng cực kỳ khắt khe dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng trầm trọng, không đủ sức khỏe để theo hết được các liệu pháp điều trị.
Thực tế, các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Bởi lẽ, thực hiện đúng nguyên tắc và thực đơn cho bệnh nhân ung thư có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ức chế tế bào bệnh hiệu quả. Từ đó góp phần làm chậm diễn biến, ngăn chặn di căn và giúp người bệnh có đủ sức khỏe để theo được hết các liệu pháp điều trị.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Nguyên tắc “3 đúng” trong dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cụ thể như sau:
Đúng lượng
- Cung cấp đủ năng lượng: 30kcal/IBW(Kg)/ ngày trong đó chỉ số IBW là Cân nặng lý tưởng = Chiều cao(m)x chiều cao x 22.
- Cân đối thực phẩm sao cho hàm lượng các nhóm chất Đạm: đường: béo là 20:50:30.
- Bổ sung đủ chất béo EPA >= 2g/ngày.
Đúng loại
- Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều đạm trắng có trong gà, cá, ếch hơn đạm đỏ (bò, heo, dê, cừu). Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn đạm đỏ <= 500g/tuần.
- Nên ăn thực phẩm giàu omega 3 như cá béo, dầu lanh, dầu óc chó, hạt,…
- Sử dụng thực phẩm nguyên cám, giàu chất xơ nếu bệnh nhân ung thư bị rối loạn đường huyết.
Đúng cách
- Chia nhỏ bữa ăn, tranh thủ ăn mọi lúc mọi nơi, không đợi đói mới ăn.
- Nên để người bệnh tự nêm nếm gia vị, giúp tạo cảm giác vừa miệng hơn.
- Sử dụng dụng cụ ăn uống bằng nhựa, thủy tinh, sử thay vì dùng kim loại nếu người bệnh hay nôn ói.
- Điều quan trọng không thể thiếu chính là tạo bầu không khí, môi trường vui vẻ và thoải mái.
Bạn cần quan tâm hơn đến hàm lượng các chất cũng như cách ăn uống. Hãy tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để có được thực đơn cho bệnh nhân ung thư phù hợp, khoa học nhất.
Nguyên tắc dinh dưỡng khi thiết kế thực đơn cho người ung thư cần đảm bảo đúng hàm lượng các chất, ưu tiên thực phẩm nguyên cám, giàu chất xơ, chứa nhiều đạm trắng và omega 3, đồng thời phải ăn uống đúng cách.
Người ung thư nên ăn gì?
Ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư nhờ việc duy trì năng lượng cho hoạt động thể chất và hỗ trợ miễn dịch. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư bao gồm: (1)
- Thực phẩm nguyên chất chứa nhiều chất chống oxy hóa (vitamin C và E, carotenoids): Giúp ngăn ngừa tổn thương gốc tự do ảnh hưởng đến quá trình phát triển tế bào ung thư.
- Cà phê: Chứa hàng trăm hợp chất hoạt tính sinh học có thể bảo vệ chống lại tổn thương tế bào, góp phần sửa chữa DNA và ức chế sự lây lan của bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vòm họng,…
- Đậu nành: Giàu protein và các thành phần có hoạt tính sinh học cao giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và vú.
- Hoa quả và rau: Trái cây nhiều màu sắc, rau có màu xanh đậm, rau họ cải, rau họ hành, các loại đậu chứa nhiều vitamin khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác tốt cho bệnh nhân ung thư.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, quinoa, bột yến mạch giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
- Vitamin D: Theo hướng dẫn hế độ ăn uống của Viện Ung thư Quốc gia khuyến nghị rằng hầu hết người lớn nên bổ sung 15 microgam (mcg) vitamin D mỗi ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi trong và sau khi điều trị.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thực phẩm như cafe, đậu nành, hoa quả và rau, các loại ngũ cốc, đồ ăn chứa chất chống oxy hóa và vitamin D tốt cho bệnh nhân ung thư.
Người ung thư không nên ăn gì? Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?
Không có chế độ ăn uống cụ thể cho những người đang điều trị ung thư, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo bạn nên kiêng một số loại thực phẩm. Cụ thể, bệnh nhân ung thư có thể bị tiêu chảy nặng hơn nếu ăn: (1)
- Thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, gạo, khoai tây, mì ống,…
- Đồ uống cực nóng hoặc lạnh.
- Đồ uống nhiều đường như trà ngọt, soda, nước tăng lực, nước táo, nước cam,….
- Thực phẩm chiên, rán, xào hoặc nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm gây đầy hơi như đậu, rau sống,…
- Sản phẩm sữa thông thường nếu trước đó không có thói quen dùng sữa.
- Thức ăn cay.
- Rượu bia.
- Sản phẩm không đường được làm ngọt bằng sorbitol hoặc xylitol.
- Thực phẩm, đồ uống chứa nhiều caffein.
Đối với bệnh nhân ung thư bị khô miệng, hãy hạn chế những điều sau: (1)
- Rượu bia.
- Thức ăn cay, mặn, cứng, chua hoặc giòn.
- Sản phẩm thuốc lá.
- Khói thuốc thụ động.
- Nước súc miệng có chứa cồn.
Những người bị đau miệng và vùng họng không nên ăn thực phẩm hoặc đồ uống có thể làm nặng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như: (1)
- Thức ăn cay, bao gồm ớt, món cà ri và nước sốt nóng.
- Trái cây họ cam quýt.
- Thức ăn mặn.
- Rau sống.
- Cà chua và sốt cà chua.
- Thực phẩm sắc hoặc giòn như khoai tây chiên, bánh tortilla và bánh quy giòn.
- Rượu bia.
Khi thực hiện hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ như tiêu chảy, khô miệng, đau miệng và cổ họng. Do đó, người bệnh cần xây dựng thực đơn cho người hóa trị ung thư phù hợp để giảm bớt các triệu chứng này.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân ung thư cần có chế độ ăn uống khác nhau. Nhìn chung, nhóm thực phẩm cần tránh gồm thức ăn mặn hoặc quá ngọt hoặc cay, nhiều dầu mỡ, chứa các chất hóa học, rượu bia, thuốc lá,…
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư
Không có chế độ ăn uống cụ thể cho những người đang điều trị ung thư. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có thực đơn dinh dưỡng chuyên biệt. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng tại Việt Nam hiện nay. Quy trình thăm khám dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tại NRECI gồm 7 bước như sau:
- Bước 1: Xác định tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bệnh nhân ung thư, đo các chỉ số gồm cơ – xương – mỡ và nước qua máy phân tích thành phần cơ thể.
- Bước 2: Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn 24h của bệnh nhân.
- Bước 3: Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh ung thư, phương pháp đang điều trị cũng như các bệnh lý đi kèm.
- Bước 4: Khai thác chế độ vận động, giấc ngủ và tinh thần của bệnh nhân.
- Bước 5: Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng (tùy trường hợp sẽ được chuyên gia tư vấn chi tiết).
- Bước 6: Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sỹ về tình trạng dinh dưỡng hiện tại, lộ trình can thiệp và cách theo dõi khả năng dung nạp tại nhà cho bệnh nhân.
- Bước 7: Xây dựng thực đơn chi tiết hàng ngày.
Dưới đây mà một số gợi ý về thực đơn cho bệnh nhân ung thư:
- Đối với chất đạm: Nên bổ sung đa dạng các loại protein, trong đó có thịt màu trắng như gà, vịt, hải sản; hạn chế các loại thịt mà đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò (những loại thịt này giàu sắt nên người bệnh vẫn có thể ăn nhưng ở lượng vừa phải, dưới 500g thịt/tuần) Chọn các loại thịt nạc, ít mỡ.
- Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, lúa mì, ngô, lúa mạch hay các loại củ gồm khoai tây, khoai lang, sắn,… Bạn cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn và các chất phụ gia.
- Chất béo: Bổ sung chất béo không bão hòa có trong các loại hạt như hạnh nhân, macca, điều và quả bơ, dầu oliu.
- Rau quả như cam, quýt, bưởi, dừa, thanh long, bí đỏ, cải xanh, súp lơ,…đảm bảo tươi sạch, ưu tiên các loại rau củ hữu cơ. Người bệnh không nên ăn rau má bởi có thể gây chảy máu, bên cạnh đó cần hạn chế rau cần, rau muống.
- Sử dụng thêm sữa cũng như các chế phẩm từ sữa.
- Bổ sung nước đều đặn hàng ngày, trên 2 lít mỗi ngày.
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, yếu tố cơ địa và thay đổi trong suốt quá trình điều trị. Do vậy, bạn cần tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia để lên kế hoạch chi tiết và khoa học.
Những lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân ung thư
Ngoài vấn đề thực phẩm nên hay không nên sử dụng cho bệnh nhân ung thư, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Linh hoạt thay đổi món, cách chế biến để phù hợp hơn với khẩu vị người bệnh. Bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn, buồn nôn, táo bón. Do vậy, bạn cần chủ động tham khảo các phương án giải quyết những vấn đề trên.
- Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, cần kiểm tra sát sao nguyên liệu, cách chế biến thức ăn để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
- Khuyên người bệnh nên vận động, thư giãn đầu óc, tạo bước lạc quan để duy trì niềm tin và sức khỏe của họ.
- Theo dõi các triệu chứng, tác dụng của thuốc trong quá trình điều trị và trao đổi với bác sĩ.
Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Hòa – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý thì công tác tư tưởng cực kỳ quan trọng người bệnh. Bản thân người chăm sóc cần phải luôn có niềm tin và sự lạc quan mới có thể truyền được năng lượng tích cực đến người bệnh. Hãy khuyến khích, động viên để bệnh nhân ăn ngon hơn. Bên cạnh đó, nếu còn nhiều lo lắng thì bệnh nhân có thể tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng giúp bệnh nhân có những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng.”
Thực đơn 7 ngày cho người ung thư 160cm, 50kg, cần 1500kcal (G:P:L = 58:18:24%)
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | |
---|---|---|---|
Thứ 2
|
|
|
|
Thứ 3 |
|
|
|
Thứ 4 |
|
|
|
Thứ 5 |
|
|
|
Thứ 6 |
|
|
|
Thứ 7 |
|
|
|
Chủ nhật |
|
|
|
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư khoa học, hợp lý giúp bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi, đồng thời hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Thay vì ăn kiêng cực đoan, bạn có thể tìm sự hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng từ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng – NRECI.
Xem thêm:
- TOP 5+ thực đơn cho người ăn kiêng iod giàu dinh dưỡng
- Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng cùng những lời khuyên từ chuyên gia
- Thực đơn 3 bữa cho người giảm cân, ăn kiêng khoa học, hiệu quả bất ngờ
- Xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 5
- Thực đơn cho người suy thận độ 4
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)