.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người bệnh gout

Thực đơn cho người bệnh gout 7 ngày đơn giản, dễ thực hiện

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Tỷ lệ người bệnh mắc phải bệnh gout ở Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là họ có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thói quen ăn uống không hợp lý. Như vậy ngoài thuốc điều trị thì thực đơn cho người bệnh gout cũng rất quan trọng, trong quá trình điều trị bệnh. Qua bài viết này, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn biết đâu là thực đơn hỗ trợ tốt cho người bệnh gout nhé!

Bệnh gout là gì? Tổng quan về bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa do nồng độ axit uric có trong huyết tương quá cao, khiến cho các tinh thể urat hay tinh thể axit uric lắng đọng bên trong cơ thể.

Mặt khác, trong trường hợp lắng đọng ở các khớp (sụn khớp, bao hoạt dịch,…) sẽ có khả năng gây viêm khớp, biến dạng khớp, cứng khớp khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Thông thường, bệnh gout sẽ thường diễn ra ở đàn ông trên 40 tuổi.

Cụ thể sẽ có những triệu chứng điển hình:

  • Viêm khớp cấp tính: Dấu hiệu sưng các khớp đặc biệt là khớp ngón chân cái, khớp đốt bàn chân,… đau nhức kéo dài.
  • Sỏi axit uric trong thận, tiết niệu, suy thận,…
  • Lắng đọng urat: Dấu hiệu là những hạt tophi nổi dưới da, chúng có thể di động tại các vị trí như xương bánh chè, mỏm khuỷu, vành tai…
  • Nếu xét nghiệm máu, người bệnh sẽ có kết quả axit uric gia tăng với hàm lượng trên 400 micromol/lit.
Thực đơn cho người bệnh gout
Bệnh gout là gì?

Một số đặc điểm của người dễ bị tăng axit uric máu cũng như nguy cơ cao người bệnh mắc bệnh gout:

  • Người bệnh là người thừa cân hay béo phì.
  • Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh gout.
  • Bị nghiện rượu, cà phê.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thường hay ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, do đó người bệnh mới cần đến thực đơn cho người bệnh gout để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
  • Có sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu: Lasix, hypothiazid,… Thực tế, những loại thuốc này nếu bạn sử dụng nhiều sẽ dẫn đến tăng axit uric, khiến người bệnh phải những đợt gout cấp tính.

Bệnh gout có chữa được không?

Khi muốn điều trị bệnh gout, bạn không thể bỏ qua thực đơn cho người bệnh gout, bởi chế độ ăn sẽ thúc đẩy tính hiệu quả hơn để cải thiện sức khỏe. Hiện nay, gout được biết đến là căn bệnh mạn tính nên sẽ rất khó để điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, nếu bạn thăm khám với bác sĩ và có phác đồ điều trị hợp lý, tuân thủ nghiêm các chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ được kiểm soát.

Bệnh gout sẽ tiến triển theo 2 giai đoạn: Cấp tính, mạn tính. Tương ứng với mỗi giai đoạn, mục tiêu điều trị bệnh sẽ khác nhau:

  • Gout cấp tính: Các tính thể urat sắc nhọn lắng đọng cũng như cọ xát vào niêm mạc khớp, gây nên tình trạng sưng và tấy đỏ. Các đợt gout cấp tính có thể xuất hiện khi người bệnh gặp căng thẳng, hay uống nhiều đồ cồn, ăn nhiều đồ giàu đạm,… Vào giai đoạn này, có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để hỗ trợ giảm sưng đau. Tuy nhiên, cơn gout cấp vẫn có thể bị tái phát, do đó cần kiểm soát nồng độ acid uric máu.
  • Gout mạn tính: Vào giai đoạn này, hạt tophi xuất hiện xung quanh khớp, thậm chí còn xuất hiện trong mô, cơ, thận. Việc điều trị gout mạn tính cần phải kiểm soát nồng độ acid uric máu trong ngưỡng cho phép: Nếu chưa xuất hiện hạt tophi – dưới 360μmol/l (60mg/l), nếu đã xuất hiện hạt tophi – 320 μmol/l (50mg/l). Vì vậy, quá trình điều trị của người bệnh sẽ cần kéo dài và diễn ra liên tục.
Thực đơn cho người bệnh gout
Gout có hai giai đoạn cấp tính và mạn tính

Người bệnh gout nên lựa chọn những loại thực phẩm nào?

Thực đơn cho người bệnh gout mỗi ngày sẽ rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, hay có nguy cơ bệnh tái phát. Đa số những người bị bệnh gout thường lo lắng cho chế độ dinh dưỡng của mình, vì phần lớn những loại thực phẩm phổ biến đều có chứa purines hay fructose. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng sẽ có một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này thấp, do đó bạn vẫn có thể sử dụng:

  • Những loại cá sông như cá diêu hồng, cá chép, cá đồng như cá rô, ức gà,… đều chứa hàm lượng purin ít, người bệnh vẫn sử dụng được để cung cấp đủ hàm lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể. Với hàm lượng trung bình mỗi ngày được khuyến cáo là 50-100g đạm/ngày.
  • Phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo… Đều là các loại thực phẩm cần thiết đối với mỗi người, kể cả những người đang bị bệnh gout. Trong tinh bột có chứa một lượng purin an toàn, chúng có tác dụng làm giảm, hoà tan acid uric có trong nước tiểu.
  • Rau xanh, các loại trái cây để đào thải axit uric có trong máy như cải bẹ xanh, súp lơ, cherry,… Đây là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, được khuyến khích cho người bệnh gout. Nguyên nhân do chúng có khả năng làm giảm hấp thụ đạm, từ đó giảm hình thành acid uric.
  • Người bệnh cũng nên sử dụng đồng thời các loại thực phẩm có tính kiềm như củ cải, cải xanh, bí,… Chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu và có khả năng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
  • Sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu lạc, dầu oliu, dầu mè,… để giảm bớt hàm lượng chất béo.
  • Nên chế biến những món ăn thường ngày của bạn bằng cách luộc, hấp, để hạn chế tối đa việc sử dụng các món chiên xào có sử dụng nhiều dầu mỡ.
  • Chọn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin thấp: Sữa, các sản phẩm được làm từ sữa ít béo hay không béo, điển hình là sữa chua và sữa tách béo.
  • Bổ sung nhiều trái cây và rau quả tươi, chú ý sử dụng các loại hoa quả giàu vitamin C như dứa, dâu tây,… Vì chúng đều có khả năng giảm đi tình trạng viêm, giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hơn.
  • Chú ý ăn các loại hạt, ngũ cốc, bơ đậu phộng, khoai tây, bánh mì, cơm, trứng với hàm lượng vừa phải. Hay các loại protein từ thịt gà, cá, thịt đỏ với lượng vừa khoảng – một ngày chỉ từ 100-200g, tùy vào từng tình trạng của người bệnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình nên uống 2 lít/ngày, tùy vào độ tuổi, cân nặng, giới tính,…
  • Tuy rằng, bạn có được thực đơn cho người bệnh gout lành mạnh, có thể hỗ trợ kiểm soát lượng acid uric. Nhưng bạn vẫn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc để ngăn chặn các cơn gout cấp.
  • Bệnh nhân hạn chế những thực phẩm chứa purin cao: tôm, cua, cá, mực nhỏ…
Thực đơn cho người bệnh gout
Người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm chứa purin cao

Thực đơn cho người bệnh gout 7 ngày, dễ thực hiện tại nhà

Có thể thấy, thực đơn dinh dưỡng sẽ rất quan trọng trong quá trình bạn điều trị bệnh. Do đó, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ cung cấp thêm thông tin về thực đơn cho người bệnh gout. Bạn có thể tham khảo hoặc thăm khám trực tiếp với các chuyên gia để được tư vấn dinh dưỡng, tham gia vào các khóa học dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của mình nhé!

Thứ 2/4/6

Lưu ý: Khi chế biến cần lưu ý lượng muối tiêu thụ dưới 4g/ngày.

Bữa sáng: Phở thịt bò với bánh phở – 150g, thịt bò – 35g, nước dùng, hành là – 10g.

Bữa trưa:

  • Cơm gạo tẻ: Khoảng 2 bát cơm – 200g
  • Sườn heo rim: 50g
  • Su su xào: 200g, với dầu với 7ml.
  • Đậu phụ rán: 20g, dầu ăn 3ml
  • Canh cải xanh: 50g
  • Tráng miệng: Vải thiều – 150g

Bữa tối:

  • Cơm gạo tẻ: 150g
  • Cá rô phi lọc thịt, sau đó đem rán: Cá rô phi – 50g, dầu ăn 5ml
  • Khổ qua xào cùng trứng gà: Khổ qua – 200g, trứng gà – 20g, dầu ăn – 7ml
  • Canh rau ngót: Rau ngot – 50g
  • Tráng miệng với dưa hấu – 150g

Thứ 3/5/7

Bữa sáng: Bún riêu cua: Bún tươi – 180g, thịt cua đồng – 30g, đậu hũ – 100g,cà chua – 30g, nước lèo.

Bữa trưa:

  • Cơm gạo tẻ: 200g
  • Cá chép chiên, sốt cà chua: Cá chép – 70g, cà chua – 25g, dầu ăn – 7ml
  • Thịt băm: Sử dụng thịt nạc vai – 20g
  • Bắp cải luộc: 20g
  • Canh bí xanh: Bí – 50g
  • Tráng miệng với cam – nửa quả

Bữa tối:

  • Cơm gạo tẻ: 150g
  • Thịt heo chiên: Sử dụng thịt heo nạc vai – 70g, dầu ăn – 5ml
  • Đậu phộng rang: 10g
  • Bầu luộc: 200g
  • Canh mồng tơi: Mồng tơi – 50g
  • Tráng miệng với bưởi – 3 múi

Chủ nhật

Bữa sáng: Xôi đậu phộng có gạo nếp – 50g, đậu phộng – 10g, mè – 3g.

Bữa trưa:

  • Cơm gạo tẻ: 200g
  • Thịt bò xào hành tây: Thịt bò – sử dụng khoảng 50g, cà chua – 20g, hành tây – 50g, dầu ăn – 7ml
  • Cá bống kho tộ: Cá bống – Khoảng 20g
  • Củ cải – 200g luộc
  • Cánh bí xanh – 50g
  • Tráng miệng với xoài chín – 100g

Bữa tối:

  • Cơm gạo tẻ: 150g
  • Tôm biển hấp với sả: Tôm – 50g
  • Trứng đúc thịt: Sử dụng nửa quả trứng gà, dầu ăn 3ml, thịt nạc vai – 10g
  • Bắp cải xào: 200g
  • Canh rau cải: Rau cải xanh – 50g
  • Tráng miệng là lựu – 100g

Đây là thực đơn mẫu nên được điều chỉnh theo khẩu phần ăn của từng cá thể.

Một số lưu ý cho người bệnh gout

Khi mắc phải căn bệnh này, thực đơn cho người bệnh gout sẽ cực kỳ quan trọng để người bệnh có thể sống trong hòa bình, chiến đấu với bệnh. Ngoài mặt dinh dưỡng, cũng có một số lưu ý đối với người bệnh mà bạn cần chú ý sau:

Giữa lối sống lành mạnh

Phương pháp để bạn có thể điều trị bệnh gout được hiệu quả và an toàn, chính là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và giữ cho bản thân một lối sống lành mạnh. Tránh xa các chất kích thích và thăm khám điều trị theo lịch hẹn của bác sĩ. Thông qua đó, bác sĩ có thể nắm bắt tình hình sức khỏe và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Bổ sung nhiều nước

Người bệnh cần uống đủ lượng nước mỗi ngày để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nước sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ được axit uric dưa thừa trong máu, đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Chưa kể nếu bạn kết hợp tập thể dục thường xuyên thì sẽ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, bởi cơ thể bạn đã mất nhiều nước qua mồ hôi.

Tránh xa các chất kích thích

Thực tế, khi bạn được bác sĩ tư vấn dinh dưỡng vào mỗi lần thăm khám. Bác sĩ luôn có những lời khuyên cụ thể cho người bị bệnh gout là cần hạn chế sử dụng những loại đồ uống có cồn, điển hình là bia, rượu,… Mục đích tránh lượng axit uric tích tụ cũng như hình thành các tinh thể rắn trong khớp.

Thực đơn cho người bệnh gout
Hạn chế các chất kích thích

Luyện tập thể dục thể thao

Việc người bệnh gout tập luyện thể thao thường xuyên chính là cách khoa học để ngăn ngừa những cơn gout cấp. Điều này cũng giúp bạn duy trì được mức cân nặng hợp lý, đồng thời giữ được nồng độ axit uric ở mức thấp.

Những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp được bạn trong việc tìm hiểu và thiết kế thực đơn cho người bệnh gout một cách hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chế độ dinh dưỡng khoa học chỉ đóng vai trò nền tảng, hỗ trợ cho quá trình điều trị. Người bệnh vẫn cần tuân thủ nghiêm các chỉ định từ bác sĩ. Mặt khác, nếu cần thêm lời khuyên của các chuyên gia về món ăn cho người bệnh gout, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tư vấn dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị bệnh. Tham khảo ngay để có thêm thông tin nhé!

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (2 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD