.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người đa nang buồng trứng

7+Thực đơn cho người bị đa nang buồng trứng từ chuyên gia

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Nhi

Theo nghiên cứu, đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Để điều trị bệnh này, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Đa nang buồng trứng nên ăn gì? Việc thiết kế thực đơn cho người bị đa nang buồng trứng hợp lý, khoa học vô cùng cần thiết. Để nắm rõ hơn xây dựng thực đơn cũng như người bệnh buồng trứng đa nang nên kiêng ăn gì, các bác sĩ dinh dưỡng NRECI sẽ giải đáp ngay bên dưới!

Tổng quan về bệnh lý đa nang buồng trứng

Định nghĩa buồng trứng đa nang

Đa nang buồng trứng còn được gọi là Polycystic Ovary Syndrome – PCOS – đây là một bệnh về rối loạn nội tiết ở nữ giới. Nữ giới mắc hội chứng này có lượng hormone sinh dục nam nhiều hơn trong khi hormone sinh dục nữ lại không đủ. Chính điều này khiến cho sự rụng trứng trở nên bất thường. Lý do là vì quá nhiều hormone sinh dục nam có thể làm ngăn cản sự rụng trứng khiến trứng chứa đầy trong nang trứng. Nhiều trường hợp nữ giới mắc bệnh này có buồng trứng giãn rộng chứa các cụm nang nhỏ.

Nếu để tình trạng kéo dài không điều trị sớm, nang trứng sẽ không phát triển bình thường và rụng trứng xảy ra không theo đúng chu kỳ. Điều này sẽ dẫn đến mất cân bằng hormone gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, cơ thể, nghiêm trọng hơn vô sinh, hiếm muộn.

Theo thống kê, bệnh đa nang buồng trứng ảnh hưởng đến khoảng 12-18% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, có khá nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh do không có triệu chứng rõ ràng.

Buồng trứng đa nang (hay còn gọi là Polycystic Ovary Syndrome (PCOS)) là một rối loạn nội tiết ở phụ nữ, có sự tăng hormone sinh dục nam và giãn rộng của buồng trứng với các nang nhỏ. Nếu không được điều trị, có thể gây mất cân bằng hormone và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, có khả năng dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn.

Thực đơn cho người đa nang buồng trứng
Định nghĩa đa nang buồng trứng

Triệu chứng của bệnh đa nang buồng trứng

Hội chứng đa nang buồng trứng thường phát hiện muộn do các dấu hiệu không rõ ràng và cũng đến từ tâm lý chủ quan không thăm khám thường xuyên của các chị em.

Một số triệu chứng của hội chứng đa nang buồng trứng phổ biến:

  • Kinh nguyệt không đều: Sự thiếu rụng trứng khiến niêm mạc tử cung không thể rụng theo chu kỳ hằng tháng. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt không đều hay kéo dài là dấu hiệu phổ biến nhất. Chẳng hạn, có thể ít hơn 9 kỳ kinh 1 năm, hơn 35 ngày giữa các kỳ và không có kỳ kinh nào hoặc kinh nguyệt ra nhiều bất thường
  • Chảy máu nhiều: niêm mạc tử cung hình thành trong thời gian dài, thế nên kinh nguyệt có thể nhiều hơn bình thường
  • Dư thừa nội tiết tố nam, lông tóc mọc nhiều hơn: hàm lượng nội tiết tố nam trong cơ thể tăng cao có thể dẫn đến các dấu hiệu như lông trên cơ thể nhiều và rậm hơn. Tóc phát triển quá mức, đôi khi mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng
  • Nhức đầu: sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến nữ giới nhức đầu
  • Tăng cân mất kiểm soát, có thể dẫn đến thừa cân, béo phì
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Da mặt thay đổi: có thể tiết dầu nhiều và nổi mụn trứng cá nhiều.
Thực đơn cho người đa nang buồng trứng
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của bệnh đa nang buồng trứng

Ảnh hưởng của buồng trứng đa nang

Có thể nói, hội chứng đa nang buồng trứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe nữ giới nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị sớm. Vì thế, nên theo dõi sức khỏe cơ thể thường xuyên, nếu như phát hiện cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy nhanh chóng đi thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Phụ nữ mắc bệnh này có nguy cơ bị vô sinh cao, bởi vì chu kỳ kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, thụ thai. Cho nên, việc thụ tinh thành công là rất khó khăn.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, người mắc hội chứng buồng trứng đa nang còn có nguy cơ mắc các bệnh như sau:

  • Tiểu đường: Có hơn phân nửa số phụ nữ mắc đa nang buồng trứng bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường trước 40 tuổi. Nguyên nhân do sự rối loạn điều hòa hormone estrogen và lượng insulin trong cơ thể.
  • Cao huyết áp
  • Cholesterol trong máu cao: cơ thể người mắc đa nang buồng trứng thường có lượng cholesterol xấu (LDL) nhiều hơn cholesterol tốt (HDL). Điều này khiến cho cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ cao.
  • Rối loạn ngưng thở khi ngủ: Tình trạng khi ngủ bị ngưng thở là rối loạn tạm thời của một người bị nhiều lần trong lúc ngủ. Thông thường, bị đa nang buồng trứng thường tăng cân mất kiểm soát dẫn đến thừa cân, béo phì. Chính điều này gây nên nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ.
  • Ung thư nội mạc tử cung: rụng trứng diễn ra bất thường, chu kỳ kinh nguyệt không đều, béo phì, kháng insulin và đái tháo đường có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển khối u gây ung thư nội mạc tử cung (màng tử cung).
  • Trầm cảm và dễ lo âu: tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ mắc đa nang buồng trứng.
  • Chảy máu tử cung bất thường

Triệu chứng của hội chứng đa nang buồng trứng bao gồm kinh nguyệt không đều, chảy máu nhiều, tăng sự xuất hiện lông tóc, nhức đầu, tăng cân không kiểm soát, tâm trạng thay đổi và thay đổi da mặt.

Xây dựng thực đơn cho người bị đa nang buồng trứng như thế nào?

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống, dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát cân nặng và quản lý mức insulin của người mắc đa nang buồng trứng (3).

Insulin được tuyến tụy sản xuất, đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa glucose thành năng lượng. Khi cơ thể không thể sản xuất lượng insulin cần thiết thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên.Những trường hợp kháng insulin cũng có xu hướng sản xuất nhiều insulin hơn để hạn chế tình trạng tăng đường trong máu. Với những người mắc đa nang buồng trứng thường có mức insulin khá cao và gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát cân nặng, thậm chí rơi vào tình trạng béo phì.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Một chế độ ăn hợp lý, kiểm soát insulin, giảm nguy cơ mắc một số bệnh về chuyển hóa và cải thiện triệu chứng PCOS hiệu quả hơn vô cùng quan trọng.”

Nếu không thể thiết kế thực đơn cho mình, người bệnh có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng hay tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ. Sau đây là một số thực phẩm nên có trong thực đơn cho người bị buồng trứng đa nang giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Vậy bị đa nang buồng trứng nên ăn gì? (1) (2)

Rau xanh

Rau xanh không chỉ giàu chất xơ mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin quan trọng cho sức khỏe: sắt, kali, magie, canxi, vitamin A, C, E, K,… Vitamin nhóm B giữ vai trò quan trọng trong việc khống chế các triệu chứng của đa nang buồng trứng. Ngoài ra, vitamin này còn có vai trò chính trong quá trình chuyển hóa đường và chất béo, duy trì lượng hormone cân bằng. Đồng thời, đảm bảo chức năng hoạt động tuyến giáp.

Rau, củ nhiều màu sắc

Những loại rau củ như ớt chuông, cà chua, dưa chuột, củ cải với nhiều màu sắc tươi sáng sẽ cung cấp nhiều chất chống oxy hóa. Theo kết quả nghiên cứu, người mắc đa nang buồng trứng thường phải chịu tình trạng oxy hóa quá mức. Chính sự hiện diện của các chất oxy hóa trong rau củ quả sẽ phá hủy các gốc tự do và vô hiệu hóa chúng.

Thực đơn cho người đa nang buồng trứng
Các loại rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hoá

Các loại trái cây

Tăng cường trái cây tươi trong thực đơn cho người bị đa nang buồng trứng quan trọng. Bởi không chỉ cung cấp chất xơ mà còn giàu vitamin, khoáng chất và phytonutrient – dưỡng chất có trong lớp vỏ của trái cây. Người bệnh nên chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI) như bưởi, táo, nho, kiwi, lê, mận,…

Thực phẩm giàu sắt

Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt bò, cừu, thịt lợn, gà, cá, ngũ cốc, các loại rau màu xanh đậm,…

Tham khảo: Thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt, giúp bổ máu và tăng cường sức khoẻ

Thực phẩm giàu omega 3

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa nguồn omega 3 lành mạnh như: các loại hạt như óc chó, , dầu cá, các loại cá,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo tốt có tác dụng đào thải độc tố khỏi cơ thể, thúc đẩy sự cân bằng nội tiết và kiểm soát cân nặng.

Thực phẩm giàu vitamin D

Việc thiếu vitamin D có liên quan đến kháng insulin, rối loạn kinh nguyệt, rụng trứng bất thường, rậm lông, giảm khả năng thụ thai, béo phì,… Đây đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đa nang buồng trứng. Do đó, người bệnh cần bổ sung vitamin D để hạn chế các tình trạng trở nên tồi tệ.

Một số thực phẩm giàu vitamin D: các loại cá, ngũ cốc, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

Thực phẩm giàu magie

Magie là khoáng chất giữ vai trò quan trọng đối với người mắc đa nang buồng trứng vì có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm kích thích thần kinh. Từ đó, giảm stress, trầm cảm, giảm các triệu chứng đa nang buồng trứng.

Một số thực phẩm giàu magie: các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm, bơ, các loại đậu, bột cacao và nước hầm xương.

Thực đơn cho người đa nang buồng trứng
Ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu magie

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của các enzyme, hormone và hệ miễn dịch. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và khiến cho tình trạng đa nang buồng trứng thêm tồi tệ. Bổ sung kẽm đầy đủ và đúng cách giúp cải thiện rụng trứng, giảm rụng lông, tóc, chống viêm, chống trầm cảm và cải thiện hoạt động của tuyến giáp.

Các thực phẩm giàu kẽm: thịt, động vật có vỏ, cây họ đậu, các loại hạt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau,…

Thực phẩm có tính kháng viêm

So với những người bình thường thì người mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nguy cơ bị viêm cao hơn. Do đó, trong thực đơn ăn uống hằng ngày cũng nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm như: cà chua, cải xoăn, cải bó xôi, hạnh nhân, óc chó, dầu oliu,…

Men tiêu hóa (probiotic)

Người mắc đa nang buồng trứng nên bổ sung probiotic bởi không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch mà còn cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, giảm mức androgen (như testosterone) và cải thiện tình trạng kháng insulin.

Có thể bổ sung probiotic từ sữa chua, sữa lên men, kim chi,…

Người bị đa nang buồng trứng nên lựa chọn các thực phẩm như rau xanh, rau củ đa màu sắc, trái cây có chỉ số đường huyết thấp, thực phẩm giàu sắt, omega 3, vitamin D, magie, kẽm và thực phẩm có tính kháng viêm. Bổ sung men tiêu hóa (probiotic) cũng có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Người bị đa nang buồng trứng kiêng ăn gì?

Bên cạnh bị đa nang buồng trứng nên ăn gì, người bệnh cần chú đến các thực phẩm không tốt cho tình trạng bệnh để hạn chế và tránh bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Carbohydrate tinh chế

Các thực phẩm này gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến tình trạng kháng insulin càng trầm trọng gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho đa nang buồng trứng.. Các loại thực phẩm giàu carbohydrate cần hạn chế và nên tránh: bánh mì trắng, mì ống, gạo trắng, đường, mật ong, nước ép,…

Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm này giàu chất béo bão hòa hoặc hydro hóa những chất béo không lành mạnh, có thể gia tăng sản xuất estrogen, có thể làm cho các triệu chứng đa nang buồng trứng thêm tồi tệ. Bên cạnh đó, đồ ăn vặt, chiên rán còn làm gia tăng chỉ số đường huyết của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư.

Thực phẩm chế biến sẵn

Vì cuộc sống bận rộn mà nhiều người mua đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn nhiều hơn tự nấu tại nhà. Tuy nhiên, các thực phẩm này có chứa các chất phụ gia, hóa chất, chất bảo quản, phẩm màu,… có thể làm phát sinh lượng lớn hormone prostaglandins gây viêm nhiễm và làm gia tăng mức insulin.

Chất béo không lành mạnh

Cần kiêng và loại bỏ các chất béo no, chất béo đã hydro hóa và chất béo chuyển đổi. Bởi các chất béo này không tốt cho sức khỏe, nó khiến estrogen sản sinh nhiều, gây cản trở sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Đồng thời, cũng khiến cơ thể tăng cân, tăng nguy cơ đa nang buồng trứng.

Đồ uống có gas

Trong các loại đồ uống có gas, thành phần chứa nhiều đường có thể khiến cho insulin tăng đột ngột, không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, cần tránh các loại nước này và chỉ nên bổ sung các loại nước trái cây, rau củ tươi không đường, không chất tạo ngọt.

Thực đơn cho người đa nang buồng trứng
Hạn chế các loại thức uống có ga

Cà phê

Theo các chuyên gia, nữ giới uống nhiều hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, những người mắc đa nang buồng trứng, caffeine còn tác động xấu đến sức khỏe nhiều hơn.

Uống cà phê hằng ngày có thể khiến nồng độ estradiol tăng. Estradiol là một loại hormone estrogen ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và kinh nguyệt. Do đó chỉ nên giới hạn 1-2 ly mỗi ngày, nên pha loãng cà phê.

Đồ uống có cồn

Uống rượu bia thường xuyên gia tăng nguy cơ mắc đa nang buồng trứng lên đến 50%. Gan là cơ quan quan trọng giúp loại thải estrogen dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc uống rượu bia thường xuyên sẽ khiến gan dành nhiều thời gian loại thải độc tố từ rượu bia. Từ đó, việc loại bỏ estrogen sẽ không còn được chú trọng đến.

Bên cạnh đó, rượu bia còn có thể dễ dàng chuyển hóa thành đường, làm tăng kháng insulin. Đồng thời, acid được tạo ra từ rượu cũng khiến các triệu chứng viêm thêm tồi tệ.

Các thực phẩm gây viêm

Người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm gây viêm như khoai tây chiên, thịt đỏ, các loại thịt chế biến sẵn trong chế độ ăn hằng ngày.

Người bị đa nang buồng trứng nên kiêng ăn các thực phẩm giàu carbohydrate, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo không lành mạnh, đồ uống có gas, cà phê và đồ uống có cồn. Cùng với đó, họ cũng nên hạn chế các thực phẩm gây viêm như khoai tây chiên và thịt đỏ.

Mẫu 7 thực đơn cho người đa năng buồng trứng 

 

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Ngày 1 Sandwich ngũ cốc, trứng ốp la

  • Sandwich: 2 lát
  • Trứng gà: 1 quả
  • Dưa leo: 30g
  • Cà chua: 30g
  • Sà lách: 40g

Phụ sáng: Khoai lang hấp (80g), sapoche (1 quả)

Cơm, đậu hũ kho nấm, canh súp

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Đậu hũ: 50g
  • Nấm rơm: 40g
  • Canh súp: khoai tây (30g), củ dền (30g), cà rốt (30g)

Bữa phụ chiều (15h): Sữa chua ít đường (100g), cam (160g)

Cơm, ức gà áp chảo, súp lơ luộc

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Ức gà bỏ da: 40g
  • Súp lơ: 100g
Ngày 2 Hủ tiếu tôm thịt

  • Hủ tiếu (luộc): 170g
  • Thịt heo: 35g
  • Tôm: 1 con
  • Trứng cút: 1 quả
  • Giá đậu xanh: 40g
  • Xà lách: 40g

Phụ sáng: Khoai lang hấp (80g), sapoche (1/2 quả)

Cơm, thịt bò xào cần, cải bắp luộc

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt bò: 40g, cần tây: 50g
  • Cải bắp: 200g

Bữa phụ chiều (15h): Sữa chua ít đường (100g), Táo (1 quả)

Cơm, cá basa kho thơm, súp lơ luộc

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Cá basa: 45g
  • Thơm: 40g
  • Súp lơ: 100g
Ngày 3 Phở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 30g
  • Bò viên: 1-2 viên
  • Giá: 50g
  • Rau thơm: 20g

Phụ sáng: Khoai mì hấp (80g), nho (80g)

Cơm, mực xào thập cẩm, cải thìa luộc

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Mực: 40g
  • Ớt chuông: 40g
  • Cà rốt: 40g
  • Cải thìa: 60g

Bữa phụ chiều (15h): Sữa tươi ít đường (180ml), lê (160g)

Cơm, cá hồi áp chảo, súp lơ xào

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Cá hồi: 50g
  • Súp lơ: 100g
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
Ngày 4 Cháo thịt băm

  • Gạo: 50g
  • Thịt heo băm: 40g
  • Cà rốt: 40g

Phụ sáng: bánh mì đen (2 lát), quả bơ (80g)

Cơm, tôm rim , canh cải soong

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Tôm: 50g
  • Cải soong: 100g

Bữa phụ chiều (15h): Sữa chua ít đường (100g), xoài (160g)

Cơm, cá diêu hồng hấp hành, đậu que xào

  • Cơm: 1,5 chén
  • Cá diêu hồng: 50g
  • Đậu que: 80g
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
Ngày 5 Yến mạch ngâm sữa chua

  • Yến mạch: 40g
  • Sữa chua ít đường: 1 hũ 100g
  • Kiwi: 40g
  • Chuối: 80g

Phụ sáng: Khoai lang hấp (80g), mận (1 quả)

Cơm, thịt kho trứng, canh mồng tơi

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt heo: 30g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Mồng tơi: 100g

Bữa phụ chiều (15h): Dưa hấu (160g)

Cơm, mực xào rau củ, canh bí xanh

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Mực: 45g
  • Ớt chuông: 40g
  • Súp lơ: 40g
  • Bí xanh: 100g
Ngày 6 Miến thịt heo

  • Miến: 180g
  • Thịt heo: 40g
  • Giá đậu xanh: 40g
  • Sà lách: 50g

Phụ sáng: Khoai môn luộc (80g), dâu tây (80g)

Cơm, gà kho gừng, canh mướp

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt gà: 50g
  • Mướp: 100g

Bữa phụ chiều (15h): Sữa tươi ít đường (180ml),  ổi (160g)

Cơm, cá nục sốt cà, cải thìa luộc

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Cá nục: 40g
  • Cà chua: 80g
  • Cải thìa: 100g
Ngày 7 Bánh ướt chả lụa

  • Bánh ướt: 150g
  • Chả lụa: 35g
  • Nem chua: 10g
  • Giá: 50g

Phụ sáng: Bánh mì đen (2 lát), chuối (1 quả)

Cơm, bò xào khổ qua, canh bí đỏ

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt bò: 40g
  • Khổ qua: 50g
  • Bí đỏ: 100g

Bữa phụ chiều (15h): phô mai (1 miếng 15g), lê (160g)

Cơm, đậu hũ chiên sả, canh nghêu nấu hẹ

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Đậu hũ: 50g
  • Nghêu: 30g
  • Hẹ lá: 50g
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

Những lưu ý cho người đa nang buồng trứng

Mặc dù đa nang buồng trứng không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu biết cách ăn uống, thay đổi thực đơn, lối sống lành mạnh thì rất có ích trong việc kiểm soát triệu chứng, không để bệnh thêm nặng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh nên theo dõi sức khỏe cũng như duy trì chỉ số BMI của cơ thể trong ngưỡng khỏe mạnh. Để duy trì cân nặng mong muốn, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và lành mạnh.

Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, thực phẩm chưa qua chế biến, giàu chất xơ và dinh dưỡng như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, gạo lứt, các loại thịt nạc, các loại cá,…

Người bệnh nên thường xuyên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ hoặc tự mình tham gia khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng để bổ sung kiến thức cho mình. Từ đó, biết cách thiết kế thực đơn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Thực đơn cho người đa nang buồng trứng
Người bị đa nang buồng trứng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý

Thay đổi lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt. Việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với vận động thể thao, rèn luyện cơ thể mỗi ngày sẽ giúp giảm cân, cải thiện chuyển hóa insulin, giảm cholesterol, kinh nguyệt đều,…

Bên cạnh đó, các bài tập như yoga, thiền sẽ giúp tâm trí, tinh thần được cải thiện nhiều hơn, hạn chế trầm cảm, stress, lo âu.

“Loại bỏ” các chất gây rối loạn nội tiết

Những chất gây rối loạn nội tiết là các hóa chất hay thành phần gây cản trở, ngăn chặn sự đáp ứng tự nhiên của các hormone. Một số chất gây rối loạn nội tiết giống với hormone sinh dục nữ và nam, gây rối loạn hệ thống sinh sản. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc đa nang buồng trứng.

Các chất này thường được tìm thấy trong các thực phẩm đóng hộp, xà phòng, trang điểm,… Các chất phổ biến như sau: Ete glycol, thuốc trừ sâu, phthalates, dioxin, BPA,…

Những lưu ý cho người có đa nang buồng trứng bao gồm: Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau, củ quả, thực phẩm tự nhiên và giàu chất xơ để kiểm soát cân nặng và duy trì sức khỏe; Kết hợp ăn uống hợp lý với vận động thể thao và rèn luyện thường xuyên để giảm cân, cải thiện chuyển hóa insulin, và giảm các triệu chứng; Tránh sử dụng các chất gây rối loạn nội tiết như Ete glycol, thuốc trừ sâu, phthalates, dioxin, và BPA.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết về thực đơn cho người bị đa nang buồng trứng cũng như giải đáp người bệnh đa nang buồng trứng nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh đã bổ sung thêm kiến thức cho mình. Từ đó, có kinh nghiệm chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe cơ thể tốt nhất. Ngoài ra, để điều trị hiệu quả, thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn có thể thăm khám dinh dưỡng hoặc tham gia đào tạo dinh dưỡng bởi các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành nhé!

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (3 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Video hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Hội thảo "Cập nhật phương pháp hiện đại và hiệu quả trong điều trị giảm cân"
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/drive/folders/1JqULWVeJAVyWue1KDTV2GPKjEhgGYW_U
Tài liệu: Loãng xương sau mãn kinh
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/10Ai0ZP9onKunHnxYyOHjPdLuAKFnsBmH/view
Sleep Disorders in Childhood
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/1MY1shPk6GPtxkDWNMK2IEjP9Sxi5UREr/view
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD