Thực đơn cho người cao huyết áp trong 1 tuần
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Cao huyết áp là một căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng phức tạp, đe dọa tính mạng con người. Để sống chung hòa bình và kiểm soát tốt được căn bệnh này thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực tế, rất nhiều trường hợp bệnh nhân cao huyết áp vẫn giữ được tình trạng sức khỏe tốt nếu có lối sống lành mạnh, xây dựng thực đơn cho người cao huyết áp dinh dưỡng khoa học.
Tin liên quan:
Tổng hợp các kiến thức cần biết về bệnh cao huyết áp
Định nghĩa tăng huyết áp
Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, là căn bệnh mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, nếu huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp.
ESC năm 2018 đã cập nhật hướng dẫn mới về phân loại mức độ cao huyết áp như sau:
- Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg.
- Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg.
- Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg.
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Trường hợp huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg mà huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên.
- Tiền tăng huyết áp: nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg.
Nguyên nhân bệnh tăng huyết áp
Hầu hết, ở người trưởng thành không xác định được nguyên nhân tăng huyết áp, chỉ có khoảng 10% các trường hợp có nguyên nhân, cụ thể:
Cao huyết áp vô căn (nguyên phát): chiếm tỉ lệ lớn lên đến 90% trường hợp. Không có nguyên nhân cụ thể, phổ biến ở nam giới và thường là do di truyền. Đặc biệt đối với người cao tuổi hoặc đang có bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, các thói quen không tốt thường ngày như: ăn quá mặn, thừa cân, béo phì, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít vận động… cũng có thể là nguyên nhân của bệnh cao huyết áp vô căn.
Cao huyết áp thứ phát: loại này chỉ chiếm từ 5%-10% trên tổng số ca bệnh. Đây là hệ quả của một số bệnh lý nên nếu điều trị giải quyết dứt điểm các nguyên nhân thì có thể khỏi bệnh. Các loại bệnh thường gặp có thể gây ra cao huyết áp là:
- Bệnh thận: đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Các loại bệnh về thận như: suy thận, viêm cầu thận, hẹp động mạch thận…
- Bệnh lý tuyến thượng thận: là tuyến nội tiết nằm phía trên thận, tiết ra hoocmon hỗ trợ điều hòa huyết áp của cơ thể.Do vậy, khi u của tuyết này không hoạt động bình thường sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Giải pháp cắt bỏ khối u có thể chữa khỏi bệnh tăng huyết áp.
- Một số bệnh lý nội tiết như: suy giáp, cường giáp, bệnh Cushing…
- Một số loại thuốc như: kháng viêm, corticoides, giảm đau, tránh thai… Tình trạng cao huyết áp do nguyên nhân này sẽ hết sau khi ngưng thuốc vài tuần.
- Ngoại trừ bệnh tim bẩm sinh, trẻ em hoặc người trẻ bị tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ cần phải điều trị bằng cách phẫu thuật hoặc nong đặt stent trong lòng mạch chủ đoạn bị hẹp.
- Cao huyết áp thai kì: thường xảy ra sau tuần thai thứ 20, đây là dạng tăng huyết áp đơn thuần. Nguyên nhân có thể do mẹ bầu đang bị thiếu máu trầm trọng, đa thai, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng…
Dấu hiệu tăng huyết áp
Khi chưa xảy ra biến chứng, dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp khá mờ nhạt và thường thấy, nên cần thật sự quan tâm sức khỏe, chú ý những triệu chứng sau:
- Xuất huyết: có vệt máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
- Mắt nhìn mờ: nếu bệnh kéo dài và nặng có thể mất thị lực.
- Tê ngứa râm rang chân và tay: khi tăng huyết áp thường xuyên và không có sự kiểm soát sẽ gây tê liệt dây thần kinh và gây ra hiện tượng tê hoặc ngứa râm rang ở chân tay.
- Hoặc các triệu chứng thông thường dễ nhầm lẫn khác như: nhức đầu, buồn nôn, choáng và chóng mặt, đau tim, mặt đỏ phừng, ù tai, mất ngủ….
Tuy nhiên, có khoảng 1/3 người bệnh không có dấu hiệu cho đến khi bị các biến chứng nặng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Do đó, người từ 50 tuổi trở lên được khuyến cáo nên đi khám tổng quát và huyết áp định kỳ vì huyết áp có xu hướng tăng dần theo tuổi. Đồng thời, nhờ sự tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia hoặc Bác sĩ dinh dưỡng để thiết kế thực đơn tốt nhất cho sức khỏe.
Tăng huyết áp có nguy hiểm không?
Được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, sở dĩ những biến chứng của bệnh cao huyết áp vô cùng nguy hiểm.
- Biến chứng ở tim: gây ra nhồi máu cơ tim, suy tim, rung nhĩ…
- Biến chứng ở não: gây ra xuất huyết não, suy giảm trí nhớ, nhồi máu não…
- Biến chứng ở thận: gây ra suy thận
- Biến đổi mạch máu ở đáy mắt: gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, thậm chí gây mù mắt nếu không chữa trị kịp thời.
- Bệnh động mạch ngoại biên hai chân: khiến người bệnh đi lại khó khăn. Nặng hơn là lở loét, thậm chí phải cắt chi.
- Hội chứng chuyển hóa: đây là nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, gồm: tăng chu vi vòng eo, nồng độ insulin cao, chất béo trung tính cao… Dẫn đến tăng nguy cơ tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người cao huyết áp
Khi xây dựng thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần lưu ý các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Nhu cầu năng lượng: 30-35kcal/kg/ngày.
- Nhu cầu đạm: 15-20% tổng năng lượng.
- Nhu cầu béo: 20-25% tổng năng lượng. Ưu tiên chất béo tốt có trong dầu olive, dầu hướng dương, dầu nành, dầu cá… Nên cung cấp EPA và DHA khoảng 250-500mg/ngày và Cholesterol < 200mg/ngày.
- Nhu cầu chất xơ: đảm bảo đủ từ 14g/1000kcal
- Nhu cầu vitamin và khoáng chất phải cung cấp đầy đủ, đặc biệt là các loại vitamin D, vitamin C, vitamin B16, vitamin B12
- Đặc biệt, nguyên tắc vàng cho thực đơn dinh dưỡng của bệnh nhân cao huyết áp là giảm lượng muối và tăng lượng Kali nạp vào cơ thể.
- Ngoài ra, người mắc bệnh tăng huyết áp có thể tìm hiểu chế độ ăn DASH. Đây là phương pháp dinh dưỡng phổ biến nhất thế giới cho bệnh nhân đang mắc bệnh tăng huyết áp và muốn giảm cân. Với các tiêu chí: ăn nhiều rau quả, sản phẩm từ sữa ít béo; Tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm, các loại hạt, thực phẩm nguyên hạt; Giảm hấp thu chất béo no, chất béo chuyển hóa, cholesterol; Hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có gas và thịt đỏ.
Người cao huyết áp nên lựa chọn và hạn chế những loại thực phẩm nào
Thực phẩm người cao huyết áp nên lựa chọn
- Thực đơn cho người cao huyết áp nên lựa chọn các loại thực phẩm có chức năng bảo vệ mạch máu và giảm mỡ, giàu Kali: chuối, nấm mèo, rau cần, rong biển….
- Ưu tiên ăn nhiều cá, cá biển chứa chất béo không no: giúp giảm cholesterol máu, ức chế hình thành máu đông, phòng tai biến mạch máu não. Mỗi tuần nên ăn cá 2 – 3 lần để phòng ngừa biến chứng của huyết áp.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: hạt bắp, yến mạch… Lượng chất xơ nạp vào cơ thể hằng ngày nên trên 15g. Vì đây không chỉ là thực phẩm điều trị và phòng ngừa cao huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ máu cao mà còn hỗ trợ nhuận tràng, thông tiện.
- Ăn nhiều rau củ và trái cây: bởi chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt các loại vitamin C,E giúp làm giảm cholesterol, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, chống oxi hóa, đảm bảo sự hoàn chỉnh của tế bào, phòng tình trạng xơ cứng động mạch. Ngoài ra còn có các khoáng tố như: kẽm, selen, crom… giúp chuyển hóa chất béo và glucid, iot ức chế hấp thu cholesterol trong đường ruột…
Thực phẩm người cao huyết áp nên hạn chế
- Hạn chế chất béo và đặc biệt là chất béo no như: thịt mỡ, đồ chiên xào. Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: nội tạng động vật. Vì hấp thu nhiều các chất trên gây tăng mỡ máu, xơ cứng động mạch khiến tình trạng cao huyết áp ngày càng tệ đi.
- Hạn chế ăn mặn, nhiều muối. Bởi Natri khi thẩm thấu vào vành động mạch khiến động mạch co hẹp, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Tốt nhất, bệnh nhân không nên ăn quá 3g/ngày.
- Hạn chế ăn đồ ngọt vì dễ gây tăng đường máu, mỡ máu.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn: dưa muối, giò, thịt muối…
- Hạn chế rượu bia, caffeine, trà đặc, ớt…
Thực đơn cho người cao huyết áp
Thực đơn đáp ứng mức năng lượng1600kcal (G:P:L = 55:20:25%)
Ngày | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Sandwich ngũ cốc và trứng ốp la:
– 2 lát sandwich – 2 quả trứng gà – 30g dưa leo – 30g cà chua – 40g xà lách |
Sữa tươi ít đường: 200ml
Táo: 250g |
Cơm, cá hấp, rau củ luộc:
– 1 chén cơm gạo lứt – 90g cá diêu hồng – 50g súp lơ – 50g củ dền – 50g cà rốt |
Cơm, ức gà áp chảo và cải thìa luộc:
– 1 chén cơm gạo lứt – 90g ức gà bỏ da – 160g cải thìa |
Thứ 3 | Hủ tiếu tôm thịt:
– 180g hủ tiếu luộc – 40g thịt heo – 2 con tôm – 1 quả trứng cút – 40g giá – 40 xà lách |
Sữa tươi ít đường: 200ml
Dưa gang: 250g |
Cơm, thịt bò xào nấm và bắp cải luộc:
– 1 chén cơm gạo lứt – 60g thịt bò – 50g nấm kim châm – 160g bắp cải |
Cơm, cá ba sa kho thơm, canh cải soong:
– 1 chén cơm gạo lứt – 90g cá ba sa – 20g thơm – 150g cải soong |
Thứ 4 | Phở bò:
– 180g bánh phở – 50g thịt bò – 1-2 viên bò viên – 60g giá – 20g rau thơm |
Sữa chua ít đường: 1 hủ
Táo: 250g |
Cơm, nấm hấp sả, canh bí đỏ, măng tây xào:
– 1 chén cơm gạo lứt – 250g nấm đùi gà – 100g bí đỏ – 100g măng tây |
Cơm, cá hồi áp chảo, salad trộn:
– 1 chén cơm gạo lứt – 80g cá hồi – 200g (xà lách, dưa leo, cà chua) |
Thứ 5 | Cháo thịt băm:
– 50g gạo – 50g thịt heo băm – 40g cà rốt |
Sữa tươi ít đường: 200ml
Mận: 250g |
Cơm, tôm rim, bầu luộc, canh mồng tơi:
– 1 chén cơm gạo lứt – 90g tôm – 100g bầu trái – 100g mồng tơi |
Cơm, cá diêu hồng hấp hành, đậu que xào, canh bắp cải:
– 1 chén cơm gạo lứt – 70g cá diêu hồng – 100g đậu que – 100g bắp cải – 20g thịt heo băm |
Thứ 6 | Cháo yến mạch bò băm:
– Yến mạch: 50g – Thịt bò: 50g – Đậu hà lan: 30g – Cà rốt: 30g Phụ sáng: 70g khoai mì luộc |
Phô mai: 1 miếng 15g
Ổi: 250g |
Cơm, thịt kho trứng, canh hẹ đậu phụ, canh cải thảo:
– 1 chén cơm gạo lứt – 40g thịt heo – 1 quả trứng gà – 30g hẹ – 30g đậu hũ – 150g cải thảo Xế: 1 hũ sữa chua |
Cơm, mực xào rau củ:
– 1 chén cơm gạo lứt – 100g mực – 50g ớt chuông – 100g súp lơ – 30g cần tây |
Thứ 7 | Miến xào chay:
– 60g miến khô – 50g đậu hũ – 100g nấm – 30g giá – 30g cà rốt/hành tây – 50g cải ngọt |
Sữa tươi ít đường: 200ml
Táo ta: 250g |
Cơm, gà kho gừng, canh mướp:
– 1 chén cơm gạo lứt – 90g thịt gà – 160g mướp |
Cơm, cá nục sốt cà và cải thìa luộc:
– 1 chén cơm gạo lứt – 90g cá nục – 40g cà chua – 160g cải thìa |
Chủ nhật | Bánh ướt chả lụa:
– 130g bánh ướt – 50g chả lụa – 10g nem – 60g giá hẹ |
Sữa tươi ít đường: 200ml
Quýt: 250g |
Cơm, bò xào khổ qua, súp lơ luộc:
– 1 chén cơm gạo lứt – 80g thịt bò – 100g khổ qua – 100g súp lơ |
Cơm, đậu hũ chiên sả, canh nghêu nấu hẹ, cải thảo luộc:
– 1 chén cơm gạo lứt – 80g đậu hũ – 50g nghêu – 50g lá hẹ – 100g cải thảo |
Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp
Thực đơn mẫu với mức năng lượng 1600Kcal (G:P:L = 52:21:27%)
Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa tối | |
---|---|---|---|---|
Thứ 2 | – Bánh mì đen (2 lát)
– Trứng luộc: 2 quả – Salad trộn: 150g – Táo: 250g |
– Sữa tiểu đường: 200ml | – Cơm gạo lứt: 1 chén
– Cá hồi áp chảo: 80g – Canh cải xanh: 150g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Gà kho gừng: 80g – Bông cải xanh luộc: 150g |
Thứ 3 | – Yến mạch ngâm sữa chua ( 40g yến mạch, sữa chua: 2 hũ, Hạt điều/óc chó: 30g)
– Kiwi (1 quả) |
– Ổi: ½ quả
– Bắp luộc: 120g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Mực xào ớt chuông: (Mực : 100g, ớt chuông :80g) – Canh cải soong: 100g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Tôm hấp: 80g – Canh hẹ đậu hũ: (Hẹ: 50g, đậu hũ: 30g) – Cải ngọt xào tỏi: 100g |
Thứ 4 | – Hủ tiếu thịt heo (Hủ tiếu: 140g, Thịt heo: 50g, Trứng cút: 2 quả)
– Giá, rau: 80g |
– Sữa tiểu đường: 200ml
– Táo: 250g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Cua nấu bầu: (Thịt cua: 60g, bầu: 100g) – Rau củ luộc: 100g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Cá nục sốt cà chua: (Cá: 70g, cà chua: 100g) – Cải thìa luộc: 100g |
Thứ 5 | – Bánh mỳ nướng nguyên cám (2 lát)
– Phô mai: 1 lát – Trứng ốp la: 2 quả – Quả bơ: 50g |
– Sữa tươi không đường: 1 hộp 110ml
– Lê: 200g |
-Cơm: 1 chén
– Đậu hũ kho nấm rơm: (Đậu hũ: 100g, nấm rơm: 50g) – Canh tần ô: 100g – Đậu bắp luộc: 100g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Tép xào bầu: (Tép: 60g, bầu: 100g) – Rau cải luộc: 100g – Canh củ dền: 100g |
Thứ 6 | – Phở bò: (Bánh phở: 140g, Thịt bò: 70g)
– Rau, giá: 100g |
– Sữa tươi không đường: 1 hộp 180ml
– Mận: 250g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Vịt nấu măng: (Vịt: 70g, măng: 40g) – Rau xanh luộc :120g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Thịt heo luộc: 70g – Măng tây xào tỏi: 100g – Canh cải soong: 100g |
Thứ 7 | – Bún xào chay: (Bún: 140g, nấm: 100g, đậu hũ: 60g, rau ăn kèm: 100g)
– Dưa lưới: 100g |
– Sữa tiểu đường: 200ml
– Dưa lê: 150g |
– Cháo gà (Cháo trắng: 250g, thịt gà: 70g, cà rốt: 50g)
– Gỏi bắp cải: 150g |
-Cơm gạo lứt: 1 chén
– Cá diêu hồng hấp: 80g – Đậu bắp luộc: 80g – Canh chua: 1 chén |
Chủ nhật | – Cơm tấm sườn: (Cơm: 110g, sườn: 70g)
– Dưa leo, cà chua: 80g – Canh rong biển: 1 chén |
– Sữa tiểu đường: 200ml
– Dâu tây, việt quất: 250g |
– Cơm gạo lứt: 1 chén
– Ếch kho sả: 100g – Canh rau bina: 100g – Đậu rồng xào: 100g |
– Mì trộn thịt bò sốt cà chua (Mì: 170g, thịt bò: 70g, cà chua: 100g)
– Salad trái cây (Xà lách: 100g, táo/quýt: 60g) |
Tăng huyết áp là căn bệnh mà hầu hết những người lớn tuổi đều phải sống chung với nó cả đời. Tuy vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể sống vui, sống khỏe nếu điều trị đúng cách, vận động khoa học và đặc biệt là một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Những băn khoăn về của người bệnh về dinh dưỡng cho bệnh nhân cao huyết áp cũng như thực đơn cho người cao huyết áp sẽ được các Bác sĩ, Chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tư vấn, hỗ trợ.
Xem thêm:
- Thực đơn cho người thiếu máu, giúp bổ máu và tăng cường sức khoẻ
- Thực đơn cho người bệnh gout 7 ngày đơn giản, dễ thực hiện
- Thực đơn giảm cân cho người đi làm khoa học, hiệu quả
- Địa chỉ: 105 Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ