
Suy thận độ 4 là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ chuyển sang giai đoạn cuối nhanh và có tỷ lệ tử vọng cao. Do vậy, việc nắm rõ thực đơn cho người suy thận độ 4 là rất cần thiết bởi dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và khả năng phục hồi sức khỏe.
Tin liên quan:
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?
Suy thận có 5 cấp độ, trong đó, cấp độ 4 được xác định bằng hai chỉ số GFR (độ lọc máu) của thận đạt 15 – 39 ml/phút và chức năng thận chỉ hoạt động từ 10 – 15% so với người bình thường. Lúc này, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, gần như không thể phục hồi và có nguy cơ cao tiến triển sang độ 5.
Đây là cấp độ suy thận nặng, nếu không được điều trị đúng cách và áp dụng thực đơn cho người suy thận độ 4 khoa học, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng như:
- Thiếu máu: Thận không chỉ làm nhiệm vụ lọc máu mà còn giúp tạo ra hormone erythropoietin kích thích tủy sản xuất hồng cầu. Khi bị suy thận, hồng cầu mới ít hơn gây thiếu máu. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, dễ mắc bệnh về tim mạch và tuần hoàn máu não.
- Tăng huyết áp: Huyết áp của người bị suy thận độ 4 tăng cao gây ra đông máu, tim dày lên, đau tim, thậm chí là đột quỵ.
- Rối loạn chuyển hóa: Cơ thể bị rối loạn điện giải và mất nước sẽ làm cho các khoáng chất trong cơ thể, hormon cận giáp tăng cao. Trong khi đó, nồng độ natri, kali, hormon tuyến giáp và khả năng chuyển hóa insulin giảm mạnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.
- Tiểu đường: Lượng đường dư thừa tăng cao gây ra đái tháo đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mắt, não bộ,…
- Biến chứng khác: Bên cạnh đó, người bệnh còn có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, viêm tụy cấp, xuất huyết đường tiêu hóa, bội nhiễm phổi hoặc bội nhiễm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường huyết…

Suy thận độ 4 có chữa được không?
Các bác sĩ cho biết, không có biện pháp điều trị triệt để suy thận độ 4. Các phương pháp hiện nay chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận độ 4. Người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau:
- Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn bệnh sang độ 5. Một số loại được sử dụng như thuốc lợi tiểu, thuốc chống cao huyết áp, thuốc phòng tránh rối loạn natri bicarbonat,…
- Chạy thận, lọc máu: Máu sẽ được dẫn qua máy lọc rồi trả lại cơ thể. Người bệnh cần thực hiện 2 – 4 lần/tuần, mỗi lần 4 – 6 tiếng tùy vào tình hình sức khỏe. Phương pháp này được khuyến khích thực hiện bởi hiệu quả tốt, nhưng phải duy trì suốt đời. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các tai biến trong quá trình lọc máu như chuột rút, nôn, ngứa, hạ huyết áp,…
- Ghép thận: Người bệnh sẽ được thay thế thận bằng thận khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, bác sĩ sẽ giám sát chặt chẽ về tình trạng sức khỏe, đo chéo huyết thanh, HLA, tiền mẫn cảm, xét nghiệm sinh hóa, đông máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…. Sau khi thực hiện, người bệnh sẽ phải uống thuốc, có nguy cơ bị thải ghép cấy, phì đại lợi, đái tháo đường hoặc nhiễm trùng. Việc tìm được thận tương thích rất khó, chi phí thực hiện cao.
Ngoài việc tiếp nhận điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học. Việc xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 4 cực kỳ quan trọng, hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận độ 4 như thế nào?
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận độ 4, đặc biệt là những bệnh nhân đang chạy thận cần tuân thủ một số nguyên tắc nghiêm ngặt.
Cụ thể, đối với những người chưa thực hiện trước lọc máu cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đủ năng lượng: Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày là 30-35 Kcal/kg/ngày. Người bệnh không cần quá kiêng khem để tránh bị suy dinh dưỡng.
- Giảm chất đạm: Lượng đạm mỗi ngày khoảng 0.6 /kg/ ngày, ưu tiên các loại đạm có gía trị sinh học cao.
- Hạn chế muối: Natri là chất gây sức ép rất lớn lên thận. Do đó, người bệnh chỉ nên ăn 1 – 2g/ngày tùy theo mức độ phù và huyết áp.
- Hạn chế kali: Nhu cầu kali hợp lý là dưới 2000mg Kali / ngày trong trường hợp không tăng kali máu, có thể giảm xuống 1000mg/ngày nếu nồng độ kali trong máu tăng cao.
- Hạn chế photpho: Lượng photpho được khuyến khích là dưới 1,2g/ngày.
- Nước: Trung bình lượng nước hàng ngày sẽ vào khoảng 1-1.5 lít. Lượng nước nên uống (nước uống + nước canh + sữa) = Thể tích nước tiểu/ngày + 300 – 500ml + dịch mất bất thường (sốt, tiêu chảy, nôn).
Đối với những bệnh nhân đang tiến hành lọc máu, nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận như sau:
- Năng lượng: 30 -35 kcal x CNNC/ngày (trong đó CNNC = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 22 đối với nam giới và chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 21 với nữ)
- Đạm: Lọc máu 1 lần/tuần thì lượng đạm là: 1g/kg/ngày, 2 lần/tuần là 1,2g/kg/ngày, 3 lần/tuần là 1,4g/kg/ngày. Trong đó tỷ lệ đạm động vật/đạm thực vật cần ≥ 50%.
- Lipid: Chiếm 15- 20% năng lượng, trong đó tỷ lệ acid béo no : acid béo không no một nối đôi : acid béo không no nhiều nối đôi là ⅓:⅓:⅓.
- Muối: 2-3g muối/ngày.
- Photpho: < 1g/ngày.
- Kali: 2000-3000mg/ ngày
- Nước: Lượng nước trong ngày = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (do sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 – 500ml (mồ hôi, hơi thở). Lượng nước này đã bao gồm dịch truyền, nước uống thuốc, sữa, canh.
- Vitamin: Cung cấp đủ các vitamin nhóm B, E, A, C.
Tuy nhiên, để xây dựng thực đơn chuẩn, bạn nên tìm đến các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hoặc tham gia các khóa học dinh dưỡng, lớp đào tạo dinh dưỡng uy tín. Hiện nay, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành, bạn có thể tham khảo thông tin tại website https://nreci.org/

Thực đơn cho người suy thận độ 4 cần lưu ý những gì?
Trong điều trị bất cứ căn bệnh nào, dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị. Dựa trên nguyên tắc khi lên thực đơn dành cho người suy thận độ 4, dưới đây là một số lưu ý và thực đơn mẫu được các chuyên gia đưa ra:
Thực đơn cho người suy thận độ 4 chưa lọc máu
Suy thận độ 4 chưa lọc máu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ưu tiên các loại đạm có giá trị sinh học cao như thịt nạc, trứng, sữa, cá…
- Sử dụng dầu thực vật như dầu oliu, mè,…
- Sử dụng thêm khoai, miến dong để bổ sung tinh bột và hạn chế đạm ở trong thực vật
- Hạn chế rau xanh và trái cây nhiều kali như rau ngót, rau muống, đậu, bơ, nho khô, thanh long,…, nên chọn các loại có chỉ số đường thấp.
- Không ăn đồ khô, các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, muối, chất bảo quản độc lại.
Thực đơn 1:
- Buổi sáng: 1 tô bún thịt bằm.
- Buổi trưa: 2 nửa chén cơm (100g),cá vược rim, cải xanh luộc, canh bắp cải nấu thịt băm.
- Bữa xế: 100g việt quất, nho đỏ
- Bữa tối: 2 nửa chén cơm (100g), cá hồi áp chảo, măng tây xào tỏi, canh bầu nấu tôm.
Thực đơn 2:
- Bữa sáng: 1 tô miến thịt nạc.
- Bữa phụ: 200ml sữa và 1⁄2 lát bánh mì loại ít đường.
- Bữa trưa: 2 nửa chén cơm (100g), thịt kho, rau cải nấu canh và 100g nho tráng miệng.
- Bữa phụ chiều: Chè bột sắn dây.
- Bữa tối: 2 nửa chén cơm (100g), cá nục kho, cải bắp nấu canh.
Thực đơn 3:
- Bữa sáng: Phở bò.
- Bữa trưa: 2 nửa chén cơm (100g), thịt heo luộc, tôm rang tỏi, cải thảo luộc.
- Bữa xế: 100g xoài chín.
- Bữa tối: 2 nửa chén cơm (100g), cá trắm sốt cà chua, củ cải luộc.

Thực đơn cho người suy thận độ 4 lọc máu
Trong quá trình lọc máu, thực đơn ăn uống cần chú ý điều sau:
- Tùy vào số lần lọc máu/tuần mà điều chỉnh lượng đạm, nên ưu tiên đạm có giá trị sinh học cao từ động vật.
- Nên ăn các loại ngũ cốc ít đạm và đường như khoai sọ, khoai lang, sắn….
- Ưu tiên bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải bắp, su su, hạn chế ăn rau muống, ngót, mồng tơi, giá đỗ bởi chứa nhiều đạm.
- Giảm trái cây nhiều kali như chuối, đu đủ, chuối, nho,…
- Không ăn thực phẩm chứa muối, chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích,…
- Hạn chế dùng gia vị chứa muối khi nấu ăn.
Thực đơn 1:
- Bữa sáng: Miến xào thịt nạc.
- Bữa trưa: 2 chén cơm gạo tẻ (120g), thịt luộc, 1 cái nem rán, củ cải luộc, nho tráng miệng.
- Bữa phụ: Khoai lang luộc
- Bữa tối: 2 chén cơm gạo tẻ (120g), thịt rim, chả lá lốt, bí xanh luộc.
Thực đơn 2:
- Bữa sáng: Phở thịt bò.
- Bữa trưa: 2 chén cơm gạo tẻ (120g), đậu phụ nhồi thịt, cá bống rán, rau luộc, thanh long tráng miệng.
- Bữa phụ: Khoai sọ luộc.
- Bữa tối: 2 chén cơm gạo tẻ (120g), thịt rim, mọc sốt, rau luộc.
Thực đơn 3:
- Bữa sáng: Bún mọc.
- Bữa trưa: 2 chén cơm gạo tẻ (120g), cá trắm hấp, thịt băm, rau luộc.
- Bữa phụ: Nho.
- Bữa tối: 2 chén cơm gạo tẻ (120g), thịt lợn luộc, đậu phụ sốt, rau luộc.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về chủ đề thực đơn cho người suy thận độ 4. Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh cần ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng và tạo tâm lý thoải mái. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại câu hỏi để được chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng giải đáp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khoá học dinh dưỡng tại NRECI để bổ sung các kiến thức dinh dưỡng chuẩn chỉnh cho người suy thận độ 4 khoa học.
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng, thực đơn cho người suy thận mạn độ 3
- Xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 5
- Top 5+ dấu hiệu bệnh sỏi thận cần nhận biết sớm

- Địa chỉ: 105 Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
- Thạc sĩ Y học Cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản, thiên xu, thủy đạo, thủy phân, tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì.
Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Đăng ký Khóa học dinh dưỡng
