Thiếu máu não ăn gì? Thực đơn cho người thiếu máu não
Với lối sống và cường độ làm việc như hiện tại thì bệnh thiếu máu não ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Mặc dù, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Tin liên quan:
Tuy nhiên, một thực đơn dinh dưỡng, khoa học chuyên biệt cho người bệnh thiếu máu não cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa, cải thiện, kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình, hạn chế tối đa được các biến chứng. Như vậy, người bệnh thiếu máu não nên ăn gì? Cùng tìm hiểu “tất tần tật” về thực đơn cho người thiếu máu não qua bài viết sau đây!
Thiếu máu não là gì? Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Thiếu máu não là tình trạng lượng máu lưu thông lên não kém. Từ đó, làm lượng oxi và dưỡng chất cung cấp cho não giảm, khiến các tế bào thần kinh thiếu năng lượng. dẫn đến chức năng não bị ảnh hưởng.
Thiếu máu não có thể toàn bộ hoặc cục bộ:
- Thiếu máu não toàn bộ: Nguyên nhân chính là do tụt huyết áp toàn thân hoặc các vấn đề liên quan đến chức năng, cấu trúc của tim (đặc biệt là rối loạn nhịp tim). Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
- Thiếu máu não cục bộ: là sự bít tắt đột ngột hoặc giảm đường kính rõ rệt của động mạch cung cấp máu đến vùng não. Nguyên nhân thường do thuyên tắc cục máu đông, tắc nghẽn lưu lượng máu động mạch đến não, động mạch cảnh trong bị hẹp hoặc mảng xơ vữa động mạch não. Nếu bị thiếu máu não cục bộ kéo dài, có thể xảy ra tình trạng mất đi các tế bào thần kinh, dẫn đến đột quỵ.
Bệnh thiếu máu não có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng :
- Tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng có thể, nhưng não bộ cần tới khoảng 25% lượng oxi trong hệ tuần hoàn, 25% lượng đường trong máu và 20% lượng máu từ tim để có thể đảm bảo chức năng điều khiển các cơ quan duy trì hoạt động sống của con người.
- Một công bố của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, sau ung thư và tim mạch, đây là hội chứng,bệnh lý có nguy cơ gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Đặc biệt, thiếu máu não chiếm tỉ lệ tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não.
- Các mô não bắt đầu rối loạn nếu máu cung cấp lên não bị ngưng trệ 10 giây. Còn nếu kéo dài đến 4 phút trở lên, các tế bào thần kinh sẽ chết dần và không thể nào hồi phục, gây ra tổn thương vĩnh viễn.
- Thiếu máu não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như : xuất huyết não, liệt nửa người, suy tim, đột quỵ, xung huyết. Đặc biệt, phụ nữ có thai có thể bị sẩy thai liên tục, sinh non, sinh con có cân nặng thấp nếu mẹ đang bị thiếu máu não.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu máu não?
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.
- Có lối sống khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế căng thẳng.
- Chú ý điều trị các bệnh lý có liên quan như bệnh thừa cân, tim, xơ vữa động mạch.
- Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của Bác sĩ.
- Thường xuyên kiểm tra, thăm khám định kỳ để xác định mức độ bệnh và rà soát loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn. Từ đó, có phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh thiếu máu não nên ăn gì? Thực đơn cho người thiếu máu não
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người thiếu máu não cần lưu ý tăng cường đầy đủ những thực phẩm sau đây:
- Các loại rau có màu xanh đậm: súp lơ, bông cải, bó xôi… rất giàu dinh dưỡng, giúp não bộ hoạt động tốt, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và giảm triệu chứng thiếu máu não
- Rau, củ và trái cây giàu vitamin và sắt: bí ngô, cà rốt, mâm xôi… hỗ trợ tăng cường khả năng trao đổi chất, tăng tuần hoàn máu từ đó cải thiện não bộ tốt hơn.
- Các loại quả mọng: dâu tây, việt quốc, nho… chứa một hoạt chất đặc biệt, là sắc tố tự nhiên flavonoid, có công dụng giúp cải thiện trí nhớ – một triệu chứng thường gặp của bệnh nhân thiếu máu não. Nên bổ sung ít nhất 2 lần/tuần.
- Cá béo: cá ngừ, cá hồi…rất giàu omega 3, tốt cho sức khỏe não bộ và tim mạch. Chất béo trên có khả năng làm giảm chất gây tổn thương não bộ beta-amyloid. Được người Nhật Bản và Hàn Quốc ưa chuộng bởi chức năng tăng cường nhận thức và cải thiện tư duy của cá béo. Nên ăn ít nhất 1 tuần 2 lần để hỗ trợ giảm triệu chứng thiếu máu lên não này giúp bảo vệ động mạch, hạ huyết áp và giúp quá trình máu tới não tốt hơn. Ăn nhiều hạt óc chó còn giúp con người cải thiện trí nhớ tốt.
- Ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, yến mạch, gạo lứt…giàu xơ và các loại vitamin, giúp chống oxi hóa, cải thiện tình trạng mỡ máu gây tắc nghẽn máu và giúp tim mạch co bóp tuần hoàn máu tốt.
- Trứng: chứa rất nhiều loại vitamin B với hàm lượng cao giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức và ngăn ngừa tình trạng teo não do không đủ máu nuôi não. Nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần.
- Thịt bò: chứa nhiều đạm, sắt, và vitamin có lợi cho hệ miễn dịch. Hỗ trợ cải tạo hồng cầu. Khiến bộ não hoạt động tốt hơn.
- Hải sản: giàu sắt, kẽm và vitamin B12 cùng với các axit amin giúp sản sinh hồng cầu, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường đề kháng, từ đó tăng lưu thông máu và cung cấp lượng oxi dồi dào cho não bộ.
Người thiếu máu não không nên ăn gì?
Bên cạnh những món ăn được ưu tiên. Thì cần lưu ý hạn chế những loại thực phẩm dưới đây để có một thực đơn cho người thiếu máu não thật sự khoa học và cải thiện được sức khỏe:
- Thức ăn nhanh: vì trong loại thực phẩm này có hàm lượng cholesterol cao, làm tăng nguy cơ bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch, khiến máu lưu thông đến não kém. Ngoài ra, dầu mỡ, chất béo xấu trong thức ăn nhanh còn gây ra tác động xấu đến các cơ quan khác như : gan, mật, tim mạch, dạ dày…
- Thực phẩm đóng hộp: chứa nhiều muối cùng chất bảo quản tác động xấu đến tim mạch, gan thận, đường máu.
- Đồ uống có cồn: rượu bia khiến nhịp tim không đều, kích thích các dây thần kinh.. tăng nguy cơ thiếu máu não cục bộ dẫn đến đột quỵ.
- Nước ngọt có gas: làm tăng lượng cholesterol xấu dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng cao.
- Đồ ăn nhiều đường: khiến bệnh nhân béo phì, thừa cân…đây là những bệnh lý liên quan khiến bệnh thiếu máu não diễn ra trầm trọng hơn.
- Thuốc lá: khiến động mạch bị thu hẹp và làm máu dễ đông. Dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ.
Một số lưu ý cho người thiếu máu não
- Cần xây dựng một thực đơn khoa học và đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho cơ thể,
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày để cơ thể hoạt động hiệu quả, máu lưu thông tốt hơn.
- Cần thường xuyên vận động, thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
- Hạn chế khác thói quen xấu như kê gối quá cao khi ngủ, sử dụng điện thoại nhiều trước khi ngủ…
- Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân theo sự hướng dẫn của Bác sĩ.
- Nên tìm hiểu nhiều hơn về dinh dưỡng, hoặc tham gia các khóa học dinh dưỡng để được sự tư vấn, hướng dẫn cách ăn uống khoa học từ Bác sĩ và Chuyên gia.
Thiếu máu não là một căn bệnh tuy không có triệu chứng đặc thù nhưng hậu quả nó đem lại là vô cùng nguy hiểm. Bất kì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này và nguy cơ tử vong cao nếu không có sự theo dõi kỹ càng.
Hãy tự bảo vệ bản thân mình, ngừa bệnh ngay từ lúc chưa có bệnh bằng một chế độ dinh dưỡng, thực đơn cho người thiếu máu não khoa học cùng lối sống lành mạnh, tích cực. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ đồng hành cùng gia đình bạn trong các khóa học dinh dưỡng và luôn hỗ trợ nếu bạn cần được sự tư vấn dinh dưỡng từ các Chuyên gia và Bác Sĩ.
Xem thêm:
- Thực đơn cho người thiếu máu, giúp bổ máu và tăng cường sức khoẻ
- Bầu thiếu máu nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu thiếu máu chuẩn khoa học
- Xây dựng thực đơn cho người mỡ máu như thế nào?
- Địa chỉ: 105 Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ