.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Nên chữa trị như thế nào?

0

Tiêu chảy là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, nếu như mức độ nhẹ có thể tự hết sau 1-2 ngày. Đối với những tình trạng nặng thì có thể thành tiêu chảy kéo dài. Lúc này, không chỉ gây kiệt sức, mệt mỏi mà còn rất nguy hiểm. Do đó, trong bài viết này sẽ giúp mọi người nhận biết được tiêu chảy kéo dài nguy hiểm không cũng như cách chữa trị để khỏi bệnh tốt nhất. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!

Định nghĩa tiêu chảy kéo dài?

Tiêu chảy là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, với tần suất trên 3 lần trong ngày. Ngoài đi phân lỏng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn, buồn nôn… Nếu như triệu chứng nhẹ, thì bệnh chỉ kéo dài trong 1-2 ngày và có thể tự khỏi.

Tiêu chảy kéo dài được ghi nhận khi mà triệu chứng đi phân lỏng thường xuyên, liên tục hay không liên tục trong khoảng thời gian dài, thường nhất là xuất hiện trên 14 ngày.

Còn nếu như triệu chứng tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần thì được xem là tiêu chảy mãn tính. Nguyên nhân thường không liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn mà do các bệnh về đường tiêu hóa hay do các nguyên nhân khác gây nên.

Tiêu chảy liên tục
Tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần thì được xem là tiêu chảy mãn tính

Xem thêm: Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần nhận biết sớm

Nguyên nhân bị tiêu chảy kéo dài 

Nguyên nhân gây nên tiêu chảy kéo dài phổ biến như sau:

Do các tác nhân ngoại vi

Tiêu chảy kéo dài có thể là do nhiễm khuẩn:

  • Virus: virus gây bệnh phổ biến là virus noro, virus rota. Chúng thường lây qua đường tay – miệng. Nếu như chạm tay lên bề mặt hay vật hay đi vệ sinh không rửa tay mà có chứa virus này thì vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ khiến chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây bệnh. Gây nên tiêu chảy kéo dài và buồn nôn.
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng: Campylobacter, E.Coli, Salmonella, Shigella, Cryptosporidium, Giardia lamblia,… đều là các loại phổ biến gây bệnh tiêu chảy. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng này xâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua ăn uống thực phẩm kém vệ sinh, chất lượng.

Dùng thuốc

Tiêu chảy kéo dài cũng có thể là do sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng axit có chứa magie
  • Thuốc cao huyết áp
  • Thuốc điều trị ung thư
  • Dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng

Kháng sinh: Bởi các loại thuốc có thể làm mất cân bằng vi sinh có lợi trong đường ruột, dẫn đến nhu động ruột quá mức, gây nên tiêu chảy.

Không dung nạp thực phẩm

Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài là không dung nạp thực phẩm. Đây là tình trạng cơ thể khó khăn khi tiêu hóa một thực phẩm nào đó và gây triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy.

  • Không dung nạp lactose: đây là đường có trong sữa và sản phẩm từ sữa
  • Không dung nạp đường fructose: đây là đường có trong trái cây, nước ép trái cây và mật ong.
  • Không dung nạp gluten: đây là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì và trong một số ngũ cốc như  lúa mạch và lúa mạch đen.
  • Dị ứng thành phần thức ăn: đạm sữa, đạm thịt, hải sản,…

Bệnh về tiêu hóa

Tình trạng tiêu chảy kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần có thể là biểu hiện đầu của nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa:

  • Hội chứng ruột kích thích: đi phân lỏng nhưng không có máu và dịch nhầy
  • Bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn: phân có lẫn máu đi kèm tình trạng sốt, đau thắt vùng bụng.
  • Tiêu chảy kéo dài cũng là một triệu chứng nghi ngờ các bệnh lý suy giảm miễn dịch mắc phải, hoặc suy giảm miễn dịch sau(sởi, suy dinh dưỡng…)

 Bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? 

Tiêu chảy kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng, sức khỏe suy kiệt, và nhiễm trùng nghiêm trọng cũng xuất hiện. Các triệu chứng này vô cùng nguy hiểm bởi không chỉ làm suy kiệt sức khỏe mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì thế, bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Do đó, khi phát hiện triệu chứng cần đến gặp bác sĩ thăm khám để có phương pháp điều trị đúng cách.

Tiêu chảy liên tục
Tiêu chảy kéo dài có nhiều nguy hiểm

Bệnh tiêu chảy kéo dài nên chữa trị như thế nào?

Bệnh nhân tiêu chảy kéo dài gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Đối với tiêu chảy kéo dài, bác sĩ điều trị chia thành 2 giai đoạn:

Điều trị, xử lý ban đầu: Đánh giá mức độ tiêu chảy theo phác độ không mất nước,có mất nước , mất nước nặng để thực hiện bồi hoàn nước và điện giải cho phù hợp. Đánh giá chung các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân khác để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị đặc hiệu

Điều trị nguyên nhân để hiệu quả cho quá trình điều trị. Ngoài ra, dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiêu chảy giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng, giảm các triệu chứng khó chịu:

  • Tiêu chảy kéo dài thường kèm suy dinh dưỡng, vì vậy chế độ ăn cần đảm bảo đậm độ năng lượng, giàu protein, giảm lượng đường và lactose trong chế độ ăn. Thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, có thể dùng các thức ăn lỏng, loãng nhưng vẫn đảm bảo năng lượng. Trong trường hợp trẻ bú mẹ cho bú nhiều hơn, lâu hơn. Người bệnh ăn không được nhiều có thể chia thành nhiều bữa nhỏ. Uống thêm nước hoặc dung dịch oresol sau mỗi lần đi tiêu.
  • Bị tiêu chảy nên ăn gì? Người bệnh nên chọn thức ăn như: thịt gà, thịt bò, thịt heo, các loại củ quả giàu beta -caroten, giàu vitamin nhóm B, giàu kali, điện giải (carot, hồng xiêm, khoai tây, chuối).
  • Tránh các món dễ gây kích ứng, khó chịu đường tiêu hóa như các món chiên rán, cay nóng, thức uống chứa caffein, bia, rượu, nước ngọt, các món nhiều đường như bánh, kẹo… Tránh các thức ăn lên men, hạn chế các thức ăn dị ứng…
  • Khi chế biến, nấu ăn, cần nấu chín kỹ, tránh ăn ở hàng quán ven đường, không hợp vệ sinh.
Tiêu chảy liên tục
Tránh các thức ăn gây thích ứng hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Xem thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi sức khoẻ?

Phòng bệnh tiêu chảy kéo dài như thế nào?

Tiêu chảy cấp hay kéo dài đều nguy hiểm và ảnh hưởng sức khỏe, do đó, mỗi người chúng ta nên có biện pháp phòng tránh bệnh:

  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh
  • Ăn chín, uống sôi
  • Kiểm tra thực phẩm để tránh tình trạng ăn nhầm thực phẩm nhiễm bệnh (cúm gia cầm, heo tai xanh…)
  • Không nên ăn quá nhiều thức ăn lên men chua, ngâm ủ lâu ngày như dưa, cà,…
  • Địa phương có cư dân mắc bệnh tiêu chảy cấp có dấu hiệu lan rộng cần thông báo sớm để có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn
  • Tránh dùng nguồn nước ô nhiễm
  • Nên đi vệ sinh đúng nơi quy định
  • Chế biến thực phẩm cần phải rửa thật kỹ
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
  • Đối với trẻ em nên tiêm phòng vaccine phòng bệnh tiêu chảy

Với những thông tin về tiêu chảy kéo dài, hẳn là mọi người cũng nắm được tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không cũng như cách điều trị. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình, mỗi người nên có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc và lo lắng nào bạn đọc có thể liên hệ ngay với NRECI để được hỗ trợ.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đồng hành cùng UBND Quận 10 trong Lễ Hội Sống Khỏe 2024
Các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng được quan tâm và sự kiện Lễ Hội Sống Khỏe...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD