.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì và hạn chế ăn gì?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì và hạn chế ăn gì?

0

Khi con mình bị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng khi chưa biết cách xử trí phù hợp cho trẻ, đặc biệt là trong chế độ ăn uống. Ngay sau đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giúp ba mẹ giải quyết vấn đề này thông qua chủ đề bài viết Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Ở những năm đầu đời, khi hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, trẻ dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu ba mẹ sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh và biết cách xử trí ban đầu phù hợp, thì không những giúp bệnh của trẻ không diễn tiến nặng thêm mà còn giúp trẻ hồi phục thể trạng mau chóng hơn!

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì và hạn chế ăn gì?
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì và hạn chế ăn gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là gì? Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Nhiễm khuẩn đường ruột hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột (Gastroenteritis) là tình trạng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, với các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhiều trẻ bị sốt,… các triệu chứng này kéo dài có thể khiến trẻ bị mất nước với các dấu hiệu như trẻ đi tiểu ít hơn, môi khô, mắt trũng, khát nước, li bì,…

Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có thể do những tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, tác nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ em là Rotavirus có trong đồ ăn, thức uống, thực phẩm hoặc nhiễm virus từ phân của người bệnh. Ngoài ra có thể trẻ có thể bị ngộ độc do các tác nhân vi khuẩn có trong thức ăn như Campylobacter, Escherichia coli (E. coli), trực khuẩn lỵ Shigella, Salmonella, phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae,…

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em, hầu hết các triệu chứng đều nhẹ và có xu hướng thuyên giảm trong vòng vài ngày và tự khỏi nhưng nếu các triệu chứng vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nếu ba mẹ không đưa bé đi khám và điều trị kịp thời sẽ có thể đối mặt với những biến chứng nặng nề hơn như xuất huyết đường ruột khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại trực tràng, cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng và nếu không được bù nước có thể gây ra tử vong.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, thì việc bù nước là vô cùng quan trọng để bù lại lượng nước và các chất điện giải bị mất do nôn ói, tiêu chảy gây ra. Dung dịch bù nước thường được sử dụng khi bị mất nước như ORS( oresol) hoặc một số dung dịch tự pha thay thế tương đương như: nước mặn ngọt, nước cháo muối, nước dừa muối,… Bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn pha các dung dịch bù nước, thông qua bài viết dưới đây: Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy bố mẹ cần nhận biết sớm

Bên cạnh việc bù nước và điện giải thì chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng quan trọng nhằm giúp trẻ mau chóng phục hồi và phòng chống nguy cơ sụt cân, suy dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột, nguồn dinh dưỡng tốt nhất chính là sữa mẹ. Sữa mẹ vừa là nguồn cung cấp nước bổ dưỡng cho bé, còn là liều thuốc cải thiện hệ tiêu hóa cho bé, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho đường ruột của trẻ mau chóng phục hồi. Vì vậy, mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú bình thường và bú nhiều hơn và lâu hơn. Đối với trẻ bú sữa công thức, ba mẹ nên cho trẻ bú bình thường nhưng phải pha loãng sữa một nửa trong vòng 2 ngày.

Trẻ trên 6 tháng tuổi 

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột, ngoài sữa mẹ và sữa công thức như trên, chế độ ăn của trẻ cần được đa dạng và tập trung vào các loại thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa:

  • Thực phẩm giàu đạm: như thịt heo, thịt bò, cá, thịt gà, trứng,… cung cấp nguồn đạm chất lượng cao giúp trẻ chóng hồi phục hơn.
  • Trái cây và nước hoa quả: như chuối, cam, xoài, đu đủ, dừa,… là những loại thực phẩm chứa nhiều kali, betacaroten và vitamin C giúp bồi hoàn điện giải và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Sữa chua: giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột nhờ nguồn lợi khuẩn dồi dào giúp xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Bổ sung kẽm: Làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng ở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, ngoài ra kẽm còn giúp cải thiện vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn. Thời gian bổ sung kẽm có thể kéo dài từ 10-14 ngày. Về việc bổ sung kẽm, ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ để cho trẻ uống liều phù hợp với độ tuổi.
  • Probiotics (men vi sinh): Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho biết men vi sinh đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm virus rota. Sử dụng probiotic dạng uống có chứa chủng vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG hoặc nấm men Saccharomyces boulardii (S. boulardii) có thể giúp giới hạn thời gian tiêu chảy do virus ở cả trẻ em và trẻ sơ sinh.

Lưu ý: thức ăn cho trẻ cần ăn chín, uống sôi, thức ăn mềm, lỏng hơn bình thường. Cần cho trẻ ăn thành nhiều cữ nhỏ trong ngày. Khi các triệu chứng đã giảm bớt, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm 1 cử/ngày trong 2 tuần liên tiếp.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn gì?

Để tránh làm triệu chứng bệnh trầm trọng hơn, mẹ cần tránh những loại thực phẩm sau trông chế độ ăn của trẻ như nước ngọt, các loại thức ăn có chứa nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều chất xơ… 

Thông qua bài viết trên đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) hy vọng bạn đọc đã biết được những loại thực phẩm nên và không nên bổ sung trong chế độ ăn của trẻ đang bị nhiễm khuẩn đường ruột để từ đó có một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn trẻ bị bệnh nhé!

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

>>> Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD