.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?

Vì sao trẻ chậm biết đi? Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?

0

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?” là điều nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy em bé của mình không có dấu hiệu vận động tập đi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng phải chú ý đến một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tập đi của bé như số tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh lý của bé. Dưới đây là một số thông tin giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Giai đoạn nào trẻ bắt đầu biết đi?

“Bao giờ thì trẻ biết đi?” hay “Nếu trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?” là hai trong số rất nhiều câu hỏi của cha mẹ về quá trình phát triển của trẻ. Theo nhiều tài liệu về quá trình phát triển kỹ năng vận động, trẻ sẽ có một số mốc đặc biệt quan trọng như:

  • 4 – 5 tháng tuổi: Trẻ biết tự bò trườn, lật người, có phản ứng nhún chân khi bố mẹ đỡ tay vào nách.
  • 7 – 9 tháng: Trẻ có thể trườn, bò linh hoạt, tự ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ, có thể đi vài bước nếu có chỗ vịn tay.
  • 10 – 12 tháng: Bé bắt đầu tự đứng, ngồi và thay đổi tư thế mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn. Ở thời gian này, một số trẻ có thể chập chững những bước đầu tiên.
  • 12 – 18 tháng: Trẻ có thể tự biết đi, biết đứng, trèo cầu thang nếu có sự giúp đỡ của cha mẹ.

Các chuyên gia đã dựa vào nhiều cuộc khảo sát và đưa ra kết quả về thời gian trẻ biết đi. Những con số đều chỉ ra vào khoảng tháng 10 – 12, trẻ có thể biết đi những bước đầu đầu tiên. Bên cạnh đó, thời gian tập đi của trẻ có thể rơi vào 14 – 18 tháng, tùy vào tình trạng thể chất và dinh dưỡng của bé.

Trẻ biết đi chỉ khi đạt được một số điều kiện nhất định về thể trạng như cơ xương đủ cứng cáp, hệ thống thần kinh và các cơ bắp phát triển bình thường. Nếu tháng 12, bố mẹ chưa thấy trẻ biết đi thì có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, đến tháng thứ 18 mà bé chưa có dấu hiệu biết đi, khả năng trẻ bị chậm đi là khá cao.

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?
Các mốc phát triển khả năng vận động của trẻ

 

Đâu là nguyên nhân trẻ chậm biết đi?

Biết con chậm đi là điều không dễ chấp nhận đối với bất cứ cha mẹ nào. Với sự phát triển của y học, các nhà khoa học đã chỉ ra các nguyên nhân đầy đủ cho tình trạng trẻ chậm biết đi.

  • Sinh non: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất lý giải việc trẻ chậm đi. Khi sinh non, nhiều cơ quan trong cơ thể chưa thể phát triển hoàn thiện, đặc biệt là hệ vận động. Trẻ sinh non có xu hướng yếu ớt, thể trạng sức khỏe kém với các bệnh lý nền. Chính vì thế, các bé cũng khó có thể đứng vững như các bé cùng trang lứa ở một thời điểm nhất định.
  • Các tình trạng rối loạn não bộ: Một số em bé khi sinh ra mắc bại não, các rối loạn khác như hội chứng Down, Williams… Nguyên nhân này khiến não của trẻ không phát triển hoàn thiện, đặc biệt là ở vùng não vận động tính từ vùng thóp đến trước trán. Khi cơ quan chỉ đạo các hoạt động cơ thể không vận hành đúng chức năng, việc bé biết đi trở nên rất khó khăn.
  • Các rối loạn về cơ: Nguyên nhân này xuất phát từ tình trạng cơ thể bé có thể mắc các bệnh như viêm teo cơ, suy nhược cơ… Các bệnh lý này thường xảy ra ở tay và chân, khiến tay chân trẻ rất bé, yếu ớt, không thể phản xạ liên tục.
  • Các bệnh lý bên trong cơ thể: Các bệnh lý bên trong nội tạng như bệnh tim, bệnh viêm teo gan, xương thủy tinh cũng làm cho trẻ chậm biết đi. Những bệnh lý này sẽ gây ra ảnh hưởng đến thể lực, tác động trực tiếp đến sức mạnh các cơ. Hậu quả là trẻ khó có thể đứng vững, chậm biết đi.
  • Di truyền: Nếu gia đình có bố hoặc mẹ từ nhỏ chậm biết đi, khả năng di truyền sang cho bé rất cao. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân được đánh giá là an toàn. Trẻ có thể chậm hơn các bạn đồng trang lứa vài tháng nhưng thường sẽ biết đi trước 18 tháng tuổi.
  • Sự chăm sóc từ gia đình: Ngoài ra, sự chăm sóc trẻ từ gia đình cũng có những tác động nhất định đến khả năng tập đi của trẻ. Việc cha mẹ quá bảo bọc con cái, sợ con bị va chạm có thể cản trở trẻ chập chững những bước đầu tiên. Ngược lại, em bé không có đủ dinh dưỡng, còi cọc cũng có thể chậm biết đi.

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?

Thông thường, biết con chậm đi, điều khiến cha mẹ lo lắng nhất là: “Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?”. Đa phần bố mẹ nào cũng sẽ cảm thấy băn khoăn cho sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ trong tương lai.

Muốn biết được kết quả, cha mẹ phải hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng chậm đi ở trẻ. Nếu mắc các bệnh về não, các bệnh lý nội tạng bên trong cơ thể, hay rối loạn ở cơ, các bộ phận tương ứng có thể bị ảnh hưởng tùy theo các mức độ khác nhau.

Đối với những đứa trẻ sở hữu thể chất và trí tuệ bình thường mà chậm biết đi hơn các bạn đồng trang lứa, cha mẹ có thể không cần quá lo lắng đến tình trạng phát triển sau này của trẻ. Các em vẫn có thể vận động thể chất và tư duy bình thường so với những đứa trẻ biết đi trước.

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?
Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?

Giải pháp nào cho trẻ chậm biết đi?

Ngoài việc “Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?”, một điều cha mẹ cũng quan tâm không kém là giải pháp khắc phục tình trạng này cho trẻ. Các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp hiệu quả như:

  • Điều trị các bệnh lý khác: Nếu chậm biết đi là hệ quả của nhiều bệnh lý, hội chứng khác, cha mẹ cần ưu tiên chữa trị trước để đạt đến thể trạng cơ thể tốt nhất cho con, sau đó chuyển sang thực hiện điều trị trẻ chậm đi.
  • Nắn chân, tay cho trẻ: Điều này có thể giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích sự phát triển ở các cơ. Mỗi ngày cha mẹ thực hiện khoảng 5 – 10 phút vào buổi sáng, trưa, tối hỗ trợ bé tập đi tốt hơn.
  • Kích thích sự vận động ở trẻ: Cha mẹ có thể để đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ, kích thích bé bò, trườn. Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp đỡ bé bằng cách nâng đỡ ở nách trong những bước đi đầu tiên để bé thấy bước đi là việc thú vị. Phụ huynh có thể tạo ra các không gian có chỗ vịn, rộng vừa đủ để trẻ hoạt động trong không gian ấy.

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?” là điều lo lắng với bất cứ cha mẹ nào khi biết bé bị chậm đi. Lời khuyên đến từ các chuyên gia là hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi thấy các dấu hiệu chậm biết bò, trườn, ngồi hay chân tay yếu ớt. Biết được nguyên nhân sớm là cách điều trị hiệu quả nhất.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Giải quyết nỗi lo của bố mẹ, trẻ chậm biết đi phải làm sao?

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đồng hành cùng UBND Quận 10 trong Lễ Hội Sống Khỏe 2024
Các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng được quan tâm và sự kiện Lễ Hội Sống Khỏe...
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD