.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ chậm biết đi phải làm sao

Giải quyết nỗi lo của bố mẹ, trẻ chậm biết đi phải làm sao?

0

Những tiếng nói hay bước đi đầu tiên của con luôn là niềm hạnh phúc của cha mẹ và gia đình. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau bởi mỗi trẻ có tình trạng, sức khỏe và thể chất khác nhau. Trong đó, một số trẻ lại biết đi sớm còn một số trẻ cho đến 18 tháng mới chập chững những bước đi đầu tiên, tình trạng này được gọi là trẻ chậm biết đi. Vậy trẻ chậm biết đi phải làm sao, các bậc phụ huynh cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Các mốc phát triển vận động của trẻ?

Từ lúc trẻ ra đời, các bậc cha mẹ luôn theo dõi từng bước thay đổi và phát triển của con từng ngày. Việc này giúp các bậc cha mẹ nắm được thể chất, tình trạng tăng trưởng và phát triển của con như thế nào để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, thông thường một em bé khỏe mạnh sẽ có sự phát triển vận động thô và cả vận động tinh theo từng lứa tuổi.

  • Vận động thô: là sự phát triển vận động liên quan đến khả năng vận động và phối hợp vận động của các cơ lớn như đi, lăn, trườn, bò, xoay cơ thể, chạy, nhảy,… Thông thường, trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước vận động tinh.
  • Vận động tinh: bao gồm các kỹ năng liên quan đến các cơ nhỏ của mắt, bàn tay như khả năng cầm, nắm, xoay, vặn, viết, vẽ,… Kỹ năng vận động này phát triển nhờ vào các hoạt động chơi, luyện tập cho trẻ.

Các ông bố bà mẹ nếu đang phân vân trẻ chậm biết đi nên làm gì hay phải làm sao thì trước hết nên tìm hiểu các mốc vận động của trẻ qua từng lứa tuổi.

Giai đoạn 0-12 tháng tuổi

  • Trẻ 2 tháng đã có thể giữ cơ cổ được chốt lát
  • Trẻ 3 tháng đặt nằm sấp có thể chống được hai tay và giữ được đầu và vai thẳng, phát triển thị giác: có thể nhìn một vật di động theo mọi hướng.
  • Trẻ 6 tháng: cơ cổ đã hoàn thiện, bé có thể ngóc đầu cứng, cột sống bé khá vững, có thể ngồi dựa. ẻ biết trườn tới phía trước và di chuyển xung quanh
  • Trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi đã có thể tự ngồi được vững vàng, bắt đầu tập bò và vịn đồ vật đứng dậy khi
  • Trẻ từ 9 tháng tuổi, tự ngồi không cần dựa, trườn bò giỏi. Sự khéo léo động tác có thể nhặt được hòn bi bằng hai ngón tay (ngón cái, ngón trỏ), biết đập các vật vào nhau tạo tiếng động, biết vẫy chào, hoan hô, chơi cút bắt. Có thể phát âm đơn: ba, má…
Trẻ chậm biết đi phải làm sao
Trong giai đoạn 0-12 tháng tuổi trẻ có những phát triển dễ dàng nhận biết

Giai đoạn từ 1-2 tuổi

  • Trẻ bắt đầu có những bước đầu tiên trong đời mà không cần sự giúp đỡ từ người khác. Cột sống đã bắt đầu có chiều cong thắt lưng.
  • Trẻ có thể di chuyển một đồ vật, đi và ngồi xuống nhặt đồ chơi. Hay trẻ có thể vừa đi, vừa đẩy, kéo đồ chơi có bánh xe
  • Trẻ cũng bắt đầu tinh nghịch hơn với trèo cầu thang bằng hai chân, hai tay và đi thụt lùi xuống cầu thang bằng hai tay, hai chân.
  • Trẻ 15 tháng có thể đi vững và bắt đầu chạy nhưng còn vấp ngã
  • Trẻ 18 tháng trở đi bắt đầu chạy vững và lên cầu thang nếu dắt một tay. Trẻ nói được câu ngắn

Giai đoạn trẻ từ 2-3 tuổi

  • Trẻ bắt đầu tự mình leo lên, xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn, nhưng chưa thể leo liên tục bằng hai chân.
  • Trẻ có thể đi được xe đạp ba bánh
  • Trẻ đứng vững trong các hoạt động đi lại, chạy nhảy, có thể chơi với bóng,…

Giai đoạn trẻ từ 3-4 tuổi

  • Trẻ đi lại nhiều hơn, đi tới, đi lui, đi ngang, cố sức đẩy kéo đồ chơi, vật lớn.
  • Bé có thể giữ thăng bằng trên một chân trong vòng vài giây và chạy với dáng vẻ cứng cáp hơn.
  • Trẻ leo lên và đi xuống cầu thang bằng những bước luân phiên và mang đồ vật lên và xuống cầu thang dễ dàng hơn.

Giai đoạn 4-5 tuổi

  • Trẻ có thể chạy vui đùa, vừa chạy vừa đá hay ném banh. Lực tay của trẻ cũng khỏe và mạnh hơn khi ném bóng, đồ vật
  • Trẻ có thể học những môn thể thao như bơi lội, aerobic, nhảy lên cao hay nhảy ngang và lái xe đạp với bánh phụ.
Trẻ chậm biết đi phải làm sao
Trẻ từ 5 tuổi đã có thể tham gia các hoạt động như lắp ráp, bơi lội,…

Giai đoạn 5-6 tuổi

  • Trẻ có thể đi thẳng 1 đường mà không xiêu vẹo như còn nhỏ. Lúc này, trẻ bước xuống cầu thang bằng cả hai chân luân phiên nhau vững chắc như người lớn.
  • Khi đi có chướng ngại vật trẻ cũng né được dễ dàng
  • Trẻ leo trèo, chạy nhảy, đi lại nhiều hơn và tự tin để di chuyển, vận động với tốc độ nhanh hơn.

Đâu là nguyên nhân trẻ chậm biết đi?

Việc nhận biết các nguyên nhân trẻ chậm biết đi sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách can thiệp phù hợp nhất. Từ đó, có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng cho trẻ.

Như đã tìm hiểu ở trên, giai đoạn từ 9-12 tháng, nếu như trẻ bình thường và có sức khỏe tốt đã có thể tập đứng và chập chững những bước đi đầu tiên trong đời. Do đó, nếu như cha mẹ theo dõi trẻ mà đến 18 tháng tuổi tức 1 tuổi rưỡi mà vẫn chưa biết đi thì có thể là trẻ bị chậm biết đi.

Trẻ chậm biết đi phải làm sao? Trẻ chậm biết đi hơn bình thường do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể đến từ sức khỏe của trẻ hay từ vấn đề nuôi dưỡng của cha mẹ.

Nếu như trẻ từng bị bệnh trong thời gian dài và phải nằm viện nhiều lần, hay phải uống nhiều loại thuốc thì cơ thể cũng kém phát triển và chậm biết đi hơn một số trẻ khác. Đôi khi, nguyên nhân trẻ chậm biết đi lại đến từ cha mẹ quá nuông chiều, không tập cho bé vận động, tập đi mà thường cho bé nằm, bế đi mọi nơi,… Từ đó, khiến trẻ ỷ lại và xuất hiện tâm lý không muốn tập đi và không đi cũng sẽ có người bế đi.

Bên cạnh đó, những trẻ mắc tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể chậm biết đi hơn so với các trẻ đồng trang lứa. Bởi trọng lượng cơ thể nặng khiến cơ chân của bé yếu, không thể di chuyển và chống đỡ sức nặng từ cơ thể. Từ đó, bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và đi lại, nhất là lúc mới tập đi.

Ngoài ta, các trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, chân tay teo đét, cơ thể còi cọc, không đáp ứng đủ lượng vitamin D, canxi cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm biết đi hơn các trẻ khác.

Vậy trẻ chậm biết đi nên làm gì? Tùy từng nguyên nhân, bố mẹ nên thăm khám và kiểm tra để có cách khắc phục tương ứng. Từ đó, giúp bé có thể đuổi kịp tiến độ phát triển vận động của các bạn đồng trang lứa. Đồng thời, các bậc cha mẹ cũng nên theo sát sự phát triển và thay đổi của trẻ nếu như sau thời gian dài mà không có sự tiến triển thì nên nói với bác sĩ để có hướng điều trị khác.

Trẻ chậm biết đi phải làm sao
Trẻ chậm biết đi do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi hay không?

Thông thường, khi trẻ đến tuổi tập đi mà vẫn chưa biết đi, các bậc phụ huynh thường hay nghĩ đến việc thiếu canxi. Điều này không sai, bởi thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này.

Theo các bác sĩ, nếu như trẻ chậm biết đi hay biết bò so với các trẻ cùng trang lứa hoặc có dấu hiệu biến dạng xương khớp, nhất là vùng ở chân thì khả năng cao là do bé bị thiếu canxi.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, không chỉ thiếu canxi mà nguyên nhân còn đến từ các bệnh lý khác. Do đó, các bậc cha mẹ không nên chủ quan và cứ nghĩ thiếu canxi là bổ sung canxi vô tội vạ nhé.

Để xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám. Theo đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu như chỉ thiếu canxi, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung canxi cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé trong việc cải thiện xương khớp.

Trẻ chậm biết đi phải làm sao? Giải pháp nào hỗ trợ tình trạng trẻ chậm biết đi?

Trẻ chậm biết đi nên làm gì? Dưới đây là một số tips mà NRECI giới thiệu đến các ông bố bà mẹ nhằm giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm biết đi hiệu quả. Cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp nếu như con mình rơi vào tình trạng này nhé:

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ chậm biết đi phải làm sao? Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cân đối dưỡng chất, sức khỏe và sự phát triển vận động của trẻ. Nếu không biết cách thiết kế thực đơn dinh dưỡng, các bậc phụ huynh có thể nhờ sự tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, vitamin D, sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Điều này tạo điều kiện cho trẻ phát triển và vận động tốt hơn.

Trẻ chậm biết đi phải làm sao?
Bố mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn tập đi

Nắn tay, chân cho trẻ

Đây là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ chậm biết đi. Khi nắn thì chân tay bé duỗi thẳng ra, bố mẹ vừa nắn nên kết hợp trò chuyện với trẻ để trẻ vừa cảm thấy thoải mái vừa có thể học được ngôn ngữ có lợi cho sự vận động.

Thực hiện nắn tay, chân cho bé không chỉ gia tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ và làm tăng khả năng phản xạ của gân xương mà còn gia tăng khối cơ và sức co của đôi chân. Để hiệu quả, cha mẹ nên thực hiện nắn tay, chân cho trẻ từ 3-5 lần/ ngày và khi nắn thực hiện từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay, sau đó có thể để bé tự co duỗi.

Khuyến khích bé bò và đứng

Cha mẹ không nên nghĩ trẻ còn nhỏ mà cứ để trẻ nằm hay bế đi mà ngay khi có thể, cơ thể trẻ đủ điều kiện, cha mẹ nên có những bài tập khuyến khích trẻ bò và đứng.

Cha mẹ hãy tạo không gian như chơi cùng con, đặt những đồ vật hay đồ chơi của trẻ xa tầm với. Lúc này, trẻ sẽ phải trườn, bò để lấy được món đồ mình muốn. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, các mẹ không nên để quá xa khiến trẻ chán mà nên thực hiện khoảng cách tăng dần. Mỗi lần trẻ chạm được đồ chơi, có thể di chuyển xa hơn 1 chút.

Tạo không gian để bé tập đi

Trong thời gian trẻ tập đi, gia đình nên bố trí khu vực rộng rãi và an toàn. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể bố trí thêm các vật dụng hỗ trợ cho trẻ như thành ghế, thành bàn hoặc thành giường, tay vịn trên tường. Nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nhé.

Ngoài ra, cũng có thể mua những chiếc xe đẩy để trẻ tập đi, vừa là món đồ chơi ưa thích vừa giúp bé thích thú tập đi.

Trẻ chậm biết đi phải làm sao?
Tạo nhiều không gian để tập đi cho trẻ

Nâng đỡ

Lúc trẻ mới tập đi, có lẽ ba mẹ sẽ rất vất vả vì cùng con tập đi những bước đi đầu tiên trên đôi chân của mình. Khi trẻ đứng, cha mẹ có thể nhấc nhẹ 2 nách của trẻ để trẻ có cảm giác an toàn và tập đi. Tập cho trẻ những bước đi đầu tiên, cho con tập đi từ 1 – 2 bước bằng cách thả lỏng cánh tay, để con ngã vào lòng, khuyến khích bằng cách khen ngợi và âu yếm.

Để bé tự đi

Đối với những trẻ lớn hơn, có thể tự đi nhưng chưa vững thì cha mẹ hãy để trẻ tự đi còn mình đóng vai trò như người bảo vệ trẻ. Như vậy, trẻ sẽ học được cách giữ thăng bằng cơ thể trên chính đôi chân của mình.

Cho trẻ chơi cùng các bạn cùng trang lứa

Đây cũng là một trong những cách vô cùng hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh áp dụng cho trẻ. Bởi ở nhà nhiều khi trẻ được cưng chiều mà sinh ra cảm giác lười và ỷ lại. Còn khi ra ngoài, môi trường có nhiều bạn cùng trang lứa vui chơi, vận động thì trẻ bị thu hút và kích thích mà muốn làm theo để được hòa nhập.

Qua bài viết về trẻ chậm biết đi phải làm sao, hẳn là các bậc cha mẹ cũng bổ sung được kinh nghiệm cũng như kiến thức bổ ích trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy con. Hy vọng cha mẹ có cách cải thiện và theo dõi sức khỏe của trẻ để trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất nhé!

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thực phẩm không tốt cho thận
20+ thực phẩm không tốt cho thận cần hạn chế trong chế độ ăn
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên,...
Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu
Top 10+ thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu nên bổ sung ngay hôm nay
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi là chế...
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu
Top 10+ thực phẩm chống xơ vữa mạch máu, ngừa đột quỵ
Cung cấp các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu sẽ tốt cho người đang gặp các vấn đề liên...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD