Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?
Thông thường, khi trẻ được 6-9 tháng, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu “rục rịch” nhú lên. Song, không phải trẻ nào cũng mọc đúng thời điểm, có những trẻ chậm mọc răng. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân chậm mọc răng, nhưng cha mẹ vẫn có thể vấn đề này thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp, ưu tiên các chất cần thiết trong giai đoạn này. Vậy trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng theo dõi viết sau đây nhé!
Tin liên quan:
Trẻ mấy tháng là bắt đầu mọc răng?
Thông thường, những chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên khi trẻ sơ sinh được 6 tháng tuổi. Quá trình này vẫn diễn ra liên tục khi trẻ được 3 tuổi sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa ở hai hàm. Mặc dù, tháng thứ 6 là thời điểm mọc răng phổ biến của trẻ sơ sinh nhưng tùy thuộc vào thể trạng mà có trẻ mọc răng sớm hơn hay muộn hơn thời gian này.
Có những trẻ vào tháng thứ 3,4 đã bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên được xem là mọc răng sớm. Không những vậy, có những trường hợp trẻ mới sinh cũng đã nhú răng. Trường hợp răng mọc sớm này có thể do di truyền, thể trạng riêng nên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng.
Trong khoảng thời gian từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 12 mà trẻ mới bắt đầu mọc răng sữa được xem là mọc răng muộn. Đây là tình trạng cho thấy trẻ chậm mọc răng. Nguyên nhân trẻ mọc răng chậm có nhiều, thường nhất là do trẻ thiếu hụt canxi và các dưỡng chất cần thiết thúc đẩy quá trình mọc răng. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng của trẻ qua từng giai đoạn mà thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh mọc răng rất cần nguồn sữa mẹ chất lượng. Vì thế, các mẹ cũng phải chú ý chế độ ăn uống của mình để sữa dồi dào, giúp con đầy đủ dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh và mọc răng đúng thời điểm.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng có khá nhiều, việc tìm hiểu kỹ các nguyên nhân sẽ giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe cũng như dinh dưỡng cho trẻ tốt hơn, ngăn được tình trạng này xảy ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ chậm mọc răng phổ biến:
Do di truyền
Yếu tố di truyền trong gia đình cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ chậm mọc răng. Nếu như trong gia đình có người thân, ông bà, cha mẹ có người từng mọc răng chậm thì khả năng cao khiến trẻ mọc răng chậm.
Thời điểm sinh bé
Thời điểm sinh trẻ và môi trường sống của trẻ cũng quyết định đến thời điểm trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Em bé sinh đủ tháng, hoặc quá ngày sẽ mọc răng sớm hơn các em bé sinh non, thiếu tháng. Các em bé sinh non cơ thể chưa được cung cấp đủ dưỡng chất nên có thể thiếu cân, nhỏ bé, chậm phát triển, chậm mọc răng hơn so với các bé bình thường.
Do bệnh ở trẻ
Mắc hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường, lớp phôi ngoài có những biến chứng,… đều là những yếu tố khiến trẻ mọc răng chậm. Tuy nhiên, những vấn đề này cần phải được kiểm tra kỹ mới xác định được đúng nguyên nhân.
Ngoài ra, trẻ mắc các bệnh về răng miệng cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Từ đó, khiến trẻ mọc răng chậm hơn bình thường. Các bệnh về răng miệng bao gồm: viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng,…
Trẻ thiếu canxi
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mọc răng chậm bởi các mầm răng không đủ canxi để phát triển. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với các trẻ bú bình hoặc chất lượng dinh dưỡng, sữa mẹ kém.
Khi trẻ hấp thụ quá nhiều photpho cũng có nguy cơ thiếu hụt canxi. Bởi lúc này sự hấp thụ canxi tự nhiên trong cơ thể trẻ sẽ bị suy giảm.
Trẻ thiếu vitamin k2
Vitamin K2 có nhiệm vụ đưa canxi từ máu đến răng và xương, tuy nhiên khi thiếu hụt dưỡng chất này khiến quá trình đưa canxi đến răng bị suy giảm. Từ đó, thiếu hụt canxi để phát triển xương, răng chắc khỏe.
Trẻ bị còi xương
Trẻ bị còi xương có thể do thiếu vitamin D. Tình trạng này có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thu vitamin D ở trẻ. Vitamin D được cung cấp bởi 2 nguồn là thức ăn và ánh nắng mặt trời.
Suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất không chỉ khiến cho quá trình mọc răng diễn ra chậm mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng, chiều cao, thể chất, thể trạng của trẻ.
Bé chậm mọc răng có sao không?
Trẻ mọc răng chậm có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do di truyền hay do tác động của một số yếu tố nào đó. Tình trạng mọc răng không gây nguy hiểm cho con nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Đặc biệt, thời gian mọc răng của mỗi trẻ mỗi khác do tùy vào thể trạng. Thế nên, các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng của con và chưa yên tâm thì nên đưa trẻ đi khám, kiểm tra để bác sĩ tư vấn dinh dưỡng cũng như các phương pháp khắc phục phù hợp.
Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng không nên coi thường, chủ quan. Bởi tình trạng này để quá lâu mà không điều trị kịp thời sẽ có thể gây nên các biến chứng không tốt như:
- Răng vĩnh viễn mọc lên không đẹp, dễ mọc lệch
- Hàm răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng mọc chậm, tạo thành 2 hàm, trường hợp hiếm có thể xảy ra là các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên trước các răng sữa. Điều này gây nên hậu quả là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho trẻ có 2 hàm răng gây mất thẩm mỹ, cản trở ăn nhai, vệ sinh răng miệng.
- Trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng, sâu răng lây lan cho nhiều chiếc răng cùng một lúc.
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?
Để bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng hay các dưỡng chất khác trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp thể trạng và tình trạng của trẻ, các bậc phụ huynh nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia. Đồng thời, để nuôi dạy và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng của con tốt hơn, các bậc cha mẹ cũng có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành. Điều này giúp hiểu rõ hơn về các kiến thức dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe mà thiết kế thực đơn dinh dưỡng đúng nguyên tắc.
Các bậc phụ huynh có thể cải thiện tình trạng chậm mọc răng cho trẻ qua các nguồn sau:
Các loại thực phẩm
Đảm bảo cân đối dinh dưỡng, dưỡng chất cho trẻ thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Bên cạnh bổ sung đa dạng thực phẩm, sau đây là một số thực phẩm ưu tiên cho trẻ trong giai đoạn mọc răng:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: các loại sữa, bơ, phô mai, sữa chua, váng sữa,… là nguồn cung cấp canxi và vitamin D tuyệt vời cho trẻ phát triển xương, răng. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này còn giàu đạm, các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Hãy bổ sung lượng sữa 500-800ml mỗi ngày cho trẻ, đặc biệt pha sữa đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất, không pha sữa bằng các loại nước khoáng, nước bột, nước cháo, nước rau củ,… để tránh giảm hấp thu canxi.
- Thủy hải sản: tôm, cua, sò, ốc, các loại cá,… giàu canxi và các khoáng chất cần thiết không chỉ cho quá trình phát triển xương, răng của trẻ mà còn tốt cho sức khỏe, thúc đẩy phát triển toàn diện.
- Trứng: không chỉ giàu canxi mà lòng đỏ trứng còn giàu vitamin D giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn cho quá trình mọc răng.
- Các loại đậu và hạt: các loại hạt như óc chó, macca, hạnh nhân, hạt điều,… vừa bổ sung khoáng chất cần thiết vừa cung cấp chất xơ và chất béo tốt hỗ trợ sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, các loại đậu như đậu Hà lan, đậu nành, đậu tương,… cùng giàu canxi, protein và phốt pho tốt cho quá trình mọc răng của trẻ.
- Các loại thịt nạc: thịt heo, thịt gà, thịt bò,… là nguồn cung cấp protein, sắt và vitamin B dồi dào. Các chất giúp đảm bảo cơ thể trẻ đầy đủ dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình mọc răng diễn ra bình thường.
- Rau, lá màu xanh đậm: không chỉ giàu chất xơ mà các loại rau còn giàu canxi, vitamin D, chất chống oxy hóa, sắt, chất xơ và vitamin C hỗ trợ sức khỏe cùng thúc đẩy quá trình mọc răng ở trẻ.
- Rau, củ quả màu đỏ vàng: khoai lang, ớt chuông, bí đỏ, cà rốt, cà chua,… giàu vitamin A, C giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
- Các loại trái cây giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi, táo, dâu, kiwi,… giàu vitamin C. Từ đó, giúp chống lại những bệnh cản trở quá trình mọc răng, tạo điều kiện để xương răng phát triển tốt hơn.
Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng
Canxi (Ca) là một khoáng chất thiết yếu giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc xương, đặc biệt các giai đoạn tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Nếu không đủ canxi có thể tăng nguy cơ gãy xương, còi xương và chậm mọc răng. Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng canxi bổ sung cho trẻ khi chưa có sự tư vấn, chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn, nếu các mẹ muốn bổ sung canxi cho con cần tham khảo ý kiến bác sĩ về sản phẩm cũng như liều dùng phù hợp.
Theo chuyên gia, nhu cầu canxi mà trẻ cần mỗi ngày như sau:
- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 300mg canxi/ ngày.
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi nhu cầu cần 400mg canxi/ ngày
- Trẻ từ 1-3 tuổi cần 500 mg canxi/ ngày
- Trẻ từ 4-6 tuổi nhu cầu cần 600mg canxi/ ngày
- Trẻ từ 7-9 tuổi cần 700mg canxi/ ngày
- Trẻ từ 10 tuổi nhu cầu cần 1000mg canxi/ ngày
- Trẻ từ 11 tuổi trở lên nhu cầu cần 1200mg canxi/ ngày.
Các mẹ cần chú ý bổ sung canxi đúng liều lượng, đúng thời điểm cho trẻ. Trong đó, thời điểm tốt nhất là buổi sáng để bổ sung canxi cho trẻ và nên bổ sung sau bữa ăn sáng khoảng từ 30 đến 60 phút. Lưu ý, không nên cho trẻ bổ sung canxi vào buổi chiều hay buổi tối bởi gây lắng đọng canxi trong cơ thể, gia tăng nguy cơ gây táo bón, sỏi thận và khó ngủ.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất khác
Để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, ngoài việc bổ sung canxi, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các vitamin, khoáng chất hỗ trợ quá trình này:
- Vitamin D: đây là chất dẫn truyền giúp cho cơ thể trẻ hấp thu canxi tốt hơn. Bên cạnh các thực phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá, các loại cá, sữa, sữa chua, rau xanh,… thì các mẹ nên cho trẻ phơi nắng vào buổi sáng sớm khoảng 5-10 phút trước 9 giờ sáng.
- Photpho: đây cũng là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương. Hàm lượng photpho cơ thể cần ít nên chỉ cần đảm bảo thực đơn hàng ngày của trẻ phong phú và đa dạng thực phẩm là có đủ nguồn photpho cơ thể.
- Magie: khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D và trao đổi canxi tốt hơn. Bổ sung magie từ các loại thực phẩm: cua, tôm, các loại cá, ghẹ, bề bề, rau xanh các loại, các loại hạt, các loại đậu đỗ,…
- Vitamin C: tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe răng miệng.
- Vitamin A: đảm bảo sức khỏe, bảo vệ răng miệng, thúc đẩy sự phát triển của xương, răng, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mắt,…
Các loại vitamin và khoáng chất này hầu như đều có trong thực phẩm. Do đó, cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng là giải pháp tốt cho quá trình mọc răng của trẻ. Tuy nhiên, các dưỡng chất này đều có những dạng bổ sung bên ngoài. Song, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng mà nên tham khảo ý kiến, sự tư vấn của bác sĩ để bổ sung sản phẩm, liều lượng phù hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng cũng như cách khắc phục. Từ đó, có thêm kinh nghiệm chăm sóc, cải thiện tình trạng mọc răng của trẻ. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là một trong những đơn vị cung cấp các giải pháp dinh dưỡng toàn diện, bao gồm các khoá học dinh dưỡng, tư vấn và thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho mọi đối tượng.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và sức khỏe toàn diện của bé. Tuy nhiên, với nhiều thông tin và quan niệm khác nhau về dinh dưỡng, việc tìm kiếm và áp dụng những kiến thức đúng đắn có thể trở nên khó khăn đối với bố mẹ. Đó là lý do tại sao Khoá học dinh dưỡng Nhi khoa được ra đời. Khoá học này cung cấp những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, từ giai đoạn sơ sinh đến độ tuổi tiểu học.
Trong khoá học, bạn sẽ được hướng dẫn về các yếu tố cơ bản của một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ nhỏ, bao gồm các nhóm thực phẩm quan trọng, khẩu phần ăn hàng ngày, cách lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm cho bé. Bạn cũng sẽ tìm hiểu về các vấn đề đặc biệt như dinh dưỡng cho trẻ ốm, trẻ kém ăn, hay trẻ có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.
Xem thêm:
- Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Một số biện pháp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ
- Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ kém hấp thu
- Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ? Nên bổ sung với hàm lượng bao nhiêu?
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ