Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì là tốt nhất? - NRECI
Chậm cân, suy dinh dưỡng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Bởi hệ lụy nó đem lại rất lớn, không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe bé ở hiện tại, mà tình trạng này kéo dài còn khiến bé bị ảnh hưởng xấu về thể chất và trí não trong tương lai. Để cải thiện tình trạng này, phụ huynh nên tìm hiểu về dinh dưỡng và chế độ ăn hằng ngày của bé, biết được trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?. Qua bài viết sau đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giúp mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
Tin liên quan:
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân thường gặp
Có rất nhiều nguyên dẫn dẫn đến chậm cân ở trẻ. Lý do cơ bản là do bé hấp thụ không đủ lượng dưỡng chất cần thiết của cơ thể hoặc do tác động của quá trình khi mẹ mang thai. Cụ thể có một vài nguyên nhân thường gặp như sau:
Trẻ chậm tăng cân do chất lượng và liều lượng sữa chưa đạt yêu cầu
Đối với các bé bú sữa mẹ: Mẹ bị mất sữa, hoặc ít sữa, không đủ lượng cho bé bú theo khuyến nghị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé, dễ gây tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn kiêng kem giảm cân, hạn chế stress, luôn giữ cho mình sức khỏe thể chất và tinh thần tốt để mang đến nguồn sữa chất lượng nhất cho con.
Đối với các bé uống sữa công thức: Mẹ pha sữa quá lỏng hoặc quá đặc khiến hàm lượng dinh dưỡng không đủ cung cấp cho bé hoặc tác động xấu đến hệ tiêu hóa làm dưỡng chất khó được hấp thụ. Cách chọn sữa cũng rất quan trọng, mẹ nên chọn sữa đúng lứa tuổi và hợp khẩu vị với con để hạn chế bé lười uống hoặc uống ít, khiến lượng dinh dưỡng dung nạp không đủ. Mẹ cho ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ khiến bé khó hấp thu hoặc không đủ năng lượng đáp ứng với nhu cầu của trẻ.
Mẹ chưa đúng trong việc chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng cho con
Mẹ cần biết trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? để tránh mắc những sai lầm thường gặp. Mẹ thường hay bổ sung nhiều đạm khi thấy bé có nguy cơ suy dinh dưỡng vì cho rằng đạm tốt cho trường hợp của bé. Tuy nhiên, khi không kiểm soát để lượng đạm nạp vào cơ thể bé quá nhiều vô tình khiến con biếng ăn, thậm chí tác động xấu đến gan và thận do bị áp lực lớn khi làm việc quá nhiều.
Một sai lầm hầu hết của các bà mẹ nữa là lạm dụng nước hầm xương để chế biến món ăn cho con, không dùng xác thực phẩm vì nghĩ dinh dưỡng từ thực phẩm đã ra hết ở nước hầm xương, cho rằng đây là loại nước giàu dinh dưỡng. Thực tế, nước hầm xương không mang nhiều dưỡng chất như chúng ta nghĩ, thậm chí khi ninh hầm quá lâu, lượng chất béo bão hòa chiếm tỉ lệ cao, gây ra tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé.
Cháo dinh dưỡng đóng gói, nấu sẵn cũng là một trong những món ăn quen thuộc của các bé khi ba mẹ bận rộn. Nhưng theo chuyên gia khuyến cáo, nếu mẹ cho bé ăn cháo dinh dưỡng đóng gói, nấu sẵn thường xuyên thì bé sẽ bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phát triển thể trạng của con. Trường hợp xấu, khi bé ăn trúng thực phẩm không vệ sinh, không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con.
Chế độ ăn không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé
Bé cần ăn đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản. Bé không ăn đủ hoặc ăn không cân bằng đa dạng, chỉ ăn quá nhiều một loại mà không ăn loại kia sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất.
Bé có bệnh lý làm ảnh hưởng
Ảnh hưởng lớn nhất làm bé chậm tăng cân đến từ bệnh lý về đường tiêu hóa như: táo bón, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày… gây ra tình trạng hấp thụ kém ở hệ tiêu hóa.
Ngoài ra một số loại bệnh liên quan khác như: bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, các bệnh liên quan miệng – hầu họng, bệnh tim bẩm sinh,…
Chứng biếng ăn ở bé
Bé biếng ăn, kén ăn khiến lượng năng lượng và dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ cho sự phát triển của bé, dẫn tới chững cân, chậm cân, suy dinh dưỡng. Hoặc cũng có thể do bé ham chơi nên không chịu ăn, ăn ít hoặc ăn nhanh, không nhai kỹ làm ảnh hưởng tiêu hóa.
Bé quá hiếu động
Những bé năng động quá mức sẽ phải có một chế độ dinh dưỡng khác các bé bình thường, bởi quá trình vận động nhiều khiến trao đổi chất trong cơ thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn, năng lượng của bé bị tiêu hao nhiều hơn. Khi này mẹ nên tìm đến Bác sĩ, chuyên gia, lắng nghe tư vấn dinh dưỡng để có một thực đơn dinh dưỡng tối ưu nhất phù hợp với con.
Tác động tâm lý
Khi bé có cú sốc về tâm lý, ba mẹ ít dành thời gian quan tâm chăm sóc,… sẽ dẫn đén nhiều hệ lụy không tốt đến vấn đề ăn uống và hấp thụ của bé.
Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì? Nhóm thực phẩm tăng cân tốt cho trẻ
- Năng lượng cao: để bé tăng cân, cần có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường so với các bé cùng lứa. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng như các loại hạt, tăng lượng chất béo tốt, đồng thời có thể cho bé sử dụng sữa cao năng lượng để tình trạng chậm cân ở bé được cải thiện tốt hơn. Mẹ nên tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc tham gia các khóa học dinh dưỡng để có kiến thức chăm con tốt hơn.
- Protein: Có trong các loại thịt, cá, trứng, phô mai, sữa, tôm, các loại hạt.
- Dầu và chất béo lành mạnh: Có trong dầu olive, dầu dừa, quả bơ, hạnh nhân, óc chó và mỡ các loại cá như: cá mòi, cá trích, cá hồi,…
- Tinh bột: Có trong cơm, khoai lang, yến mạch, ngũ cốc, sợi phở, sợi bún, sợi hủ tiếu,…
- Một số vitamin và khoáng chất: Có trong các loại rau củ quả tươi như: dâu tây, nho, ổi, bông cải, rau chân vịt,…
Một số ‘mẹo’ giúp trẻ ăn ngon, tăng cân đều
Tuy không được gọi tên là bệnh, nhưng chậm cân ở trẻ là một yếu tố rất quan trọng, có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh. Vì vậy, cần thiết có một số mẹo giúp trẻ ăn ngon hơn, tăng cân đều để bé được khỏe mạnh:
- Mẹ nên cho bé ăn đa dạng món ăn và nhóm chất dinh dưỡng để bé được dung nạp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Đồng thời, món ăn đa dạng giúp bé đỡ ngán. Trang trí món ăn đẹp mắt cũng khiến bé thích thú hơn khi ăn.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé trên 2 tuổi để tránh tình trạng giun sán trong đường ruột hút chất dinh dưỡng trong thực phẩm hoặc gây hại cho đường ruột non nớt của bé.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn để bé đỡ cảm giác ngán ăn trong một bữa ăn, tránh tình trạng gây áp lực cho cả bé và đường ruột của bé, khiến bé khó tiêu, mệt mỏi. Mỗi bữa ăn nên cách nhau 2-3h để đảm bảo giảm áp lực cho dạ dày bé cùng một lúc. Nên chia khoảng 3 bữa chính và 3 bữa phụ, để bé có thời gian tiêu hóa và cảm thấy đói, muốn ăn.
- Vận động thể chất vừa sức giúp bé tăng cường trao đổi chất, tiêu hao năng lượng nhanh hơn, khi bé đói cũng giúp bé có cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn. Đồng thời, thể dục thể thao vừa sức còn giúp tăng cường sức khỏe thể chất, củng cố hệ xương khỏe mạnh, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
- Mẹ nên quan tâm và chế biến những món ăn có mùi vị bé thích để bé cảm giác ăn ngon hơn và không sợ ăn. Đồng thời, mẹ nên học thêm nhiều cách chế biến để hạn chế tối đa tình trạng mất dưỡng chất trong thực phẩm.
- Hạn chế khiến bé mất tập trung khi ăn bằng điện thoại, Tivi,.. để đảm bảo bé không mê chơi mê xem khi ăn và khi tập trung vào bữa ăn, hệ tiêu hóa của bé sẽ không bị phân tán, giúp hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế cho bé uống quá nhiều nước trước bữa ăn sẽ khiến bé dễ no nước và không chịu ăn. Ngoài ra nước còn làm loãng dịch vị dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa diễn lâu và kém hiệu quả. Tuy nhiên, hằng ngày, vẫn phải bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé, vì nước có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của cơ thể.
- Lựa chọn thực phẩm cho bé, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều calo rỗng như bánh snack, nước ngọt có gas,… Tăng cường thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột như sữa chua…để đường ruột khỏe mạnh, làm việc tốt hơn.
- Dùng thực phẩm bổ sung thúc đẩy ăn ngon cho bé theo ý kiến của Bác sĩ.
- Nên theo dõi cân nặng chiều cao, cho bé khám sức khỏe định kỳ cũng như tham khảo ý kiến Bác sĩ để biết được “Trẻ chậm cân nên bổ sung gì?”. Từ đó có phương pháp cải thiện tốt hơn và nhanh hơn cho con.
Giải đáp cho bố mẹ một số câu hỏi khi chăm sóc trẻ nhỏ
Có cần bổ sung sữa cho trẻ biếng ăn không?
Câu hỏi “Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?” thì chắc chắn không thể nào thiếu đáp án ưu tiên đó chính là “sữa”. Bởi dây là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. dễ dùng cho các bé. Ngoài các bữa ăn, sữa là nguồn cung cấp cho bé nhiều đạm, canxi, vitamin và khoáng chất với tỉ lệ cao. Trong giai đoạn bé chậm cân, mẹ nên ưu tiên các loại sữa cao năng lượng, giàu đạm dễ hấp thu, có nhiều lợi khuẩn đường ruột để bé được cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng cao, đồng thời, cải thiện hệ tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
Nên bổ sung vitamin – khoáng chất gì cho trẻ biếng ăn?
Bé biếng ăn vẫn nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin. Tuy nhiên, ưu tiên tỉ lệ cao hơn các loại vitamin dưới đây:
- Vitamin D: Vitamin D hỗ trợ việc hấp thu tốt canxi và phốt pho cho cơ thể tại đường tiêu hóa. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc khung xương, răng của trẻ.
- Vitamin C: Đây là loại vitamin có khả năng chống oxy hóa cao, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời, vitamin C giúp cơ thể hấp thu kẽm tốt hơn, phát huy tối đa công dụng của kẽm trong cơ thể. Do vậy, để cải thiện hấp thụ, bame nên bổ sung cho con vitamin C đầy đủ.
- Viamin nhóm B: Vitamin nhóm B có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích giúp bé ăn ngon miệng hơn, thúc đẩy bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh.
- Kẽm-lysine: bộ đôi giúp hỗ trợ kích thích các men enzym, cho bé ăn ngon hơn.
Biếng ăn, chậm tăng cân có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?
Nhiều gia đinh cho rằng, việc chững cân, chậm tăng cân ở trẻ là việc thường thấy và bé sẽ bình thường nếu qua giai đoạn chung đó. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, tình trạng chậm cân kéo dài có tác động cực kì xấu đến tinh thần và thể chất của con, điển hình như sau :
- Bé dễ mắc bệnh hơn so với các bé khác: Khi dinh dưỡng không đủ để nuôi cơ thể, bé sẽ dễ bị suy nhược, đề kháng yếu đi… Vi khuẩn, vi rút dễ xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Ngoài ra, bé chậm cân kéo dài khiến bé có nguy cơ cao nhiễm các bệnh rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp,… bé sẽ bị bệnh kéo dài lâu khỏi vì cơ thể yếu ớt, không có đề kháng mạnh để chống chọi.
- Thể chất chậm phát triển: Khi bé chậm cân tức là đang thiếu dinh dưỡng, như vậy các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất để phát triển bình thường. Đặc biệt trong giai đoạn 5 năm đầu đời của bé, có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé sau này.
- Tác động xấu đến sự phát triển trí não: Tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các chất rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ như : DHA, iốt, chất béo tốt, sắt, chất bột đường,… ảnh hưởng trực tiếp đến sụ phát triển trí não của bé một cách tiêu cực. Song, khi biếng ăn cơ thể bé hay trong tình trạng mệt mỏi, không tập trung và tư duy kém khiến bé hay chậm chạp, nhút nhát, khả năng giao tiếp xã hội kém, khả năng học hỏi, tiếp thu bị giảm.
Giai đoạn 0-3 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển toàn diện của bé. Việc chậm cân trong giai đoạn này là điều đáng lo ngại. Cần có biện pháp cải thiện, khắc phục để đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm vóc, tinh thần, tư suy của bé sau này.
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong hành trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ và duy trì sức khỏe tốt cho người lớn. Ai ai đều cần trang bị cho mình kiến thức dinh dưỡng để chăm sóc tốt cho người thân và chính bản thân mình. Trả lời được câu hỏi “Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?” đã giúp mẹ cải thiện được chất lượng chăm con của mình. Để biết thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng hơn, phụ huynh có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng để được Bác sĩ, Chuyên gia đào tạo, tư vấn dinh dưỡng một cách bài bản và trọng tâm nhất.
Khoá học dinh dưỡng Nhi Khoa tại NRECI trang bị cho bố mẹ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đánh giá và quản lý dinh dưỡng cho con trẻ. Các nội dung chính trong khoá học này bao gồm:
- Hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ
- Nắm vững về các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cách kết hợp chúng để tạo ra chế độ ăn cân đối cho trẻ em.
- Biết về nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt trong từng giai đoạn phát triển của trẻ em, bao gồm dinh dưỡng trong thai kỳ, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và tuổi dậy thì
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, biết được trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì? thông qua các chỉ số như cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) và phân tích thói quen ăn uống,…
Tìm hiểu rõ hơn khoá học Dinh dưỡng Nhi khoa tại: Khoá học Dinh dưỡng Chuyên sâu: Nhi khoa – Vi chất
Xem thêm:
- Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hàm lượng bao nhiêu?
- Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu? Liều lượng bao nhiêu là đủ?
- Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì để tốt cho sức khỏe?
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi có cần bổ sung Canxi?
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org