.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần

Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ em nôn trớ nhiều lần trong ngày

0

Nôn trớ là vấn đề thường gặp ở trẻ. Nôn trớ có thường được hiểu là lành tính và do nguyên nhân ăn uống, tuy nhiên nôn trớ cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, đặc biệt trẻ em nôn trớ nhiều lần thì việc tìm hiểu nguyên nhân và điều trị là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ mang đến những thông tin về nôn trớ ở trẻ và cách xử trí phù hợp.

Nôn trớ ở trẻ em là gì?

Nôn là một rối loạn tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng các chất chứa trong dạ dày (ví dụ: thức ăn, sữa, dịch dạ dày) bị đẩy ra bên ngoài một phần hay hoàn toàn do tác động của cơ dạ dày và các cơ thành bụng phối hợp co bóp.

Trớ, phân biệt với nôn, là tình trạng các chất chứa trong dạ dày ( ví dụ: thức ăn, sữa, dịch dạ dày) bị trào ngược lên trên và ra bên ngoài mũi và miệng do sự co bóp của dạ dày. Nôn trớ là những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ đỏ, chúng có thể kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua ở trẻ.

Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần
Nôn trớ và vấn đề thường gặp ở trẻ

Nguyên nhân trẻ em nôn trớ nhiều lần

Nhìn chung, nôn trớ hầu hết là lành tính và có thể tự hết khi trẻ lớn hơn. Nhưng đôi khi trẻ nôn trớ nhiều lần cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về tiêu hóa cần chú ý như trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, nôn trớ cũng phản ánh triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp hoặc những bệnh lý toàn thân khác.

Nôn trớ đơn thuần thường chỉ liên quan đến vấn đề ăn uống. Thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ do trẻ bị ép bú quá nhiều, ăn quá no, nằm liền sau khi ăn hoặc bú. Bên cạnh đó, nôn trớ còn hay gặp ở những trẻ không dung nạp được thức ăn, trẻ vừa mới được ăn bổ sung theo chế độ ăn mới với những loại thức ăn mới lạ, ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng nôn trớ ở trẻ. Ở những trường hợp này, nôn thường xảy ra sớm hơn, tuy nhiên số lượng chất nôn ít và chủ yếu trẻ nôn ra thức ăn, lúc này, trẻ vẫn vui chơi bình thường và không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe do vậy bố mẹ chỉ cần điều chỉnh cách cho trẻ ăn phù hợp.

Tuy nhiên, không phải tất cả tình trạng nôn trớ ở trẻ đều có căn nguyên đến từ vấn đề ăn uống. Một số bệnh lý đã được xác định có thể gây nên tình trạng nôn trớ ở trẻ, bao gồm:

  • Trẻ nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến viêm ruột và các rối loạn về đường ruột khác.
  • Các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não làm tăng áp lực nội sọ.
  • Các bệnh lý thông thường gây đau, sốt…, khiến trẻ khóc nhiều và gây nôn trớ.
  • Những bệnh lý gây tắc nghẽn trong dạ dày hay đường ruột như dị tật đường tiêu hóa, hẹp môn vị, phì đại môn vị, teo thực quản, thoát vị hoành…. Ngoài ra, một số bệnh lý ngoại khoa như xoắn ruột, tắc ruột thường ít khi xảy ra nhưng cũng có thể gặp. Đối với những trường hợp này. trẻ thường sẽ có kèm theo tình trạng nhiễm trùng toàn thân, bí trung đại tiện, bụng chướng, đi ngoài phân lẫn máu máu, nôn ra dịch có màu vàng xanh hay nâu đen.
  • Bất dung nạp gaalactose hay dị ứng đạm sữa bò cũng khiến bé nôn trớ , những dấu hiệu này liên quan đến uống sữa kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, chậm tăng trưởng. Với dị ứng đạm sữa bò trẻ kèm khò khè, nổi mẩn, đi tiêu ra máu…
Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần
Nôn trớ ở trẻ thường là lành tính và có thể tự khỏi

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày?

Trong trường hợp trẻ em nôn trớ nhiều lần trong ngày bố mẹ nên nghiêng trẻ sang một bên cơ thể khi trẻ nôn để tránh tình huống trẻ bị sặc phải chất nôn. Dùng khăn ấm, nhẹ nhàng lau sạch các chất nôn ở vùng mũi và miệng của trẻ. Có thể vỗ rung nhẹ nhàng vùng lưng của trẻ để các chất nôn được tống xuất hết ra ngoài tránh sặc phải vào đường thở gây bít tắc đường thở của trẻ.

Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể khiến chất nôn sặc vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp, khi đó trẻ có thể có biểu hiện khó thở, tím tái, mềm nhũn cơ hoặc co giật, thậm chí là ngưng thở. Đây là những dấu hiệu đáng báo động, yêu cầu xử trí cấp cứu ngay lập tức. Khi thấy trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày, bố mẹ cần:

Vỗ lưng cho trẻ: Khẩn trương đặt trẻ nằm sấp với đầu thấp, một tay đỡ đầu trẻ nghiêng sang một bên, tay còn lại vỗ liên tiếp 5 cái vào vùng cột sống giữa 2 xương bả vai của trẻ theo chiều xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ rung xong, kiểm tra khả năng tự thở lại của trẻ bằng cách nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại, quan sát màu sắc da đã hồng hào lên chưa. Nếu trẻ vẫn chưa thể thở bình thường được, màu sắc da còn tím tái, tiến hành ấn ngực cho trẻ.

Ấn ngực cho trẻ: Giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa, dùng hai ngón tay ( đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) hoặc cả bàn tay (đối với trẻ lớn) ấn vuông góc xuống vị trí 1/3 dưới xương ức hay đường giữa cách núm vú một khoát ngón tay. Ấn với tốc độ 1 lần /giây, ấn dứt khoát trong 5 lần liên tiếp nhau. Sau đó tiếp tục đánh giá lại các dấu hiệu hồi phục của trẻ, nếu trẻ vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục tiếp tục vỗ lưng và ấn ngực cho trẻ đến khi trẻ có đáp ứng tốt.

Thông thoáng đường thở bằng hút mũi miệng cho trẻ: Dùng dụng cụ chuyên dụng để hút dịch mũi miệng cho trẻ, đầu tiên hút miệng trước sau đó hút mũi sau. Nếu xử trí tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng chuyên dụng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút dịch mũi miệng kịp thời cho trẻ. Khi quan sát trẻ đã hồi phục, vẫn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để tiếp tục dõi tiếp.

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, nôn trớ thường xảy ra do các nguyên nhân sinh lý, tuy nhiên cần đưa bé đi khám ngay nếu trẻ gặp những vấn đề như: Nôn nhiều ( trên 3 lần/ ngày), trẻ không tăng được cân, hoặc sụt cân; trẻ quấy khóc suốt ngày; Trẻ bú kém hay bỏ bú, thấy quai ruột nổi, bụng chướng; Trẻ có dấu hiệu mất nước, môi và miệng khô hoặc mắt trũng; Chất nôn có màu bất thường như xanh lá cây, nâu đà, vàng, đỏ hồng,… Trẻ tiêu chảy phân có lẫn máu,…

NRECI hi vọng rằng những thông tin từ bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và hướng xử trí phù hợp khi trẻ nôn trớ nhiều lần. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ hãy liên hệ ngay với các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD