.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa có tự khỏi hay không? Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ

0

Hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng chàm sữa ở trẻ nhỏ, họ băn khoăn trong cách xử trí. Cũng như thắc mắc rằng trẻ sơ sinh bị chàm sữa có tự khỏi hay không? Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, cùng theo dõi nhé!

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ( đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi). Theo thống kê của Học Viện Da Liễu Hoa Kỳ( AAD) cho biết có tới 25% trẻ em mắc bệnh lý chàm, trong số đó khoảng 60% trẻ sẽ khởi phát triệu chứng trong năm đầu đời sau sinh. Ðể điều trị hiệu quả, đòi hỏi cha mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho trẻ, từ việc ăn uống cho đến môi trường xung quanh.

Chàm sữa là gì? Trẻ sơ sinh bị chàm sữa nguyên nhân do đâu?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu trẻ sơ sinh bị chàm sữa là gì? Chàm là hiện tượng viêm tại lớp bì- thượng bì với nguyên nhân phức tạp, thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với các dị ứng nguyên trong hay ngoài cơ thể. Trong đó, chàm sữa là một thể của bệnh lý chàm khởi phát trong giai đoạn trẻ đang bú sữa. Đây là bệnh lý viêm da mạn tính, không lây, nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng ở tuổi trưởng thành nên chàm sữa còn được gọi là giai đoạn đầu của chàm thể tạng.

Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố là: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa có thể liên quan đến hai yếu tố cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng

Trẻ có cơ địa dễ dị ứng có thể do đột biến gen khiến hệ thống miễn dịch của trẻ tăng đáp ứng miễn dịch với các dị ứng nguyên. Bên cạnh đó, đột biến gen có thể khiến cho hàng rào bảo vệ da của trẻ bị suy yếu góp phần vào khả năng tiến triển bệnh chàm. Nếu cha mẹ mắc bệnh lý chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng… thì trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài được gọi là các dị ứng nguyên như phấn hoa, bụi nhà, ve bét, lông súc vật, nấm mốc, vi khuẩn…, các loại thức ăn như trứng, tôm, cua, cá…các loại thuốc bôi, mỹ phẩm, thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… gây ra chứng chàm sữa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Chàm sữa thường khởi phát khi trẻ được 2-3 tháng tuổi, ở trẻ khỏe mạnh. Với đặc điểm sang thương khởi đầu là những mẩn đỏ ngứa, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, mụn nước bể sẽ rỉ nước sau đó đóng mài và tróc vảy. Da trẻ bị chàm sữa thường thô ráp, khô, căng và bong tróc. Vị trí xuất hiện những sang thương này có sự khác biệt ở trẻ nhỏ và trẻ lớn. Ở trẻ nhỏ sang thương xuất hiện đầu tiên ở hai bên má sau đó lan xuống cằm, bàn tay, bàn chân và có thể rải rác khắp cơ thể. Ở trẻ lớn các sang thương thường xuất hiện ở các nếp gấp đặc biệt nếp gấp khuỷu, khoeo chân và mặt duỗi của các chi.

Bên cạnh đó, trong các đợt phát bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu do ngứa và đau, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ bứt rứt gãi, dụi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa có thể khiến mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da trẻ dễ bị bội nhiễm, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, để lại sẹo, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ sau này.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Lưu ý: chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể là yếu tố nguy cơ chứ không phải là hậu quả của dị ứng đạm sữa bò. Vì vậy khi thấy trẻ bị nổi mụn nước li ti và xuất hiện biểu hiện của đường tiêu hóa, hô hấp như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, khò khè, khó thở,… xảy ra sau khi trẻ uống sữa bò, thì ngay lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì có khả năng trẻ đang bị dị ứng với đạm có trong sữa bò mà trẻ đã uống.

Hơn nữa, nếu bạn nghi ngờ con mình bị dị ứng bất cứ loại thực phẩm nào, hãy ghi nhật ký, ghi lại bất kỳ phản ứng nào xảy ra và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Bố mẹ nên làm thế nào khi con bị chàm sữa?

Cha mẹ cần hiểu rằng, chàm là bệnh lý có khả năng tái phát lại và mục đích của việc điều trị là giảm nhẹ triệu chứng, nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi trẻ bị chàm sữa cha mẹ cần hạn chế trẻ tiếp xúc với các dị ứng nguyên.

Để giảm bớt các triệu chứng của chàm, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng thuốc bôi ngoài da giúp giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, người nhà cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ vì trẻ sơ sinh nhạy cảm với những loại thuốc này hơn người lớn.

Bên cạnh đó việc loại bỏ bụi bẩn và các chất gây kích ứng tiềm ẩn khỏi da bé cũng quan trọng. Trẻ cần được sống trong không gian thoáng đãng, không có lông động vật hay bụi khí bẩn. Vì thế cha mẹ nên dọn phòng và thay ga trải giường, giặt chăn gối thường xuyên. Mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm với sữa tắm dịu nhẹ, không mùi. Tránh kỳ cọ mạnh và chỉ tắm cho trẻ trong vòng 5- 10 phút.

Dưỡng ẩm cho làn da có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành tổn thương cho trẻ, giảm ngứa cho trẻ. Lưu ý mẹ cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn kem dưỡng phù hợp cho tình trạng của trẻ.

Cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoải mái, ở phòng thoáng mát tránh để trẻ chảy nhiều mồ hôi có thể gây kích thích tổn thương của trẻ, cũng như cắt ngắn móng tay tránh trẻ gãi gây chảy máu.

Một số cha mẹ mắc phải sai lầm khi tự ý trị chàm sữa cho trẻ tại nhà, như tắm cho trẻ bằng các loại lá dân gian, đắp lá lên thương tổn, lạm dụng kem bôi có chứa corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé, không vệ sinh sạch sẽ vùng bị chàm… hành động này không những không giúp trẻ mau lành bệnh mà còn khiến cho vùng da bị chàm dễ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi trẻ bị chàm sữa 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm dần khi trẻ trên 1 tuổi và có thể thoái lui hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ sau 4 tuổi chưa khỏi bệnh, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng ở tuổi trưởng thành. Việc trở thành chàm thể tạng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên cha mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bùng phát các đợt tái phát bằng việc chăm sóc phòng ngừa dưới đây.

Phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc phòng ngừa bệnh bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng: Nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể. Chỉ đa dạng các loại thức ăn khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Trì hoãn cho trẻ ăn dặm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thực phẩm lên men, đậu phộng,…

Các phương pháp vệ sinh cơ thể, môi trường sống cũng cần lưu ý như:

  • Dùng sữa tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông thoáng mát
  • Tránh để cơ thể trẻ nóng, đổ mồ hôi ẩm ướt và thường xuyên thay tã lót cho trẻ
  • Phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là chăn, ra, nệm, gối, giường của trẻ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo nhất là khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

Hy vọng, nội dung bài viết trên đây của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, có thể cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh lý chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cũng như giúp bạn đọc hiểu đúng về cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Video hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Hội thảo "Cập nhật phương pháp hiện đại và hiệu quả trong điều trị giảm cân"
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/drive/folders/1JqULWVeJAVyWue1KDTV2GPKjEhgGYW_U
Tài liệu: Loãng xương sau mãn kinh
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/10Ai0ZP9onKunHnxYyOHjPdLuAKFnsBmH/view
Sleep Disorders in Childhood
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/1MY1shPk6GPtxkDWNMK2IEjP9Sxi5UREr/view
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD