.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè có sao không? Nguyên nhân do đâu?

0

Ọc sữa là tình trạng phổ biến ở hơn một nửa trẻ sơ sinh đặc biệt thường gặp ở hầu hết trẻ sinh non tháng. Ọc sữa có thể là sinh lý bình thường hoặc là triệu chứng của một bệnh lý nền sau đó của trẻ. Khò khè cũng thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè liệu có sao không? Đâu là nguyên nhân gây ra điều này? Hãy cùng các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng giải đáp bạn nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ sơ sinh đến khoảng 8 tuần tuổi, thường hệ tiêu hóa còn non yếu, các cơ thắt môn vị và tâm vị của dạ dày hoạt động chưa đồng bộ, vị trí dạ dày nằm ngang và thể tích nhỏ nên dễ bị ọc sữa khi mẹ cho bú lượng nhiều và đặt nằm ngay sau bú. Nếu như trẻ bị ọc sữa với tần suất không quá nhiều, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ thì đây chỉ là hiện tượng ọc sữa sinh lý, sau vài tháng trẻ sẽ tự hết mà không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị ọc sữa và thở khò khè kéo dài liên tục thì có khả năng trẻ mắc các bệnh lý sau:

  • Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) xảy ra khi chất dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây tình trạng ọc, trớ kéo dài. Trẻ sơ sinh bị GERD có thể có các triệu chứng khác như khó chịu, khò khè, chán ăn, chậm tăng cân, bệnh thường phổ biến ở trẻ sinh non.
  • Trẻ bị dị ứng sữa: Dị ứng đạm sữa có thể xảy ra ở cả trẻ bú sữa công thức và trẻ bú sữa mẹ, thường là trong năm đầu đời. Biểu hiện có thể ở da (ví dụ: phát ban, ngứa), nhưng cũng có thể bao gồm các biểu hiện về hô hấp như khò khè, tiêu hóa và dinh dưỡng như ọc sữa và từ chối bú.
  • Trẻ bị viêm đường hô hấp: Khi đường hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm sẽ gây tình trạng tăng tiết, đàm nhớt bị ứ đọng ở mũi họng dẫn đến triệu chứng khò khè, ngạt mũi phải thở bằng miệng, điều này sẽ làm khô niêm mạc vùng họng của trẻ nên dễ bị kích thích gây phản xạ nôn khiến trẻ ọc sữa.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè có đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè với tần suất thấp, chỉ thỉnh thoảng và mức độ nhẹ thì bố mẹ có thể tiếp tục theo dõi, chờ trẻ lớn hơn để xem có sự thay đổi hay không. Tuy nhiên nếu số lần xuất hiện và thời gian tồn tại của các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và cản trở hô hấp của trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp cho trẻ.

Bố mẹ nên làm khi trẻ bị ọc sữa và thở khò khè?

Theo lời khuyên của các chuyên gia và bác sĩ nhi khoa của Viện nghiên cứu dinh dưỡng NRECI, khi trẻ bị ọc sữa, ngay lập tức bố mẹ phải xử trí bằng cách nghiêng đầu trẻ sang 1 bên để dịch sữa, đàm nhớt chảy ra ngoài hoặc có thể dùng bộ dụng cụ hút mũi miệng nhằm tránh nguy cơ trẻ hít sặc dẫn đến tím tái hay viêm phổi.

 

Hạn chế tình trạng ọc sữa này, khi bú bố mẹ nên bế con ở tư thế ngồi hoặc hơi dốc (tư thế ôm nôi, ôm bóng), không đặt tư thế nằm khi bú, nên bú từng bên một (nếu trẻ bú mẹ), mẹ đặt 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú, ngón tay trỏ nâng vú, kiểm soát lượng sữa tránh sữa xuống quá nhanh, để miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu quầng vú, cằm chạm vào vú mẹ. Bú có hiệu quả là khi trẻ nuốt chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại rồi bú tiếp. Bú xong, đỡ bé trên vai, vỗ ợ hơi khoảng 20 phút sau đó đặt trẻ xuống nằm đầu cao khoảng 30 độ.

Nếu trẻ bú sữa bình thì bố mẹ phải giữ bình sữa nghiêng, không dốc đứng khiến trẻ bú nhanh hoặc nằm ngang làm trẻ bú hơi khí vào trong bụng gây đầy bụng. Bên cạnh đó, bố mẹ lưu ý chọn núm vú cao su có lỗ nhỏ để sữa chảy chậm với lượng vừa phải khi trẻ bú.

Với trẻ bị khò khè, điều bố mẹ cần làm là rửa mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần trong ngày. Đặt trẻ nằm nghiêng nhỏ nước muối vào lỗ mũi phía trên cho đến khi có nước chảy ra ở lỗ bên dưới, và đổi bên làm tương tự hoặc đơn giản hơn bố mẹ có thể dùng bộ dụng cụ hút mũi miệng để hỗ trợ. Khi trẻ bị khò khè nhiều và vùng họng mũi có tăng tiết nhiều đàm nhớt, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và cho thuốc tan đàm hay giảm tiết đàm.

Trong trường hợp trẻ nghi ngờ bị dị ứng đạm sữa, bố mẹ cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ nhi khoa hay các chuyên gia dinh dưỡng để có hướng điều trị hay lựa chọn đổi sữa phù hợp cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè
Bố mẹ nên đặt trẻ ở tư thế ngồi hoặc hơi dốc khi cho bú

Trẻ ọc sữa có nên cho bú lại hay không?

Khi trẻ vừa mới ọc sữa xong, bố mẹ nên lau chùi, hút mũi miệng cho trẻ thật sạch và để trẻ nằm nghỉ ngơi với tư thế đầu cao 30 độ hoặc bế trẻ trên vai vỗ về, trấn an. Khoảng một giờ sau đó, khi tình trạng trẻ đã ổn, bố mẹ có thể cho trẻ bú lại để đảm bảo nhu cầu sữa của trẻ. Tuy nhiên nên cho bú lại với lượng vừa phải và chú ý cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế. Không nên cho bú lại ngay khi trẻ chưa hoàn toàn ổn định.

Trên đây là những chia sẻ của NRECI về tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè cũng như cách hạn chế ọc sữa ở trẻ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ bỉm có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD