.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

0

Táo bón là một triệu chứng khá thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo về chức năng tiêu hóa của trẻ khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vì vậy ba mẹ cần hiểu rõ về vấn đề này để biết được cách xử trí an toàn cho trẻ.

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Tính chất đi tiêu của trẻ nhỏ sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và chế độ ăn của trẻ. Dưới đây là đặc điểm chung về tính chất đi tiêu và phân của trẻ nhỏ tùy theo tháng tuổi:

  • Trong tuần đầu sau sinh: đây là giai đoạn phân su trẻ có thể đi cầu từ 4-5 lần/ ngày, thậm chí có thể nhiều lần hơn.Lúc này, tính chất phân của bé màu xanh đậm, sệt, dính,không mùi, bé bú mẹ hoàn toàn bé sẽ đi nhiều hơn,và tống xuất phân nhiều hơn.
  • Trong những tuần tiếp theo : trẻ sẽ đi tiêu với tần suất ít hơn khoảng 3-4 lần/ ngày, trẻ bú nhiều hơn sẽ đi nhiều hơn.
  • Từ 6 tháng tuổi trở đi: Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn dặm trẻ có thể đi ngoài thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt khi tiếp xúc với các loại thức ăn mới.
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón
Tính chất đi tiêu của trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi và chế độ ăn 

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Mặc dù, táo bón ở trẻ lớn và người lớn có thể dễ dàng nhận biết nhờ vào thay đổi về tần suất đi tiêu tuy nhiên biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh thì rất đa dạng và không rõ ràng.

  • Tần suất bé đi cầu ít hơn bình thường theo độ tuổi
  • tính chất phân thay đổi: cứng, thậm chí như phân dê…
  • Bé đi cầu khó khăn, quấy khóc, mặt đỏ, rặn lâu
  • khối phân lớn sau mỗi lần đi tiêu
  • tính chất són phân ở trẻ sơ sinh khó phân biệt ( một số trẻ cũng có dấu hiệu này)
  • có tiền sử đi cầu khó khăn

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Lượng sữa mà bé bú trong ngày không đủ để đáp ứng nhu cầu nước( chất lỏng) của cơ thể bởi nước có vai trò giúp phân đi qua ruột thuận lợi hơn. Nguyên nhân khiến lượng sữa mà bé bú vào bị thiếu hụt có thể do mẹ không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé hoặc mẹ cho bé bú chưa đúng cách hay do trẻ bị ốm, bị bệnh khiến trẻ mệt nên sức bú giảm, giảm cảm giác thèm ăn hoặc do nôn ói, tiêu chảy dẫn đến mất nước gây táo bón.

Khi trẻ tiếp xúc với môi trường mới, thay đổi thời tiết, đi du lịch… có thể khiến bé căng thẳng dẫn đến thay đổi tính chất đi tiêu và gây táo bón.

Một số nguyên nhân thực thể cần lưu ý cho trẻ: có thể trẻ dị tật bẩm sinh, bán tắc ruột phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn… Các bệnh lý về thần kinh: rối loạn đám rối thần kinh vùng cùng cụt, tổn thường vùng cùng cụt hoặc suy giáp khiến nhu động ruột cũng giảm và gây ra táo bón. Các triệu chứng của táo bón thực thể nghiêm trọng hơn và nguy hiểm đến sức khỏe cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Chế độ ăn uống của mẹ có thể khiến trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón không?

Khi nuôi trẻ bằng sữa mẹ, các mẹ thường hay thắc mắc rằng cần phải kiêng kem những loại thức ăn nào trong chế độ ăn uống của mình để không ảnh hưởng đến tính chất của sữa cũng như sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phụ nữ đang cho con bú không cần phải kiêng cử bất cứ các loại thực phẩm nào khi đang cho con bú, trừ khi trẻ có biểu hiện phản ứng dị ứng cụ thể. 

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón cần khắc phục như thế nào?

Người mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, đồng thời cân đối đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, chất béo, vitamin, chất xơ và nước. Người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không kiêng khem quá mức các thực phẩm để tránh thiếu hụt. Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ đúng khoa học, cho con ngậm bắt vú đúng, khoa học, lượng sữa tiết ra đủ nhu cầu và con đầy đủ năng lượng. Khi người mẹ đủ sữa, bé không cần can thiệp sữa công thức giai đoạn sơ sinh này nên bé đi cầu dễ dàng hơn. Cách nhận biết con bú như thế nào là đủ: bé bú xong không quấy khóc , ngủ khoảng 2-3 tiếng/ giấc, bé đi tiểu nặng bỉm và đi cầu đều, tăng trưởng phát triển tốt.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh

Mẹ cũng cần áp dụng thêm các biện pháp khác để tăng hiệu quả cho quá trình điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh mà có thể áp dụng tại nhà như:

  • Tắm nước ấm sẽ giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra vì tắm trong nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn cơ bụng đồng thời kích thích nhu động ruột hoạt động và tiêu hóa hoạt động bình thường trở lại.
  • Massage bụng cho trẻ cũng là một cách hỗ trợ rất tốt giúp kích thích trẻ đi tiêu dễ hơn. Các kỹ thuật massage có thể bao gồm những cách sau đây: Mẹ dùng lực vừa đủ của 3 ngón tay, xoa xung quanh rốn của trẻ sẽ giúp thức ăn trong bụng trẻ mềm ra và dễ dàng tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp massage theo kiểu “đạp xe” để trẻ vừa có cơ hội vận động vừa giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Cụ thể, mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên một tấm vải mềm, cầm chân trẻ rồi từ từ đẩy đầu gối lên phía bụng và nhẹ nhàng nâng chân con lên và kéo duỗi thẳng ra, thực hiện 4-5 lần mỗi bên chân.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn ói nhiều, bụng trẻ căng cứng nhiều, quấy khóc nhiều, trẻ đi tiêu phân có lẫn máu, trẻ bị táo bón nhiều lần hoặc khi mẹ đã thực hiện các phương pháp khắc phục táo bón tại nhà cho trẻ nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện thì ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng các ba mẹ đã hiểu được rõ về tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón cũng như những giải pháp và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả cho con mình. Chúng tôi mong muốn đem lại những kiến thức hữu ích và thực tế nhất cho người đọc, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi để được giải đáp.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 

 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Video hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển
Hội thảo "Cập nhật phương pháp hiện đại và hiệu quả trong điều trị giảm cân"
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/drive/folders/1JqULWVeJAVyWue1KDTV2GPKjEhgGYW_U
Tài liệu: Loãng xương sau mãn kinh
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/10Ai0ZP9onKunHnxYyOHjPdLuAKFnsBmH/view
Sleep Disorders in Childhood
Link tài liệu đầy đủ xem tại: https://drive.google.com/file/d/1MY1shPk6GPtxkDWNMK2IEjP9Sxi5UREr/view
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD