.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

0

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là tình trạng thường gặp khiến cho ba mẹ luôn quan tâm. Tham khảo bài viết để có thêm các thông tin cần thiết nhé. 

Việc trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa được xem như một hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Một phản ứng hết sức bình thường, vì cơ thể của các bé chưa phát triển toàn diện. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bé vặn mình và ọc sữa bắt nguồn từ một số bệnh lý. Hãy cùng Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng – NRECI tìm hiểu qua hiện tượng này, giải đáp các nguyên nhân và tìm ra cách xử lý phù hợp nhất thông qua các thông tin có trong bài viết sau!

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa Nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa Nguyên nhân và cách xử lý

Bé hay vặn mình, ọc sữa do đâu?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa bắt nguồn từ nguyên nhân nào sẽ được các chuyên gia tại Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng – NRECI giải đáp đến bạn. Cụ thể từng hiện tượng như sau: 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do đâu?

Theo những nghiên cứu về giấc ngủ, trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu thường có các phản xạ như: Vặn mình, đỏ mặt. Đây được xem như một hiện tượng sinh lý diễn ra trong khoảng thời gian ngắn rồi tự khỏi. Trong trường hợp bé vẫn bú mẹ, ngủ sâu giấc và cân nặng vẫn tăng bình thường thì hiện tượng bé vặn mình không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng nếu bé xuất hiện những biểu hiện bất thường như quấy khóc thường xuyên, bị sút cân thì rất có thể bé đang gặp phải các bệnh lý như: Thiếu Vitamin D3, thiếu Canxi. Biểu hiện là các bé sơ sinh thường xuyên vặn mình, ngủ ít, ngủ không sâu giấc và hay quấy khóc. Đồng thời, bé hay vặn mình đỏ mặt và bị ọc sữa, chậm tăng cân và suy dinh dưỡng.

Tại sao trẻ sơ sinh hay ọc sữa?

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ cần nắm chính xác để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Thói quen ăn uống chưa phù hợp:

Một số thói quen ăn uống dẫn đến việc trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa đó là:

  • Khi cho trẻ bú quá nhiều sữa, một lượng lớn sữa trong dạ dày có thể khó hấp thụ một cách nhanh chóng. Vì vậy, lúc trẻ vặn mình sẽ dễ gây tình trạng ọc sữa.
  • Trẻ bú quá nhanh sẽ dễ bị sặc sữa. Tình trạng này diễn ra ở các mẹ có nguồn sữa dồi dào.
  • Khi các mẹ cho bé bú không đúng tư thế, bú bình sai cách hoặc bé bú hay quan sát xung quanh, mất tập trung khiến cho bé có thể hít nhiều khí vào dạ dày. Lúc này, tình trạng ợ hơi có thể kèm theo khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa.
  • Lúc đã cho bé bú xong, mẹ đặt bé nằm xuống ngau. Nằm ngửa là tư thế dễ khiến trẻ vặn mình trớ sữa lúc đang no.
  • Cơ địa của trẻ bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn. Khi không vặn mình cũng có thể khiến trớ sữa ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý nội khoa:

Một số bệnh lý nội khoa gây hiện tượng ọc sữa không liên quan đến vặn mình. Trong đó có: Bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng thần kinh, viêm đường hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật khiến rối loạn cơ co thắt môn vị,…

Bệnh lý ngoại khoa:

Khi bị dị tật đường tiêu hóa, tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa rất dễ xảy ra. Tình trạng này có liên quan mật thiết đến bệnh lý hẹp phì đại môn vị, xoắn ruột.

  • Phì đại môn vị ở các bé sơ sinh, cơ môn vị bị tắc nghẽn làm cho thức ăn không thể xuống ruột để tiêu hóa. Vì vậy, thức ăn tích trữ lượng lớn trong dạ dày có thể khiến trẻ sơ sinh nôn trớ lúc vặn mình.
  • Xoắn ruột ở trẻ sơ sinh gây tình trạng tắc ruột, trẻ dễ bị nôn kèm dịch mật mà không cần có tác động vặn mình.

Biện hiện của trẻ sơ sinh hay vặn mình, ọc sữa

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân gây ra việc trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Tiếp đến bạn cần nắm qua một số thông tin liên quan đến biểu hiện của tình trạng này. Điều này giúp cha mẹ có cái nhìn toàn diện, có hướng xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Với biểu hiện gồng vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi trẻ thức hoặc ngủ ở hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ từ vài tuần đến 2 tháng, biểu hiện cũng kết thúc khi trẻ đã được 3 đến 4 tháng tuổi. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường, tuy nhiên biểu hiện này sẽ được chia làm 2 trường hợp: Vặn mình biểu hiện sinh lý và vặn mình biểu hiện bệnh lý. 

Vì vậy, khi trẻ vặn mình, cha mẹ cần chú ý xem hiện tượng vặn mình đó liệu có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường không, hay là biểu hiện từ các bệnh lý.

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý:

Hiện nay, có khá nhiều yếu tố sinh lý từ môi trường tác động đến trẻ khiến trẻ sơ sinh vặn mình như: 

  • Trẻ ngủ không được thoải mái, ngủ đệm quá cứng, gối đầu quá cao hay tư thế ngủ không thoải mái, ánh sáng chiếu vào quá nhiều hay có nhiều tiếng ồn.
  • Trẻ bị nóng hoặc lạnh quá.
  • Trẻ đói thường có biểu hiện vặn mình, uốn người, cựa quậy,…
  • Trẻ bị ướt tả do đi tiểu nhiều.
  • Trẻ bị quấn khăn hoặc được mắc quần áo quá chật.

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình bắt nguồn từ bệnh lý:

Khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và kèm theo các biểu hiện liên quan như ra mồ hôi trộm, ọc sữa và quấy khóc nhiều thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý. Ví dụ như trẻ bị thiếu Vitamin D, thiếu Canxi hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa,…

Nếu trẻ sơ sinh thường vặn mình, gồng đỏ mặt hay giật mình lúc ngủ thì cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn vì điều này nếu để kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có đáng lo?

Nhiều bậc cha mẹ đặt ra câu hỏi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm hay không, hay có đáng lo không? Thông thường, trẻ bị ọc sữa sau khi bú có thể dó bé bú quá nhiều, còn nếu kèm theo các biểu hiện khác thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, vì vậy cha mẹ cần phải lưu ý.

Trường hợp trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa kéo dài và không có dấu hiệu khỏi bệnh thì có thể bé bị dị tật về đường tiêu hóa như hẹp tá tràng, hẹp thực quản.

Biểu hiện là bé ưỡn bụng, bụng phập phồng, quấy khóc kèm theo là hiện tượng nôn ói thì có thể đây là các biểu hiện nguy hiểm, thường mắc phải ở các trẻ trên 3 tháng tuổi.

Ở các trường hợp như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị phù hợp, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị ọc sữa và nôn trớ kèm theo hiện tượng bị giật mình thì có thể do cơ thể bé đang thiếu Canxi. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của trẻ, bổ sung thêm vào thực đơn các thực phẩm giàu Canxi phù hợp.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình bị ọc sữa

Vậy khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa thì cha mẹ nên xử lý như thế nào? Đầu tiên, mẹ cần phải giữ bình tĩnh và không được hành động bế xốc các bé lên. Các mẹ cần thực hiện bế bé ở tư thế nghiêng sang một bên, sử dụng khăn để lau sạch miệng bé. Đối với các trường hợp mà bé nôn lên mũi thì mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý.

Dưới đây là một số cách giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa mà cha mẹ cần tham khảo và ghi nhớ:

  • Cần chia thời gian cho con bú thành các cữ trong ngày, sau khoảng thời gian nhất định để bé có thể tiêu hóa tốt hơn. Sau khi cho bé bú xong, mẹ nên bế bé lên ở tư thế thẳng đứng trong khoảng tầm 30 phút.
  • Không được để trẻ đói mới bắt đầu cho bú và nên bế bé bú ở tư thế phù hợp.
  • Khi đã cho bé bú xong, mẹ cần vỗ cho bé ợ hơi và không được bế xốc bé.
  • Trong trường hợp bé bú bình, mẹ nên đặt bé ở tư thế nghiêng 45 độ và sử dụng núm vú vừa miệng bé.
  • Trường hợp bé bú sữa mẹ thì cần điều tiết dòng sữa chảy sao cho phù hợp.

Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là biểu hiện thường gặp ở phần lớn ở các gia đình. Thông qua bài viết, các chuyên gia của Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng – NRECI cũng đã cung cấp đến bạn thông tin về nguyên nhân và cách xử lý phù hợp. Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi biểu hiện trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, vặn mình. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp, đồng thời có thể tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ!

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

>>> Xem thêm: 

 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD