.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trên đỉnh đầu

Giải đáp cho bố mẹ: Trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không?

0

Vấn đề rụng tóc ở trẻ nhỏ không quá hiếm gặp nên khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không? Sau đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ gửi đến bạn đọc thông tin giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên và lý giải về nguyên nhân, cách xử lý khi xảy ra hiện tượng này.

Tìm hiểu về hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Trước khi giải đáp trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không, chúng tôi sẽ chia sẻ một số vấn đề về hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện rụng tóc sơ sinh

  • Rụng tóc trước trán: Ở tuần thai thứ 24, thai nhi trong bụng mẹ đã bắt đầu hình thành những sợi tóc. Khi bé chào đời, lượng hormone của mẹ không còn khiến cho tóc ở phía trước trán rụng dần. Hiện tượng rụng tóc máu thường chấm dứt khi bé trên 7 tháng tuổi.
  • Rụng tóc trên đỉnh đầu: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trên đỉnh đầu là hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi. Ở lứa tuổi này, do lượng hormone kích thích mọc tóc ở trẻ còn hạn chế nên xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa tóc rụng và tóc đang mọc lại. Khi bé bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên bổ sung cho bé nhiều nhóm chất dinh dưỡng để bé mọc tóc nhanh hơn.
  • Rụng tóc ở thóp: Trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc ở vùng này, đối với cả bé trai lẫn bé gái. Tóc thóp bắt đầu mọc khi thai nhi được 24 tuần tuổi. Sau một thời gian, tóc thóp rụng dần và được thay thế bằng những sợi tóc khỏe mạnh hơn.
  • Rụng tóc từng mảng: Khi thấy bé sơ sinh bị rụng tóc thành những mảng nhỏ trên đầu thì cha mẹ cần lưu ý vì có thể con đã bị thiếu hụt các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D và canxi.
  • Rụng tóc vành khăn: Thường xảy ra ở bé dưới 12 tháng tuổi. Đây là tình trạng tóc khó mọc lại, mọc ít và tạo thành các vùng thưa. Vì vậy, da đầu theo vành khăn ở phía sau gáy bị lộ rõ nên gọi là rụng tóc vành khăn. Rụng tóc vành khăn hay gặp ở các trường hợp bé thiếu vitamin D, canxi, kẽm, sắt…
Trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không?
Các biểu hiện rụng tóc ở trẻ sơ sinh 

Nguyên nhân rụng tóc sơ sinh

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do chu kỳ phát triển của tóc. Cụ thể, sự phát triển của tóc trên da đầu bé không xảy ra theo một chu kỳ hoạt động liên tục mà gồm các giai đoạn phát triển và giai đoạn nghỉ ngơi.

Giai đoạn phát triển được gọi là anagen, kéo dài khoảng từ 2 – 6 năm. Ở giai đoạn này, hoạt động sinh trưởng của tóc diễn ra mạnh mẽ, tóc bé rất nhanh dài. Tiếp theo là giai đoạn trung gian (gọi là catagen) kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn này, sự sinh trưởng của tóc sẽ ngừng lại. Tiếp theo là pha nghỉ (pha dừng lại) gọi là telogen, kéo dài trong khoảng 3 tháng, có trường hợp là 6 tháng.

Thông thường, tóc ở giai đoạn anagen chiếm 80% – 90%, ở giai đoạn catagen 10% – 15% và 10% – 15% ở giai đoạn telogen. Tuy nhiên, nếu cơ thể trẻ sơ sinh sốt cao, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố có thể khiến một lượng lớn tóc dừng phát triển, chuyển nhanh từ pha anagen sang catagen và telogen. Nồng độ hormone của bé sơ sinh có nhiều sự thay đổi ngay sau khi sinh, điều này có thể làm bé bị rụng tóc.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thể bị rụng tóc do:

  • Nằm ở 1 tư thế quá lâu, nhiều ngày, tạo sự tỳ đè tác động tới da đầu (gây rụng tóc vành khăn);
  • Sức đề kháng yếu, phải sử dụng nhiều kháng sinh.
  • Trẻ suy dinh dưỡng
  • Trẻ bổ sung thiếu vitamin khoáng chất: vitamin D, canxi, kẽm, sắtsắt

Trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không?

Vậy trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không? Đây là điều hoàn toàn bình thường, bố mẹ bé không cần phải lo lắng. Trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc trong khoảng 6 tháng đầu đời, loại rụng tóc này được gọi là rụng tóc telogen effluvium (TE) như chúng tôi đã giải thích nêu trên.

Hiện tượng rụng tóc này ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra trước khi bắt đầu giai đoạn tóc tăng trưởng kế tiếp khoảng ba tháng. Sau khi tóc được mọc lại, đôi khi bố mẹ sẽ rất ngạc nhiên vì bé có một mái tóc với màu sắc cũng như kết cấu hoàn toàn khác so với mái tóc bé mới sinh ra. Tóc trẻ có thể sáng màu hơn, mọc dày và khỏe mạnh hơn so với trước khi rụng.

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Qua phần trên, chắc hẳn bạn đọc đã được giải đáp về trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không. Đa phần các trường hợp đều hoàn toàn bình thường và không đáng lo. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên chú ý nếu trẻ bị rụng tóc do nguyên nhân khác để can thiệp thích hợp. Cụ thể:

  • Nếu tình trạng rụng tóc ở bé sơ sinh liên quan đến việc thay đổi nồng độ hormone ở trong cơ thể, bố mẹ hãy chờ đợi đến khi bé mọc tóc mới.
  • Nếu rụng tóc ở trẻ sơ sinh do bé ngủ quá lâu ở cùng một tư thế, cha mẹ hãy thử thay đổi vị trí trong giường, nôi, thay đổi tư thế đầu trong khi bé ngủ, hãy xoay đầu bé luân phiên để tóc được mọc đều.
  • Tăng thời gian nằm sấp của trẻ sơ sinh mỗi ngày, vào lúc trẻ thức. Nằm sấp rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
  • Với bé sau 6 tháng tuổi nhưng không cải thiện tình trạng rụng tóc thì cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu xấu tiềm ẩn để điều trị nếu có.
  • Phụ huynh hãy lưu ý chăm sóc tóc và da đầu thật nhẹ nhàng cho đến khi tóc bé mọc trở lại. Hãy dùng dầu gội đầu dịu nhẹ để tránh làm khô tóc cũng như da đầu của bé. Sau khi gội đầu cho bé, mẹ sử dụng khăn mềm để thấm khô tóc. Chọn lựa bàn chải lông mềm để chải tóc nhưng tránh chải tóc trẻ nhiều lần ở trong ngày.
Trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không?
Mẹ nên chọn các loại dầu gội dịu nhẹ cho bé

Bên cạnh đó, để phòng tránh các căn bệnh mà bé sơ sinh hay mắc phải, bố mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ năng lượng, các vitamin – khoáng chất. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, người mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: canxi, sắt… để bé nhận được những dưỡng chất từ mẹ.

Trên đây là giải đáp về câu hỏi trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không của các bậc phụ huynh. Hãy tham khảo tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia để đảm bảo con có chế độ ăn uống cân bằng, khỏe mạnh. Đừng quên ghé NRECI mỗi ngày để cập nhật những thông tin dinh dưỡng mới nhất bạn nhé!

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD