.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ táo bón đi ngoài ra máu

Trẻ táo bón đi ngoài ra máu, nguyên nhân do đâu?

0

Nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng khi trẻ táo bón đi ngoài ra máu. Đây là hiện tượng không hiếm gặp, xuất hiện ở các bé do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tìm hiểu về bệnh lý táo bón ở trẻ

Táo bón là tình trạng bé đi tiêu không thường xuyên (ít hơn 2 lần mỗi tuần) hay đi tiêu bị đau đớn, khó khăn, gây căng thẳng cả cho bé lẫn cha mẹ. Tình trạng này không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, sợ đi tiêu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau này.

Theo tiêu chuẩn của ROME IV 2016 đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón chức năng ở trẻ em:
từ sơ sinh đến 4 tuổi, có ít nhất 2 triệu chứng và kéo dài ít nhất 1 tháng. Đối với trẻ > 4 tuổi, Ít nhất 2 trong số những điều sau đây hiện diện ít nhất một lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng:

  • Đi tiêu <2 lần/ tuần
  • Khối phân lớn, cứng
  • Tiền sử giữ phân quá mức
  • Tiền sử đi cầu khó khăn, đau
  • Tiền sử đi cầu khối phân lớn
  • Són phân, đi cầu không tự chủ ít nhất 1 lần/ tuần

Ngoài ra, không giải thích bởi nguyên nhân khác.

Trẻ táo bón đi ngoài ra máu
Táo bón là bệnh lý thường gạpư ở trẻ

Trẻ táo bón đi ngoài ra máu có sao không? Đâu là nguyên nhân?

Táo bón đi ngoài ra máu có thể gây nhiều ảnh hưởng về thể chất và tâm lý cho bé. Trước khi tìm hiểu về biện pháp xử lý dứt điểm cho tình trạng này, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân trẻ táo bón đi ngoài ra máu. Trẻ không tống xuất hết phân ra ngoài nên cảm thấy khó chịu chán ăn và chậm tăng trưởng. Tâm lý của trẻ lúc nào cũng lo sợ, đau khi đi vệ sinh. táo bón đi ngoài ra máu có thể là hậu quả của việc táo bón làm trẻ trĩ và nứt hậu môn. Tình trạng này kéo dài, khiến trẻ dễ nhiễm trùng và thiếu máu.

Táo bón chủ yếu là nguyên nhân do chức năng chiếm 90-95% , khoảng 5-10% là táo bón thực thể do các nguyên nhân sau, phụ huynh cần chú ý:

  • Táo bón bởi các dị tật như hẹp đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh, bệnh suy giáp bẩm sinh,… Những trường hợp bé mắc các bệnh lý này thường xuất hiên sớm lúc trẻ mới sinh.
  • Bệnh lồng ruột ở trẻ: Là một dạng tắc nghẽn đường ruột gây nguy hiểm, gây ra những cơn đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa, phân xuất hiện máu;
  • Rối loạn thần kinh vùng cùng cụt: tổn thương vùng chậu, rối loạn thần kinh vùng cùng cụt
  • Viêm đường ruột: Khi niêm mạc ruột bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, rối loạn hệ tiêu hóa. Táo bón đi ngoài ra máu chính là một biểu hiện điển hình;

Các nguyên nhân táo bón chức năng thường do chế độ sinh hoạt và lối sống của trẻ:

  • Chế độ ăn của con có quá nhiều chất đường bột, nhiều đạm nhưng lại thiếu chất xơ và uống không đủ nước cũng khiến bé dễ bị táo bón;
  • Bé được nuôi dưỡng bằng sữa bò hoặc sữa công thức có nhiều thành phần protein khó tiêu hóa;
  • Bé ít vận động, ngồi quá nhiều nên bị khó tiêu, táo bón;
  • Bé nhịn đi đại tiểu tiện: Bé có tâm lý sợ bẩn, sợ nhà vệ sinh công cộng không đủ sạch hay do nguyên nhân nào đó nên đã nhịn đi đại tiện. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến phân ở trực tràng càng bị khô, cứng, rắn, tích tụ ngày càng to đến khi bé không thể nhịn được nữa, bắt buộc phải đi vệ sinh. Lúc này, trẻ đi tiêu sẽ gặp nhiều khó khăn và tăng nguy cơ chảy máu;

Cách chăm sóc trẻ táo bón đi ngoài ra máu tại nhà

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu như sau:

  • Khi phụ huynh mà thấy con mình bị táo bón và chảy máu khi đi ngoài thì cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn sau khi bé vệ sinh xong;
  • Tiếp theo, cha mẹ có thể dùng dung dịch sát trùng hoặc nước muối loãng rửa sạch vết thương cho con;
  • Bên cạnh đó, để giúp bé đào thải được toàn bộ lượng chất thải tích tụ hay đi chưa hết từ lần trước cũng như tránh làm vết nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng hơn thì bố mẹ có thể dùng thuốc nhuận tràng để thụt hậu môn cho bé. Thuốc nhuận tràng có thể làm mềm phân và giúp bé đi vệ sinh đơn giản hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc nhuận tràng, cha mẹ cần chú ý làm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
Trẻ táo bón đi ngoài ra máu
Cách chăm sóc trẻ táo bón đi ngoài ra máu

Cách phòng ngừa hiện tượng trẻ táo bón đi ngoài ra máu

Tình trạng nứt kẽ hậu môn xuất hiện khá nhiều ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do táo bón. Những tổn thương này có thể biến mất nhanh chóng nếu các bậc phụ huynh xử lý đúng và kịp thời. Để phòng ngừa tái phát hiện tượng trẻ táo bón đi ngoài ra máu, cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau:

  • Thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý, cho con ăn đầy đủ chất xơ và uống nhiều nước. Để có thể bổ sung hàm lượng chất xơ cần thiết cho bé, bố mẹ cần thực hiện các nguyên tắc chế biến rau củ hợp lý để tránh làm mất hay làm giảm hàm lượng chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể của bé;
  • Khuyến khích bé thường xuyên vận động để tăng nhu động ruột, giúp phân nhanh chóng được đào thải ra ngoài, giảm cảm giác khó chịu và khó khăn mỗi khi đi đại tiện;
  • Táo bón có thể khiến con trẻ đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn. Nếu bố mẹ ép con ăn quá nhiều rau củ quả thì có thể khiến trẻ sợ ăn. Do vậy, cùng với việc bổ sung lượng chất xơ từ chế độ ăn, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để bổ sung các chế phẩm có chứa chất xơ cho con.
  • Ngoài ra, những trường hợp táo bón nặng hơn cần thụt tháo phân và chỉ định của bác sĩ.

Mong rằng với những chia sẻ của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về hiện tượng trẻ táo bón đi ngoài ra máu để biết cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD