.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp

Chuyên mục: Bệnh Lý Huyết Áp
0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Nhi

Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp hiện nay là một vấn đề rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu và liên hệ. Như chúng ta đã biết, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng và trẻ hóa, tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ gây ra đột quỵ và tử vong sớm. Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị tăng huyết áp. Vì vậy, việc tư vấn dinh dưỡng online, trực tuyến tại nhà bởi các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng rất tiện lợi và nhanh chóng, đặc biệt hỗ trợ rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính do áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Thống kê hiện tại trên thế giới có đến 1,13 tỷ người bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp được chẩn đoán dựa trên số đo tại phòng khám và ngoài phòng khám. Theo Hội tim mạch Việt Nam, huyết áp đo được tại phòng khám ≥ 140/90 mmHg thì bệnh nhân có tăng huyết áp. Tuy nhiên một số trường hợp nếu số đo huyết áp tại phòng khám ≥ 140/90 mmHg nhưng các số đo ngoài phòng khám lại không tăng thì bệnh nhân được gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng (white coat hypertension).

Huyết áp thấp có bị đột quỵ?
Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính do áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao

 

Tăng huyết áp là bệnh áp lực máu cao và được chẩn đoán dựa trên số đo tại và ngoài phòng khám, Một số trường hợp được gọi là tăng huyết áp áo trắng khi số đo chỉ cao tại phòng khám.

Các nguyên nhân tăng huyết áp thường gặp

Đa phần tăng huyết áp ở người lớn tuổi là vô căn hay nguyên phát, có khoảng 10% là thứ phát do các bệnh lý nền.

Nguyên nhân nguyên phát

Bệnh có tính gia đình, đặc biệt khi lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn có các yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh cao huyết áp như thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư cân hoặc béo phì, ít vận động thể lực, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.

Nguyên nhân thứ phát

  • Bệnh lý thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận mạn, hẹp động mạch thận… là những nguyên nhân thường gặp nhất trong tăng huyết áp thứ phát
  • Bệnh lý tuyến thượng thận
  • Bệnh lý nội tiết khác như: cường giáp, bệnh Cushing

Ngoài ra còn do một số bệnh lý tim mạch như Hẹp eo động mạch chủ, Bệnh Takayasu

Nguyên nhân tăng huyết áp thường gặp bao gồm yếu tố di truyền, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc khi có bệnh đái tháo đường. Thói quen ăn nhiều muối, hút thuốc, uống rượu, dư cân, ít vận động, căng thẳng cũng góp phần gây huyết áp cao. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể do bệnh lý thận, tuyến thượng thận, các bệnh nội tiết như cường giáp, bệnh tim mạch như hẹp động mạch chủ hoặc bệnh Takayasu.

Các biến chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp, làm tổn thương mạch máu và tim. Tăng huyết áp lâu dài không kiểm soát tốt có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Bệnh mạch máu ngoại vi
  • Cơn đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim – là tình trạng nguồn máu đến tim bị tắc nghẽn, làm chết tế bào tim
  • Đột quỵ xuất huyết não – là khi mạch máu não bị vỡ do áp lực tăng cao. Hoặc đột quỵ nhồi máu não do tắc nghẽn, dẫn đến tế bào não chết đi
  • Suy tim
  • Tổn thương thận
  • Võng mạc xuất huyết
  • Tăng huyết áp cấp cứu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Đọc thêm: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào? Cách kiểm soát và ổn định huyết áp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp quan trọng như thế nào với bệnh nhân tăng huyết áp

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý rất quan trọng đối với bệnh nhân tăng huyết áp trong việc ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh và đảm bảo sức khỏe của cơ thể. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị rằng chế độ dinh dưỡng cho người tăng huyết áp cần cung cấp đầy đủ năng lượng, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giàu kali, magie, canxi; hạn chế các thực phẩm nhiều Na, các chất béo bão hòa, các chất đường ngọt, hay các chất kích thích. Tăng cường vận động để bảo vệ sức khỏe tim mạch ít nhất 30phút/ ngày và 150 phút/ tuần.

Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
Chế độ dinh dưỡng cho người tăng huyết áp

Một số loại thực phẩm người tăng huyết áp nên ăn

  • Sữa: người bệnh nên dùng các loại sữa ít béo hay đã tách béo, sữa chua ít đường hoặc không đường, sữa đậu nành.
  • Tinh bột: gạo nếp, gạo tẻ, các loại khoai như khoai sọ, khoai lang, khoai tây, các loại đậu,…
  • Thịt các loại thịt, cá, trứng: cần cân đối lượng lượng thịt nạc, ít mỡ như thịt gà ta, thịt bò, thịt lợn nạc…ưu tiên sử dụng cá ít nhất 3 lần/tuần.
  • Hải sản: nên ăn các loại cá, tôm, cua, hải sản do cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết và các acid béo không no, omega rất tốt cho sức khỏe.
  • Nên ăn nhiều các loại rau xanh, rau củ, trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, thành phần chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa.

Một số loại thực phẩm người tăng huyết áp không nên ăn

  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, lưu ý là nên giảm dưới 5 gram muối/ ngày (khoảng một muỗng cà phê), do đó cũng cần lưu ý các gia vị nêm nếm thực phẩm như nước mắm, bột nêm, muối ăn, các gia vị khác.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như pate, giò, chả, thịt muối, cá muối, hay các bánh snack,…
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa như thịt mỡ, da gà, đặc biệt là không nên ăn các loại phủ tạng như gan, mật, thận, tim, dạ dày,…vì chứa nhiều cholesterol.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, …
  • Không nên dùng các loại thực phẩm kích thích như cà phê, nước trà đặc, rượu, bia.

Chế độ ăn uống cho người huyết áp cân đối với nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời giảm lượng muối, chất béo bão hòa,… Nên ưu tiên thực phẩm như sữa ít béo, tinh bột từ gạo, khoai, đậu, thực phẩm nạc như thịt gà, cá, hải sản và nhiều rau củ quả. Ngược lại, cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, cholesterol, đường và các chất kích thích như caffein, rượu, bia. 

Các bước tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp

  • Thu thập các chỉ số nhân trắc của cơ thể như cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể BMI, vòng bụng, tỉ lệ eo/mông, các chỉ số cơ thể tỉ lệ mỡ, cơ, xương, nước để xem phù hợp.
  • Khai thác khẩu phần ăn trong 24 giờ qua: Đây là công cụ để các bác sĩ đánh giá được nguy cơ dinh dưỡng, nguyên nhân của thiếu hụt hay dư thừa dinh dưỡng
  • Khám dinh dưỡng: Bác sĩ đánh gía tổng quát và các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng để có chẩn đoán cho chính xác.
  • Tư vấn và thiết kế thực đơn phù hợp để bệnh nhân ăn uống theo chế độ và giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng: Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ đồng hành trong quá trình thăm khám và can thiệp dinh dưỡng cùng bệnh nhân.
Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp

Tư vấn dinh dưỡng, bệnh nhân tăng huyết áp cần chuẩn bị những gì?

  • Trước tiên, người tư vấn hay chuyên gia dinh dưỡng cần trang bị cho bản thân nguồn kiến thức chuyên môn sâu, vững vàng, liên tục cập nhật các kiến thức y học, dinh dưỡng để có thể tư vấn cho người bệnh một cách chính xác và tốt nhất.
  • Rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình bày vấn đề, cộng thêm là tính nhẫn nại, nắm bắt tâm lý người bệnh và người nhà bệnh nhân để có thể tư vấn, truyền đạt kiến thức, giải thích các vấn đề sức khỏe, hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh cũng như xây dựng thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để bệnh nhân vừa an tâm điều trị, vừa đảm bảo sức khỏe.
tư vấn dịnh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
Tư vấn dinh dưỡng cùng BS Hùng

Bài viết trên đây trình bày một số vấn đề cơ bản về bệnh tăng huyết áp, cũng như về chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho người bệnh, kết hợp với việc tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng.

Hiện tại Viện sẽ có hai mảng: Đào tạo dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Để có thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho quý bệnh nhân và gia đình.

Xem thêm các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng tại NRECI: 

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho tim mạch
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến sức khỏe cơ thể lẫn...
Thực phẩm giàu sắt cho bé
12 Thực phẩm giàu sắt cho bé nên bổ sung vào chế độ ăn
Trong quá trình quá triển, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện cả thế chất và trí tuệ....
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò...
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD