.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Khám dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong từng giai đoạn

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ KIM HẢI – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Người Lớn

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, việc quan tâm đến vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ là điều rất quan trọng. Ngay từ khi sinh cho đến khi lớn, mỗi giai đoạn trẻ sẽ có từng cột mốc phát triển khác nhau do đó nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Việc thăm khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh định kỳ sẽ tạo điều kiện cho trẻ tăng trưởng, phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong mỗi giai đoạn

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh được hiểu chung là tất cả những vấn đề liên quan đến ăn uống của bé trong giai đoạn sơ sinh. Chế độ ăn uống hợp lý của các bé sơ sinh phải là các bé có chế độ ăn theo từng lứa tuổi, sức khỏe, thực đơn phù hợp và nhu cầu cơ thể của từng bé.

Trong giai đoạn đầu đời, các bé trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau như từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, từ 4-6 tháng tuổi, tù 8-10 tháng tuổi và từ 10-12 tháng tuổi. Với mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sơ sinh sẽ có mức năng lượng, dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau. Để các bé khỏe, tăng trưởng và phát triển đều, các mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng sau đây:

0-6 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn và dinh dưỡng chính không gì có thể thay thế được. Sữa mẹ là sữa giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần ngay từ những năm đầu đời.

Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ theo nhu cầu trong 4 tháng đầu sau sinh mà không cần ăn hay uống thêm bất kỳ thứ gì khác. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mỗi trẻ cần được bú từ 8-12 lần/ ngày hoặc tùy theo nhu cầu của mỗi bé. Đến khoảng 4 tháng, số lần bú sữa mẹ có thể giảm xuống còn 6-8 lần/ ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ sẽ tăng lên trong mỗi lần bú.

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất chính cho bé trong 4 tháng đầu đời

Sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú được gọi là sữa đầu. Sữa này chứa nhiều nước giúp bé đã khát, còn sữa ở cuối bữa được gọi là sữa cuối có chứa nhiều chất béo. Nếu các mẹ muốn bé tăng cân đều thì phải cho trẻ bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối.

Đối với những trẻ không bú mẹ mà nuôi bằng sữa thay thế nên cho trẻ bú 6-8 lần/ ngày. Trẻ sơ sinh bắt đầu với 57-85g sữa bột/ lần tương đương khoảng 450-680g/ ngày.

Sau 4 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh, có thể giúp bé tiêu hóa các loại thức ăn ngoài sữa. Do đó, trong khoảng thời gian 4-6 tháng, bên cạnh bú sữa, có thể bắt đầu tập các bé ăn dặm những thức ăn lỏng. Các mẹ nên ghi nhớ là không nên cho các trẻ bắt đầu ăn dặm ăn các thức ăn cứng, đặc, bởi có thể khiến bé khó tiêu hay ngạt thở khi chưa thích nghi được.

Đặc biệt lưu ý, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn trước 4-6 tháng vì trẻ cần hấp thụ nguồn dưỡng chất hoàn hảo từ sữa mẹ. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh gây ảnh hưởng tiêu hóa của trẻ.

Tham khảo: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có cần bổ sung Canxi?

6-10 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ vẫn được cho bú mẹ hoặc uống sữa bột từ 3-5 lần/ ngày. Từ 6 tháng tuổi trở nên, hầu hết các bé ít bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế mà thay vào đó các loại thức ăn dặm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu.

Thời điểm này, các mẹ có thể cho trẻ ăn rắn như các loại ngũ cốc (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch,…, các loại trái cây nghiền nhỏ như chuối, táo, bơ, dâu tây, cam, chuối,…, các loại củ quả như khoai tây, khoai lang, bí đỏ,… nấu chín và nghiền nguyễn. Các mẹ có thể bổ sung cho trẻ các bữa phụ với những thực phẩm, thức ăn cầm vừa tay như bánh mì cắt nhỏ, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường, bánh gạo,… Bên cạnh đó, các mẹ cũng bổ sung một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn dặm của trẻ như trứng, thịt xay nhuyễn, cá đã lọc xương, các loại đậu: đậu xanh, đậu hà lan,…

Các mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá trễ sau 6 tháng bởi vì làm tăng nguy cơ chậm phát triển và tăng trưởng. Giai đoạn này, trẻ chỉ bú mẹ và sữa công thức sẽ không đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Giai đoạn này bé có thể bú thêm sữa bột

10-12 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã thích nghi và nuốt thức ăn dễ dàng, đồng thời, bé mọc răng và không còn hiện tượng đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi. Do đó, thời điểm này cho bé ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày với số lượng từ 710ml – 950ml. Ở độ tuổi này ngoài trái cây, các loại ngũ cốc, rau củ quả, các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ chỉ cho trẻ ăn 1 loại thịt/ tuần với lượng thịt khoảng 3 muỗng canh/ 3 lần ăn/ ngày. Thịt nên được hầm và xé nhỏ, nhuyễn. Về lượng trái cây hoặc rau củ, các mẹ cho trẻ ăn tăng lên 3 muỗng canh/ 3 lần/ ngày. Các mẹ có thể bổ sung thêm trứng 3-4 lần/ tuần cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng cho đến khi trẻ được 1 tuổi.

Ngoài ra, các mẹ cần chú ý trong độ tuổi này trẻ có thể bắt đầu học cách bò và đi chập chững nên sẽ ăn ít thức ăn trong 1 bữa, nhưng sẽ ăn thường xuyên hơn với tần suất 4-6 lần trong cả ngày. Vì vậy, các ông bố bà mẹ nên sắp xếp, thiết kế thêm các cử ăn nhẹ ngoài khẩu phần chính của trẻ.

Hầu hết các trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời đều trải qua các chế độ dinh dưỡng như thế, tuy nhiên, tình trạng, sức khỏe, thể chất, thể trạng của mỗi khác mỗi khác. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến, sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn, khẩu phần phù hợp với con em mình.

Đọc thêm: Xây dựng thực đơn cho trẻ 9 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng cần thiết

Vì sao bố mẹ nên thăm khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh?

Trong những năm tháng đầu đời là những năm tháng đánh dấu cột mốc phát triển và thay đổi nhanh chóng của trẻ. Qua mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ có sự khác nhau từ sữa mẹ, sữa công thức chuyển sang ăn dặm và tăng dần độ thô của món ăn. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Vì thế, khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên thực hiện.

Đặc biệt các giai đoạn như 6-9-12-15-18 và 24 tháng tuổi rất cần được tư vấn để phục vụ sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với các trẻ lớn hơn từ 24 tháng tuổi trở lên, các mẹ vẫn nên duy trì việc thăm khám định kỳ và có thể nên triển khai từ 1-2 lần/ năm.

Thông qua quá trình thăm khám, các bậc phụ huynh sẽ nắm được những điều cần thiết trong chăm sóc trẻ cho phù hợp hơn:

  • Tư vấn dinh dưỡng định kỳ giúp các ông bố bà mẹ kịp thời phát hiện những vấn đề mà bé đang gặp phải cũng như các nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Từ đó, có những biện pháp can thiệp kịp thời mà không làm ảnh hưởng sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Tư vấn dinh dưỡng giúp các bố mẹ biết được chế độ dinh dưỡng cho trẻ có đang thiếu hay thừa chất và các chất đó là gì. Từ đó, tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia mà điều chỉnh khẩu phần, chế độ ăn cho trẻ phù hợp.
  • Tư vấn dinh dưỡng có thể giúp các bậc phụ huynh biết được trẻ có bị suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì, rối loạn tiêu hóa,… hay không.

Và điều quan trọng nhất của khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ chính là các ông bố bà mẹ nắm được tình trạng của trẻ cũng như được bác sĩ tư vấn cách xây dựng, thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp thể trạng, nhu cầu của bé. Cùng với đó, bác sĩ cũng tư vấn cho bố mẹ về cách chăm sóc trẻ phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa mắc bệnh tật.

Khám dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Tư vấn dinh dưỡng cho bé giúp bố mẹ biết được tình trạng hiện tại của con

Khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần trang bị những gì?

Thăm khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh không phải là việc gì quá phức tạp, cho nên các bậc phụ huynh không cần lo lắng nhiều. Nếu như chưa có kinh nghiệm, các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị cho những “hành trang” sau đây:

Chế độ dinh dưỡng của bé hiện tại

Điều đầu tiên các mẹ cần chuẩn bị trước khi cho trẻ tư vấn dinh dưỡng chính là ghi lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Việc ghi càng chi tiết trong khoảng 2 tuần trước khi đi khám dinh dưỡng, sẽ càng tốt để chuyên gia/ bác sĩ nắm thông tin và chẩn đoán chính xác. Các mẹ cần ghi lại như sau:

  • Lịch trình của trẻ: ghi chép cụ thể về các mốc thời gian trẻ ăn và ngủ cố định trong ngày.
  • Nhật ký: ngày/ tháng/ năm: trẻ đã ăn gì, ăn được bao nhiêu, đi tiêu bao nhiêu lần/ ngày và có sử dụng thuốc, thực phẩm bổ sung sức khỏe không.
  • Thành phần trong bữa ăn của trẻ: trẻ ăn thịt cá nào, các loại trái cây, rau củ quả gì,…
Khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Ghi chép về chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé

Tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ

Các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ cũng vô cùng cần thiết trong khám dinh dưỡng. Các mẹ cung cấp các thông tin này để bác sĩ nắm tình trạng và chẩn đoán, tư vấn phù hợp:

  • Trẻ có đang bị bệnh hay không?
  • Trẻ có đang điều trị thuốc nào hay không? ( Nếu có, các mẹ hãy liệt kê tên thuốc và thời gian sử dụng thuốc đó hoặc có thể đem toa thuốc đến cho bác sĩ xem).
  • Trẻ có đang gặp rối loạn hay có biểu hiện bất thường không?
  • Tình trạng tiêu hóa của trẻ trong thời gian gần đây như thế nào? ( có bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng hay đặc, số lần đi như thế nào?,…)

Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để trao đổi cùng bác sĩ

Các mẹ cho trẻ đi khám dinh dưỡng lần đầu thường không có kinh nghiệm. Vì thế, không biết phải hỏi hay trao đổi các vấn đề của trẻ với bác sĩ như nào. Việc chuẩn bị các câu hỏi trao đổi với bác sĩ giúp buổi khám trở nên hữu ích và có lợi cho quá trình nuôi cũng như chăm sóc trẻ. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý cho các mẹ khi đến khám dinh dưỡng cho trẻ:

  • Con tôi đang thiếu hay thừa dinh dưỡng?
  • Chỉ số BMI của con tôi đã phù hợp hay chưa?
  • Tôi cần điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào để cho trẻ phát triển đều, đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh?
  • Con tôi có cần bổ sung thêm các thực phẩm bổ sung nào không?
  • Con tôi có cần thay đổi loại sữa bột đang sử dụng?
  • Con tôi đang mắc bệnh A cần ăn uống thế nào?
  • Tôi có nên cho trẻ  vận động nhiều hơn không?
  • Bác sĩ có thể hướng dẫn tôi một số bài vận động cho bé phù hợp thể trạng và độ tuổi không?
Bố mẹ nên chuẩn bị câu hỏi khi thăm khám cùng bác sĩ

Mang theo hồ sơ khám bệnh đầy đủ

Nếu như lần đầu đến khám, các trẻ chưa có hồ sơ khám dinh dưỡng tại bệnh viện/ trung tâm dinh dưỡng. Lúc này, nếu các trẻ có sổ khám bệnh, đơn thuốc,… các mẹ có thể đem theo.

Trong những lần khám dinh dưỡng tiếp theo, trẻ đã có hồ sơ khám bệnh nên các mẹ nhớ soạn sẵn và đem theo đầy đủ để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ tốt nhất, có sự thay đổi như thế nào giữa lần trước khám và lần khám mới.  Từ đó, bác sĩ đưa ra lời khuyên cho mẹ phù hợp nhất.

Vì sao bố mẹ nên chọn khám dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tại NRECI?

Hiện nay, các phòng khám, trung tâm dinh dưỡng rất nhiều, do đó có nhiều mẹ băn khoăn trong việc lựa chọn nơi uy tín để khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Song, một trong những trung tâm dinh dưỡng được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ chính là Viện Dinh dưỡng NRECI. Vậy điều gì mà khiến các bậc phụ huynh gửi gắm lòng tin nhiều như thế tại NRECI?

Đội ngũ nhân sự

Viện hội tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Cử nhân dinh dưỡng ưu tú có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Dinh dưỡng, tốt nghiệp các trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Học Viện Quân Y, ĐH Phạm Ngọc Thạch,… và từng công tác các bệnh viện lớn như BV Hùng Vương, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, BV Tai Mũi Họng Sài Gòn,…

Trang thiết bị vật tư: Viện trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ việc thăm khám, chẩn đoán với số liệu, hình ảnh chuẩn xác. Từ đó, giúp chẩn đoán tình trạng của trẻ chính xác, mang đến hiệu quả cao.

Phân thích thành phần cơ thể với máy inbody 270

Quy trình thăm khám kỹ càng

  • Tiến hành đo chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng và phân tích thành phần cơ thể (với bé lớn)
  • Khai thác khẩu phần ăn trong vòng 24h, thói quen ăn uống, sinh hoạt
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh
  • Tư vấn 1-1 với Bác sĩ
  • Xét nghiệm máu và một số xét nghiệm khác (nếu cần) do còn tùy vào tình trạng của mỗi trẻ.
  • Xây dựng thực đơn chi tiết, phù hợp theo từng cá thể
  • Có sự theo dõi khả năng dung nạp chế độ dinh dưỡng cùng Bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng trong quá trình điều trị cho trẻ.
Thăm khám dinh dưỡng cho bé cùng BS Dinh dưỡng Nguyễn Thị Kim Hải

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh giúp các mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của thăm khám dinh dưỡng. Bởi thăm khám, tư vấn dinh dưỡng chính là tiền đề giúp bé lớn lên khỏe mạnh, phát triển hết tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, để hiệu quả và tốt cho trẻ, các mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám/ trung tâm uy tín. Liên hệ với Viện NRECI ngay để được tư vấn, giải đáp chi tiết hơn về khóa học dinh dưỡng cũng như các vấn đề về dinh dưỡng cho cả trẻ em và người lớn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm không tốt cho xương khớp
Thực phẩm không tốt cho xương khớp: Cảnh báo 5+ thực phẩm bạn nên tránh
Các bệnh lý về xương khớp không ngừng gia tăng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong số...
Thực phẩm không tốt cho thận
20+ thực phẩm không tốt cho thận cần hạn chế trong chế độ ăn
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên,...
Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu
Top 10+ thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu nên bổ sung ngay hôm nay
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi là chế...
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu
Top 10+ thực phẩm chống xơ vữa mạch máu, ngừa đột quỵ
Cung cấp các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu sẽ tốt cho người đang gặp các vấn đề liên...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD