.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Vì sao bé ăn được mà không tăng cân?

Vì sao bé ăn được mà không tăng cân? Ba mẹ phải xử lý như thế nào?

0

Vì sao bé ăn được mà không tăng cân? Đây là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khi nuôi dạy con nhỏ. Mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Có nhiều trường hợp trẻ được cho ăn nhiều nhưng vẫn gầy gò, thấp bé nên các bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn vì sao bé ăn được mà không tăng cân. Hiểu được điều này, hôm nay Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi trên và tư vấn cách chăm sóc dinh dưỡng cho con tốt nhất!

Vì sao bé ăn được mà không tăng cân?

Sau đây Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giải đáp thắc mắc vì sao bé ăn được mà không lên cân. Con ăn tốt nhưng không tăng cân có thể do một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Ăn nhiều nhưng chưa đủ

Với trẻ 6 – 24 tháng tuổi, kích thước dạ dày còn khá nhỏ, không thể tiêu hóa được lượng lớn thức ăn trong một thời điểm. Lượng thức ăn mỗi bữa và số bữa ăn của trẻ nên điều chỉnh tăng dần dựa trên sự tăng trưởng của trẻ vì dung tích dạ dày của trẻ không ngừng phát triển. Nếu bố mẹ cho rằng con đã ăn nhiều và đủ bữa nhưng thực tế các bữa ăn của bé chưa đủ lượng thức ăn hoặc bé ăn không đủ bữa một ngày thì cũng khó lên cân.

Ăn nhiều nhưng không phù hợp

Ở mỗi cơ thể bé, khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn sẽ khác nhau nên có thể con ăn nhiều so với bé cùng độ tuổi nhưng lại quá sức, không phù hợp với tiêu hóa nên mẹ cần gia giảm lượng ăn và lượng sữa để bé có thể tiêu hóa, phát triển tốt. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chọn chế độ ăn cho trẻ tập trung ở một số nhóm chất nhất định, cụ thể là các món ăn trẻ thích. Tuy chúng giúp trẻ ăn ngon hơn và nhiều hơn nhưng vẫn có thể dẫn đến thiếu chất, từ đó làm chậm sự phát triển của cơ thể.

Chế biến sai cách gây mất dưỡng chất

Vì sao bé ăn được mà không tăng cân? Nấu cháo bằng nước hầm xương cho bé ăn cả ngày, cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn dài ngày, không cho ăn dầu ăn,… là những nguyên nhân phổ biến khiến bé mãi không tăng cân. Bởi vì nấu cháo 1 lần cho trẻ ăn cả ngày sẽ làm mất dinh dưỡng trong cháo, làm tăng nguy cơ bé ăn phải thực phẩm ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận,… Bên cạnh đó, nước hầm xương không nhiều dinh dưỡng bằng phần thịt xương nên chỉ cho bé ăn bằng cách chế biến đơn điệu này thì sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho con.

Thực đơn mất cân bằng dinh dưỡng

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do nguyên nhân mất cân bằng dinh dưỡng. Nếu cha mẹ cho con ăn theo nhu cầu, sở thích, không cân bằng các nhóm chất rất dễ khiến trẻ không được cung cấp đủ năng lượng, không tăng cân. Do vậy, các bậc phụ huynh nên cho con ăn đa dạng thực phẩm, bảo đảm các nhóm chất như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất với lượng phù hợp để bé lớn nhanh, tăng cân tốt.

Bé kém hấp thu chất dinh dưỡng, có vấn đề về hệ tiêu hoá 

Một lý do cũng rất phổ biến khiến bé khó tăng cân, kém hấp thu dưỡng chất là do thiếu một vài loạn men tiêu hóa, khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hay do dùng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, những trẻ mắc bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, kém hấp thu, khó tiêu, đầy bụng,… cũng khó tăng cân do cơ thể không hấp thu được dưỡng chất trong thức ăn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị còi cọc, chậm phát triển.

Vì sao bé ăn được mà không tăng cân?
Vì sao bé ăn được mà không tăng cân?

Cách khắc phục tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

Với chia sẻ trong phần trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được vì sao bé ăn được mà không tăng cân. Và sau đây, Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng sẽ tư vấn bạn đọc về cách khắc phục tình trạng con ăn nhiều nhưng không lên cân:

  • Chế độ dinh dưỡng đúng cách: Trong thực đơn của bé cần cân bằng các nhóm chất đạm, đường, rau củ, chất béo. Lưu ý bổ sung đa dạng thực phẩm, tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn.
  • Hạn chế ăn vặt: Cha mẹ không nên cho con ăn vặt nhiều hoặc ăn vặt gần với bữa ăn chính vì có thể khiến bé có cảm giác no, chán ăn.
  • Sử dụng sữa bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày: Bạn nên cho con dùng sữa với lượng vừa đủ để con đủ dưỡng chất và tiếp nhận được những thức ăn khác.
  • Giải quyết các vấn đề bệnh lý cho bé nếu có tiêu chảy, táo bón
  • Tăng cường vận động để cho bé phát triển một cách toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng giúp bé tăng cân nhanh chóng

Một số lưu ý khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng giúp bé tăng cân nhanh chóng là:

  • Cho bé ăn nhiều các loại thực phẩm gi00àu calo: Sữa mẹ, phô mai, kem tươi, sinh tố yaourt, sữa lắc; các loại hạt (lần đầu nên dùng ít đề phòng dị ứng), trứng; các loại thịt bò, gà, lợn; hoa quả như xoài, chuối, nho, vải, hồng xiêm, đu đủ, bơ, lê, đào; hoa quả sấy khô như mận khô, nho khô, sung; mật ong, hỗn hợp đường và các loại hạt; mỡ động vật, dầu thực vật, dầu ô liu,…
  • Cho bé ăn đầy đủ thực phẩm giàu protein: Cá hồi, cá mòi, đậu phụ, sữa đậu nành, đậu khô, đậu lăng, ngũ cốc, yến mạch, bông cải xanh, rau đậu tươi, đậu bắp, bí, cải xoong, rau bina, chuối, bơ đậu phộng.

Mong rằng với những chia sẻ của Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng kể trên, các bậc phụ huynh đã nắm được vì sao bé ăn được mà không tăng cân và có thêm kinh nghiệm chăm sóc con phát triển tốt về mọi mặt. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng để được cập nhật những thông tin dinh dưỡng mới nhất, hữu ích nhất bạn nhé!

Xem thêm:

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD