.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ an toàn

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Hiện nay, việc bảo quản sữa mẹ ngày càng được quan tâm. Sữa mẹ vắt ra có thể lưu trữ cho con ăn hoặc cho những người mới sinh khác bị thiếu sữa. Câu hỏi đặt ra là sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, phải lưu ý điều gì để tránh nguy cơ sữa mẹ bị hỏng? Tất cả sẽ được Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) chia sẻ ngay sau đây, mời bạn đọc theo dõi nhé!

Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ phòng?

Vậy, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong nhiệt độ phòng? Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thời gian bảo quản sữa mẹ trong nhiệt độ phòng (19 – 26 độ C) là:

– Đối với sữa mẹ mới hút/vắt: Tốt nhất là 04 giờ;

– Đối với sữa mẹ rã đông: Từ 01 – 02 giờ;

Sữa mẹ để được bao lâu trong tủ lạnh?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh là:

Ngăn mát tủ lạnh (<4 độ C):

– Đối với sữa mẹ mới hút/vắt: Tốt nhất là 04 ngày;

– Đối với sữa mẹ rã đông: Tốt nhất là 01 ngày;

Ngăn đông tủ lạnh (-20 đến -18 độ C):

– Đối với sữa mẹ mới hút/vắt: Tốt nhất là 06 tháng, có thể để tới 12 tháng;

– Đối với sữa mẹ rã đông: Không nên làm đông lại đối với sữa mẹ đã rã đông.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được thời gian khá dài

Những yếu tố chính ảnh hưởng tới thời gian bảo quản sữa mẹ

Việc bảo quản sữa mẹ đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng như thể tích sữa, nhiệt độ điều chỉnh trong tủ trữ sữa, nhiệt độ phòng cũng như độ sạch của môi trường. Đảm bảo các yếu tố này sẽ giúp duy trì chất lượng và độ an toàn của sữa mẹ trong suốt thời gian bảo quản. (1)

Trước khi tìm hiểu về vấn đề sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, chúng tôi sẽ chia sẻ một số yếu tố chính ảnh hưởng tới thời gian bảo quản sữa mẹ:

Thể tích sữa

Thể tích sữa lớn: Khi thể tích sữa trong bình chứa lớn, quá trình làm lạnh và làm ấm sữa sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sữa nếu không được làm lạnh hoặc làm ấm đúng cách.

Thể tích sữa nhỏ: Sữa sẽ nguội nhanh hơn và khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, sữa cũng sẽ đông lạnh nhanh hơn. Điều này giúp duy trì chất lượng của sữa trong quá trình bảo quản.

Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng cao (không quá 26 độ): Sữa mẹ không nên để ở điều kiện nhiệt độ phòng quá lâu vì vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng. Thông thường, sữa mẹ nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 4 giờ.

Nhiệt độ phòng thấp (dưới 19 độ): Nhiệt độ phòng mát mẻ có thể kéo dài thời gian bảo quản sữa, nhưng không nên để quá lâu.

Nhiệt độ của tủ trữ sữa

Nhiệt độ tủ lạnh: Sữa mẹ nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 0-4°C trong tủ lạnh và có thể bảo quản được tối đa 4 ngày.

Nhiệt độ tủ đông: Sữa mẹ nên được bảo quản ở nhiệt độ -18°C hoặc thấp hơn trong tủ đông, có thể bảo quản được từ 6-12 tháng. Nếu tủ đông có nhiệt độ từ -20°C trở xuống, sữa mẹ có thể bảo quản được lâu hơn.

Độ sạch của môi trường

Vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ chứa sữa: Các dụng cụ như bình chứa, túi trữ sữa, và bơm sữa cần được vệ sinh và tiệt trùng kỹ lưỡng để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Môi trường sạch sẽ: Khi vắt sữa và chuyển sữa vào dụng cụ chứa, cần thực hiện trong môi trường sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Thời gian bảo quản sữa mẹ chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Các bước bảo quản sữa mẹ đúng cách

Trước khi hút/vắt sữa mẹ

  • Rửa tay thật bằng xà phòng và nước, nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch khử trùng tay chứa ít nhất 60% cồn.
  • Mẹ có thể dùng máy hút/vắt sữa bằng tay, điện hoặc tự vắt sữa bằng tay. Khi sử dụng máy hút sữa, hãy kiểm tra các bộ phận của máy và đường ống để đảm bảo sạch sẽ. Thay thế các ống hút bị bẩn hoặc mốc.
  • Nếu sử dụng chung máy hút sữa tại cơ quan hoặc văn phòng, hãy vệ sinh sạch mặt đồng hồ máy vắt/hút, mặt bàn, công tắc nguồn bằng khăn lau khử trùng.

Lưu ý khi đông lạnh sữa mẹ

  • Chia nhỏ sữa thành các phần vừa đủ cho mỗi lần ăn của bé để tránh lãng phí. Không đổ sữa quá đầy vào bình hoặc túi chứa vì sữa sẽ nở ra khi đông lạnh.
  • Khi đưa sữa đến bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc trẻ, hãy dán nhãn rõ ràng với tên của trẻ và các lưu ý cần thiết. Báo cho cơ sở chăm sóc biết các thông tin trên nhãn.
  • Sữa mẹ có thể được bảo quản trong túi đá giữ nhiệt tối đa 24 giờ khi đi du lịch hoặc vận chuyển. Sau đó, hãy bảo quản sữa trong tủ đông nếu chưa sử dụng.

Đọc thêm: Chuyên gia chia sẻ cách trữ đông sữa mẹ chi tiết từ A-Z

Những lưu ý quan trọng khi bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu còn phụ thuộc vào việc bảo quản. Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ mà bạn không nên bỏ qua là:

  • Dùng túi đựng sữa mẹ hoặc hộp bảo quản thực phẩm chuyên dụng để trữ sữa mẹ đã vắt ra. Nên dùng hộp đựng bằng thủy tinh hoặc nhựa có nắp đậy kín. Tránh sử dụng các loại chai hoặc túi có ký hiệu tái chế số 7 (Bisphenol-A), vì biểu tượng này cho thấy vật chứa có thể làm bằng nhựa chứa BPA. Không bảo quản sữa mẹ trong túi nhựa không dành cho việc đựng sữa mẹ.
  • Ghi nhãn ngày giờ hút sữa rõ ràng trên bình hoặc túi sữa trước khi trữ đông.
  • Trữ đông sữa mẹ trong tủ đông riêng để đạt thời gian bảo quản tốt nhất. Tránh bảo quản lâu sữa mẹ trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh, vì nhiệt độ thay đổi từ việc đóng mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Nếu sữa mẹ vắt ra không được sử dụng trong vòng 4 ngày, hãy đông lạnh ngay để đảm bảo chất lượng sữa.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Chú ý các nguyên tắc khi bảo quản sữa mẹ

Câu hỏi hay gặp về bảo quản sữa mẹ 

Làm thế nào để biết sữa mẹ đã bị hỏng?

Sữa mẹ có vị chua sau thời gian trữ đông

Sữa mẹ thường có màu trắng ngà, không chua, và mùi thơm dễ chịu. Sau khi trữ đông, nếu thấy vị chua, mùi tanh khó chịu, hoặc sữa bị nhớt, đó là dấu hiệu sữa mẹ đã hỏng. Nguyên nhân có thể do:

  • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm có mùi nồng như cá, ớt, tỏi, đồ cay nóng.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và bài tiết.
  • Vệ sinh ngực không tốt: Sữa rỉ ra ngoài không được làm sạch, dẫn đến vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
  • Bảo quản không đúng cách: Sữa trữ lâu trong tủ lạnh hoặc sử dụng bình trữ không vệ sinh.

Sữa mẹ bị nổi váng

Chất béo tách ra khỏi sữa sau khi trữ đông là hiện tượng thường gặp. Khi hâm nóng và lắc đều, lớp chất béo này sẽ hòa tan trở lại. Nếu sau khi lắc đều mà chất béo vẫn không hòa tan và tách lớp, đó là dấu hiệu sữa đã hỏng và không nên cho bé sử dụng.

Sữa có mùi lạ, mùi hôi khó chịu

Sữa mẹ sau khi rã đông nếu có mùi hôi, tanh, hoặc chua là dấu hiệu sữa đã hỏng. Tuy nhiên, mùi lạ cũng có thể do chế độ ăn uống hoặc thuốc mẹ đang dùng. Để kiểm tra, mẹ có thể thử đông lạnh một ít sữa trong 5 ngày, sau đó rã đông và ngửi thử. Nếu sữa có mùi lạ nhưng không phải do hỏng, mẹ vẫn có thể yên tâm sử dụng.

Sữa mẹ có vị lạ

Nếm thử sữa mẹ cũng là một cách để nhận biết sữa đã hỏng. Sữa mẹ thường có mùi thơm đặc trưng và vị nhạt. Nếu sữa có vị khác lạ, đó có thể là dấu hiệu sữa đã bị hỏng và không nên cho bé sử dụng.

Quá thời hạn bảo quản

Thời gian bảo quản sữa mẹ được nhiều tổ chức, chuyên gia có uy tín khuyến nghị là:

  • 2 – 4 giờ ở nhiệt độ phòng.
  • 2 ngày trong tủ mát.
  • 2 – 6 tháng trong tủ đông chuyên dụng.

Bé quấy khóc, không muốn ăn

Nếu bé quấy khóc và từ chối bú, có thể sữa mẹ đã hỏng, gây cảm giác khó chịu cho bé.

Có thể trộn sữa mẹ vắt ở các cữ khác nhau không?

Sữa mẹ bé bú còn nên được sử dụng hết trong vòng 2 giờ, nếu quá 2 giờ thì nên bỏ đi, không nên trộn thêm vào. Tuy nhiên có thể trộn sữa đông lạnh hâm nóng và sữa mới vắt để giúp bé ăn sữa ngon hơn.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Có thể trộn sữa mẹ ở các cữ vắt

Sữa mẹ đã rã đông có thể đông lại được không?

Theo thông tin từ các cơ quan y tế uy tín và bác sĩ, chuyên gia hàng đầu, chị em không nên đông lạnh lại sữa mẹ đã rã đông bởi vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.

Qua bài viết này bạn đọc có thể nắm được vấn đề sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, đồng thời có thêm kinh nghiệm bảo quản sữa mẹ giúp bảo đảm chất lượng cho bé khi sử dụng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để được các chuyên gia hàng đầu giải đáp sữa mẹ để ngoài được bao lâu, sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu, cách bảo quản sữa mẹ vắt ra,… đồng thời cung cấp các kiến thức cơ bản, nâng cao, gần gũi nhất giúp việc chăm sóc sức khỏe được tốt hơn.

Đọc thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD